Hỗn chiến kinh hoàng trên sông: Mâu thuẫn đã có từ lâu
Dư luận chưa hêt xôn xao về vụ gần 100 người dân kéo thuyền bè ra giữa sông đánh nhau khiến 12 người thương vong. Chủ tịch xã Quảng Nham cho biêt, vì lợi nhuân từ con ngao dôi dào nên tranh giành đã có từ lâu.
Trở lại khu vực hiện trường nơi xảy ra vụ hỗn chiến kinh hoàng với gần 100 người dân tham gia vào ngày 7/7, người dân vẫn đang đổ xô tới nghe ngóng vụ viêc, khu vực sông vân hêt sức xôn xao.
Vùng ven sông Yên vốn yên bình trở nên náo loạn. Những tiếng khóc than vang cả khúc sông.
Đây là những chiếc bè mà người dân xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương dùng để đi cào ngao.
Lâu nay, khu vực sông Yên này vốn là nơi mưu sinh của nhiêu người dân các xã ven sông thuộc hai huyện là Tĩnh Gia và Quảng Xương, với nghề nuôi và khai thác ngao. Vụ hôn chiên ngày 7/7 cũng từ việc tranh chấp trong nuôi và khai thác ngao ở khu vực bãi giữa sông Yên.
Chúng tôi tìm về thôn Điền, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, gặp bà Nguyễn Thị Dung, mẹ của nạn nhân Đinh Văn Hà; bà Dung cho biết: “Trong thôn chúng tôi có 3 người bị thương nặng và 4 người bị thương nhẹ. Con tôi đang nằm điều trị tại bệnh viện. Hôm qua khi vừa ăn cơm xong thì thấy có một số thuyền ở bên kia kéo sang họ dùng vật nhọn đâm khiến một số người bị thương”.
Còn anh Lê Văn Mạnh (33 tuổi) trú tại thôn Điền là một trong những người đi trên bè cào ngao của xã Quảng Nham cho biết: “Lúc đó chúng tôi đang cào ngao ngoài sông thì có thuyền, bè bên kia kéo sang lùa thì chúng tôi bỏ chạy. Do bè chúng tôi nhỏ không chạy được nên họ dùng gạch đá và vật nhọn đâm một số người rơi xuống sông. Trên bè tôi còn có anh Tuyển và anh Hà bị thương. Lúc đó tôi cũng nhảy xuống sông thoát thân. Một lúc sau bè của những người trong thôn quay lại cứu. Việc 3 người phía bên kia mất tích là do thuyền của họ đâm vào bè của họ”.
Video đang HOT
Cũng theo anh Mạnh thì vụ việc diễn ra trong khoảng 30 phút. Khu vực sông xảy ra vụ việc là ngao tự nhiên hóa. “Người ta cấm không cho bọn tôi đi làm. Khi đi làm thì họ ra ngăn cấm và đánh. Một số lần trước khi người dân Quảng Nham ra cào ngao thì họ có gây gổ. Ở đây chúng tôi làm nghề cào ngao từ bao năm nay”, anh Mạnh cho biết thêm.
Ngồi bên cạnh ôm đứa con nhỏ, chị Vũ Thị Dậu (27 tuổi) có chồng là anh Nguyễn Văn Tuyển cũng bị thương sau vụ việc trên ngân ngấn nước mắt, tâm sự: “Anh nhà tôi bị thương vào đầu. Ở đây nghèo lắm, con còn nhỏ, ngày trước chúng tôi đi Trung Quốc làm ăn, chính quyền kêu gọi về nước. Khi về quê làm ăn thì bị người ta cấm, dân thì không có tiền để đi những nước khác. Chúng tôi đã làm đơn lên xã, lên huyện nhiều rồi nhưng không được. Làm ăn mà còn bị đánh đập như thế này thì làm sao được. Tôi con nhỏ nên chỉ có mình chồng đi làm mỗi ngày được khoảng 500 nghìn đổ lại. Nhưng tháng chỉ làm được dăm bảy ngày vì nước triều lên, có những tháng không làm được ngày nào vì mưa gió. Hiện chồng tôi nằm ở viện nào cũng không biết nữa, chúng tôi sợ lắm, chỉ nghe gọi điện về nói ở nhà yên tâm”.
Ngao vốn là một nguồn lợi thủy sản có giá trị cao. Nơi đây cũng là khu vực mưu sinh của hàng trăm hộ dân. Thế nhưng, theo người dân nơi đây phản ánh, thời gian qua, có hiện tượng tranh chấp việc khai thác ngao tại khu vực này. Cũng từ việc tranh chấp bãi ngao đã khiến nhiều người dân phải đi làm ăn xa. Và theo người dân, khi họ bị o ép dẫn đến mâu thuẫn là điều đương nhiên.
