‘Hơn 90% người dùng đồng ý tăng giá cước 3G’
Khảo sát của GfK tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng cho biết, chỉ 8% người dùng không đồng ý tăng giá cước dịch vụ 3G từ các nhà mạng.
Báo cáo “Dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014″ do Báo Bưu điện Việt Nam và Công ty GfK tổ chức. Cuộc khảo sát được thực hiện với 576 người ngẫu nhiên, tại 3 thành phố từ 11/2014 đến 1/2015.
Theo đó, có 92% cho rằng, mức giá hiện tại hợp lý và đồng ý tăng. Trong khi đó, con số phản đối là 8%.
Phần lớn người sử dụng hài lòng với dịch vụ 3G của các nhà mạng trong nước. Ảnh: Hoàng Hà.
Câu hỏi mà GfK đưa ra khi thực hiện khảo sát là: “Giả sử nhà cung cấp dịch vụ 3G tăng giá cước thì anh/chị chấp nhận được mức bao nhiêu?”. Các tùy chọn trả lời gồm: “Dưới 5%, từ 5-10%, từ 10-20%, trên 30% và Không đồng ý tăng”.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu đưa ra vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía người tham gia buổi tổng kết dự án. Nhiều người cho rằng, câu hỏi khảo sát của GfK mang tính định hướng người tham gia tới việc đồng ý tăng giá cước 3G của nhà mạng.
Đại diện GfK giải thích, nếu tách thành 2 câu hỏi riêng biệt: “Anh/chị có đồng ý với việc tăng giá cước 3G hay không? Và mức tăng chấp nhận được là bao nhiêu?”, thì kết quả gộp lại cũng không khác là bao nhiêu.
Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có mặt tại buổi lễ cho biết, những con số đưa ra trong báo cáo chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải số liệu chính thống của Bộ.
Theo cuộc khảo sát trên, Hà Nội có tỷ lệ sử dụng 3G nhiều nhất, tới 48%. Độ tuổi phổ biến sử dụng kết nối này là dưới 35 tuổi. 67% người tham gia khảo sát sử dụng dịch vụ 3G thường xuyên, khoảng vài lần một ngày.
Theo kết quả báo cáo, điện thoại thông minh là thiết bị truy cập 3G phổ biến nhất. Những người tham gia khảo sát thường sử dụng kết nối 3G để đọc báo/tin tức chiếm 87%.
Đồng thời, các dịch vụ OTT cũng đang phổ biến đối với người dùng 3G, gần 90% người được hỏi sử dụng ít nhất 1 ứng dụng OTT. Trong đó, 83% sử dụng Facebook chat/messenger, 64% dùng Zalo, 45% dùng Viber, 23% dùng Yahoo! Messenger, 20% dùng Skype.
Có 41% những người dùng OTT cho biết, họ sử dụng thường xuyên hơn so với dịch vụ gọi, nhắn tin truyền thống và 71% hài lòng đối với công nghệ này.
Tuấn Anh
Theo Zing
Người dùng Samsung trung thành hơn Apple
Mức độ trung thành của người dùng đồ Samsung cao hơn Apple, nhưng hãng công nghệ Mỹ lại làm người dùng hài lòng hơn với dịch vụ chăm sóc khác hàng.
Theo khảo sát trên 5.000 người của SurveyMonkey, Samsung và Apple đều là những thương hiệu sở hữu lượng "fan" hùng hậu với mức độ trung thành của người dùng cao hơn nhiều so với các công ty khác trong ngành.
Mức độ trung thành của người dùng Samsung cao hơn Apple.
Thang điểm mà nhà sản xuất Hàn Quốc đạt được là 35 điểm, trong khi đó Apple được 28 điểm. Kết quả trên cao hơn nhiều so với mức trung bình là 19 điểm. Trong những thương hiệu lớn, Adobe bị đánh giá thấp khi chỉ đạt 13 điểm và tệ hơn là Microsoft xuống mức âm 8 điểm.
Điều tra khác về mức độ hài lòng của người dùng trong vấn đề chăm sóc khách hàng, Apple lại dẫn đầu khi nhận được 41% sự đồng tình. Trong khi đó, Samsung xếp sau khi có 25% số người khảo sát thỏa mãn với dịch vụ mà nhà sản xuất Hàn Quốc cung cấp. Kết quả này cao hơn nhiều so với Microsoft và Adobe, lần lượt là 19% và 16%. Tuy vậy các thương hiệu trên đều xếp dưới mức trung bình là 75%.
Người dùng hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của Apple hơn Samsung.
Trong một khảo sát thực hiện cuối 2014, chỉ số hài lòng của người dùng Mỹ với iPhone giảm, còn với smartphone Galaxy lại tăng. Tuy nhiên bộ đôi iPhone 6 và iPhone 6 Plus đã đạt số điểm "không tưởng" về tỷ lệ hài lòng với sản phẩm của người dùng, tới 99%.
Đình Nam
Theo VNE
MacBook mới: 'Không phải đầu tiên nhưng là tốt nhất' Vlad Savov - cây bút của chuyên trang công nghệ The Verge - bảo vệ chiếc MacBook mới của Apple trước những lời "đá xoáy" từ các đối thủ. Sau khi Apple ra mắt mẫu MacBook mới hôm 10/3, các nhà sản xuất máy tính thay nhau buông lời chê bai. Màn hình độ phân giải cao? Asus và Dell đã có từ...