Hôn có lây HIV không
Em bị viêm lợi, chảy máu chân răng, khi tiếp xúc qua đường miệng với người bị HIV ( hôn, đánh răng, uống nước chung ly) thì có thể bị không? (Chung)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Trong lây nhiễm HIV, dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm là máu, dịch tiết sinh dục, sữa mẹ. Các dịch tiết khác được xem như an toàn nếu không pha lẫn với các dịch tiết kể trên. Do đó, nếu nước bọt đơn thuần, khả năng lây nhiễm HIV gần như là không thể, song khả năng này sẽ thay đổi và gia tăng đáng kể nếu pha loãng trong đó là máu (từ vết thương, viêm nha chu, vết loét).
Các tiếp xúc ân ái qua đường miệng thông thường bao gồm quan hệ xâm nhập bằng đường miệng (oral sex), hôn sâu (có trao đổi nước bọt, tiếp xúc lưỡi). Các tiếp xúc nước bọt khác được kể đến là hôn lên má, môi, sử dụng chung chén, đũa, uống chung ly nước.
Video đang HOT
Hành vi quan hệ xâm nhập đường miệng được kể là hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, điều này không cần bàn cãi. Riêng về động tác hôn sâu có trao đổi nước bọt, dịch tiết tiếp xúc chủ yếu là nước bọt, và lo ngại của bạn là dịch tiết này có thể pha loãng với máu do viêm lợi gây chảy máu. Đây là lý do hành vi hôn sâu được cân nhắc trong các đường lây HIV dù nguy cơ thấp hơn so với các tiếp xúc tình dục khác, đặc biệt được lưu ý đối với những bạn tình âm tính sống chung với người nhiễm HIV.
Các tiếp xúc nước bọt như ăn chung mâm, chung chén đũa, uống nước chung ly vốn được xem là tiếp xúc thông thường. Trên thực tế, chưa có ghi nhận nào về trường hợp khai báo lây nhiễm qua các tiếp xúc này. Tuy nhiên, trong tình huống sống chung với người có H, hành vi này được lưu ý cân nhắc vì tính chất tiếp xúc lâu dài, liên tục có thể làm gia tăng nguy cơ, và đặc biệt là những lúc bệnh nhân nhiễm H có những đợt bệnh cấp tính (nấm miệng, loét, lao phổi…). Hôn có lây HIV không
Trường hợp đánh răng sử dụng chung bàn chải với người có HIV được kể là sử dụng chung vật dụng có dính máu vì khả năng chảy máu khi đánh răng là khá phổ biến. Do vậy, đây được xem là hành vi nguy cơ. Rất may, trên thực tế hành vi này không phổ biến, chỉ thỉnh thoảng xảy ra trên những cặp vợ chồng.
Thân ái. Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Lo lây HIV sau quan hệ với bạn gái quen qua mạng
Cách đây khoảng một tháng em quan hệ với một cô gái quen trên mạng, em có sử dụng bao cao su.
Theo hướng dẫn sử dụng khi mang bao cao su, em có bóp xẹp phần đầu bao. Nhưng do bao có 2 mặt giống nhau nên em không phân biệt được mặt trong và mặt ngoài. Ngón tay trỏ của em đã dính dịch âm đạo của cô gái kia, sau đó em cũng dùng ngón trở sờ vào mặt trong của bao cao su.
Khi quan hệ xong em thấy phần da mềm mềm ở gần bao quy đầu bị lột một lớp da mỏng. Em rửa bằng nước lạnh và xà bông thì thấy rất rát và xót xót. Lớp da bị lột khoảng 2 ngày sau lành lại như chưa bị gì cả.
Em xin hỏi bác sĩ là trường hợp này của em nếu cô gái đó có HIV thì khả năng em bị nhiễm cao hay thấp? Và sự lây nhiễm HIV có phụ thuộc vào số lượng virus chứa trong dịch âm đạo nhiều hay ít không? Em xin cám ơn bác sĩ. (Bình)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Tất nhiên, khả năng lây nhiễm phụ thuộc vào nồng độ virus chứa trong dịch tiết mà ta tiếp xúc, nồng độ càng cao, khả năng lây nhiễm càng lớn. Đây là câu trả lời cho vấn đề bạn thắc mắc "Sự lây nhiễm HIV có phụ thuộc vào số lượng virus chứa trong dịch âm đạo nhiều hay ít không?".
Về câu hỏi thứ nhất bạn đưa ra "Khả năng bị lây nhiễm là cao hay thấp", tôi xin có những chia sẻ như sau:
- Yếu tố tiếp xúc dịch âm đạo theo bạn mô tả là không rõ ràng, lập lờ giữa có và không. Trong tình huống quan hệ xâm nhập ngả âm đạo không sử dụng bao cao su, dương vật nam giới sẽ tiếp xúc hoàn toàn với dịch âm đạo của bạn tình, hành vi này được xem là hành vi nguy cơ cao. Trong trường hợp của bạn, không có tính chất "hoàn toàn" tương tự như quan hệ ngả âm đạo, thay vào đó, sự tiếp xúc là hạn chế (lượng dịch không nhiều).
- Ngay cả khi quan hệ ngả âm đạo không bảo vệ, vẫn có xác suất lây nhiễm HIV vào khoảng 0,3-0,5% (dưới 1%).
- Còn về nguy cơ cô gái mà bạn quen có bị nhiễm HIV không. Nếu xét trên toàn dân số, tỷ lệ này vào khoảng 0,3-0,4%.
Nói tóm lại, khả năng lây nhiễm trong tình huống mà bạn mô tả là thấp.
Có lẽ hiện tại bạn rất hoang mang. Theo tôi, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm kiểm tra, vừa xác định tình trạng sức khoẻ của bản thân vừa nhằm trấn an chính mình.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội quản lý bệnh tật Mỹ (CDC), bất kỳ ai có quan hệ tình dục, bất kể có sử dụng biện pháp bảo vệ bằng bao cao su hay không, vẫn nên làm xét nghiệm định kỳ tầm soát các bệnh lây qua quan hệ tình dục. Tốt nhất là 3 tháng một lần. Tuy nhiên, nếu luôn sử dụng bao cao su, bạn có thể giãn thời gian làm xét nghiệm (có thể làm xét nghiệm mỗi năm).
Thân ái. Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Chảy máu chân răng, oral sex có bị HIV Em bị chảy máu chân răng trước khi quan hệ tình dục. Cho em hỏi, hôn và oral sex trong trường hợp này có nhiều nguy cơ nhiễm HIV không? (Liên) Ảnh minh họa Trả lời: Chào em! Thông thường các bệnh lây truyền qua đường tình dục lây lan khi có quan hệ giữa người bị bệnh và người không bị bệnh....