Vụ việc xảy ra khiến chính quyền địa phương bất ngờ. Theo ông Đoàn Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Quảng Nham: “Vụ việc xảy ra như thế nào phải đợi cơ quan công an điều tra mới biết được. Hơn chục năm nay, con ngao ở sông Yên rất dồi dào, đặc biệt là từ năm 2010. Sự tranh giành đã có từ lâu”.
“Vài tháng trước, chính những hộ nuôi ngao của địa phương có tranh chấp và kéo lên huyện. Vừa rồi, chúng tôi có phối hợp với công ty quản lý đường sông giải phóng những trường hợp lấn chiếm trả lại mặt bằng để người dân đi cào. Có thể họ cào hết ngao thì lại lấn sang phía Tĩnh Gia. Nếu đụng phải họ, họ bảo vệ cũng là một vấn đề. Hôm qua bùng cái nghe thông tin có đánh nhau, chúng tôi cử người ra đưa một số người bị thương đi cấp cứu. Trước đây, phía Quảng Nham có tranh chấp nhưng đã giải quyết xong. Chúng tôi đã ký hợp đồng cho gần 50 ha đất nuôi ngao với 26 hộ dân tham gia”, ông Sâm cho biết thêm.
Ngay trong sáng ngày 8/7, Phó giám đốc, thủ trường cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thanh Hóa, Đại tá Nguyễn Văn Bính đã trực tiếp xuống hiện tường và các địa phương liên quan chỉ đạo công tác điều tra, làm rõ vụ việc.
Trong khi các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc, dư luận đang đặt câu hỏi vê trách nhiệm của các ngành chức năng và địa phương trong công tác quản lý khi để xảy ra vụ việc đáng tiếc nêu trên.
Theo Dantri
Tin mới nhất vụ "100 người dàn trận đánh nhau" trên sông Yên
Sau một ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được hai thi thể trong vụ "hỗn chiến" trên sông Yên (Thanh Hóa) xảy ra vào trưa ngày 7/7.
Đến 8h sáng ngày 8/7, lực lượng Công an và chính quyền địa phương đã tìm được xác 2 người mất tích là: ông Tô Văn Dũng (SN 1952) và ông Lê Văn Hiệu (SN 1966) đều ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Đường xuống hiện trường vụ người dân 2 huyện "dàn trận" đánh nhau.
Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an: Vụ xô xát do mâu thuẫn từ việc tranh chấp trong việc nuôi và khai thác Ngao ở khu vực bãi giữa sông Yên giữa các hộ dân thuộc Thôn Điền, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và các hộ dân thôn Bắc Châu, xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia.
Trước đó, vào lúc trưa ngày 7/7, hai bên đã tổ chức lực lượng, chuẩn bị hung khí để đánh nhau. Phía xã Quảng Nham có khoảng 30 bè nhỏ chở khoảng 60 người (loại bè dùng để khai thác ngao, trên mỗi bè có từ 2 đến 3 người). Phía xã Hải Châu, Tĩnh Gia gồm: 01 thuyền máy (loại 15CV, dài 8m - rộng 4m) và 2 bè có khoảng 12 đến 15 người tham gia. Hai bên dùng các loại hung khí chuẩn bị sẵn như: gạch, đá, thanh sắt nhọn 2 đầu, gậy, dao...để đánh nhau trên sông Yên.
Thi thể các nạn nhân được người thân mang về nhà an táng.
Hậu quả của vụ "hỗn chiến" này là 3 người bị rơi xuống sông Yên mất tích, gồm: Ông Tô Văn Dũng, ông Lê Văn Hiệu (cả hai đã tìm thấy thi thể), đều ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia và anh Lê Kim Cường (đến nay vẫn chưa tìm được thấy xác) ở xã Quảng Ninh, Quảng Xương. Ngoài ra vụ "hỗn chiến" còn làm 6 người bị thương.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, xác định đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương tiến hành khám nghiệm hiện trường và tổ chức điều tra làm rõ vụ án.
Người dân đến chia buồn cùng gia đình các nạn nhân.
Đồng thời, lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa cũng tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo chính quyền, đoàn thể, các lực lượng chức năng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương 2 xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân ổn định tình hình, không để nhân dân 2 xã bức xúc tiếp tục tổ chức đánh nhau, gây thương tích, gây rối trật tự công cộng ở địa phương; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ về kinh tế ban đầu đối với các gia đình có người thân bị mất tích và bị thương.
Hiện thi thể của 2 nạn nhân Dũng và Hiếu đã được người thân đưa về mai táng theo phong tục của địa phương. Vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo Kiến thức
Hỗn chiến trên sông như trận Xích Bích, 2 người đã chết Chừng 100 người của hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia bơi thuyền, bè ra giữa sông Yên nghênh chiến với dao kiếm, gậy gộc trong tay như phim. Hai ngày qua, người dân Quảng Xương và Tĩnh Gia (Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng bởi trận đánh hội đồng liên quan đến tranh chấp bãi khai thác ngao khu vực cửa biển...