Hơn 8.500 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Là con số được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cho biết tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015″ trên địa bàn thành phố.
Theo Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy, trong 2 năm thực hiện Chương trình, khu vực nông thôn TP Hà Nội đã có bước phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nông dân. Trong 2 năm, ngân sách thành phố hỗ trợ cho Chương trình được 1.491,4 tỷ đồng, nhưng qua quá trình triển khai, các cấp chính quyền huyện, xã, doanh nghiệp và người dân cùng chung sức, huy động được tổng số kinh phí 8.514,1 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đời sống nông dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 17 triệu đồng/năm; nông thôn không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,52% (đầu năm 2011) xuống còn 5,1 %.
Đồng chí Phạm Quang Nghị – Bí thư Thành ủy Hà Nội đã biểu dương và đánh giá cao những kết quả Chương trình 02 đạt được. Những kết quả ban đầu đã thể hiện sự thành công trong công tác chỉ đạo với nỗ lực cao nhất của các cấp, các ngành và người dân. “Hiện nay khu vực nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn về y tế, môi trường, nước sạch; vẫn còn một bộ phận người dân nhận thức chưa đúng về xây dựng NTM, có tâm lý trông chờ; một số cán bộ còn chưa vào cuộc quyết liệt, ngại va chạm, ngại việc khó… đây là những vấn đề cần sớm khắc phục trong những năm tới” – Bí thư Thành ủy chỉ đạo.
Theo ANTD
Hà Nội sơ kết đợt kiểm điểm phê bình và tự phê bình: Thẳng thắn, cầu thị, không nể nang
Hôm qua, 27-11, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức sơ kết kiểm điểm phê bình và tự phê bình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đối với tập thể, cá nhân các đồng chí trong ban thường vụ các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy, các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, cơ quan, đơn vị thuộc TP.
Chỉ rõ các địa chỉ vi phạm
Từ 24-9 đến 18-11-2012, tại 29/29 quận, huyện, thị ủy, 103/105 các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, Ban Thường vụ các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy, các sở, ban, ngành thành phố đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Thường vụ, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo, Ban giám đốc.
Đáng chú ý, Thành ủy Hà Nội cho biết, kết quả kiểm điểm sâu tại một số quận, huyện, thị xã và Đảng ủy trực thuộc đã làm rõ nhiều vấn đề cụ thể, nóng hổi, bức xúc tại cơ sở. Tại 16 Đảng ủy trực thuộc, cơ quan, đơn vị thuộc TP, trong quá trình kiểm điểm, có một số vụ việc rõ sai phạm đã được các Đảng bộ, đơn vị xử lý ngay, như Đảng ủy Khối Công nghiệp Hà Nội xử lý kỷ luật 1 cán bộ vi phạm chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên chấm dứt hợp đồng đối với 1 cán bộ có vi phạm pháp luật. Cũng qua kiểm điểm, những khâu "có vấn đề" đã được các sở, ngành kịp thời chấn chỉnh, khắc phục như: kẽ hở trong công tác thi tuyển công chức, viên chức, chất lượng giáo viên sau xét tuyển quy trình quản lý cấp phép xây dựng sai phạm trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất dự án tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực đối với doanh nghiệp, người dân...
Chuyển biến tích cực
Thành ủy cho biết, việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã tạo được không khí dân chủ, khơi dậy tinh thần tự giác. Đặc biệt, kiểm điểm, phê bình đã tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng lên. Một số mặt công tác của TP và của nhiều cơ quan, đơn vị đã có chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu các cơ quan, đơn vị đã nâng cao nhận thức, giữ gìn đạo đức, phẩm chất, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, những ý kiến góp ý, phê bình đa số có chất lượng, thẳng thắn, chân tình. Đồng chí ghi nhận: "Dù chỉ là lời nói nhưng các ý kiến đã đọng lại sâu sắc, thậm chí là không bao giờ quên đối với người được góp ý chứ không phải lời nói gió bay".
Bên cạnh những mặt tích cực, Thành ủy cũng nêu rõ, việc chuẩn bị báo cáo ở một số quận, huyện, cơ quan, đơn vị còn "mang tính tổng kết, nhiều thành tích, ít hạn chế, khuyết điểm hoặc hạn chế, khuyết điểm còn chung chung, không có địa chỉ rõ ràng". Việc chuẩn bị các báo cáo của một số cá nhân cũng thiên về báo cáo thành tích hoặc giải trình các ý kiến đóng góp.
Trước khi tiến hành kiểm điểm, dư luận đã từng lo ngại có người sẽ lợi dụng dịp này để đả kích, hạ bệ nhau hoặc ngược lại, có ý kiến cho rằng, kiểm điểm dễ rơi vào "dĩ hòa vi quý", che chắn cho nhau, dễ mình dễ người. Đồng chí Bí thư Thành ủy cũng đánh giá, quá trình kiểm điểm cho thấy, Hà Nội đã vượt qua, không rơi vào 2 khuynh hướng này. Không khí thảo luận, góp ý dân chủ, thẳng thắn, đoàn kết, chân thành. Hầu hết các vấn đề nổi cộm, bức xúc của tập thể và cá nhân đều được đưa ra phân tích, góp ý, làm rõ. Đồng chí Phạm Quang Nghị nêu ví dụ: "Tôi đã trực tiếp dự hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy CATP Hà Nội. Không khí rất tốt! Các đồng chí không ai thiên về ưu điểm, chỉ nói lướt qua và chủ yếu nói về khuyết điểm, yếu kém. Tinh thần rõ ràng là thẳng thắn, cầu thị, không có chuyện xuê xoa, nể nang, né tránh. Tôi hoan nghênh và biểu dương cách làm của Ban Thường vụ Đảng ủy CATP Hà Nội...".
Theo ANTD
Sẽ luân chuyển cán bộ không được tín nhiệm Đó là thông tin được đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đưa ra tại Hội nghị thông báo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Thành ủy ngày 18-9. Theo đó, Hà Nội sẽ tổ chức thí điểm lấy phiếu tín nhiệm đối với một số...