Hơn 8.000 người di cư trái phép bị bắt ở Albani trong năm 2020
Từ đầu năm tới nay, hơn 8.300 người di cư trái phép đã bị bắt tại Albani.
Là quốc gia Balkan nằm ở Đông Nam Âu, Albani được xem là nơi trung chuyển cho công dân những nước thứ ba muốn đến Liên minh châu Âu. Hàng trăm người mỗi ngày cố gắng nhập cảnh trái phép vào nước này qua biên giới với Hy Lạp hoặc Bắc Macedonia, trước khi đến Montenegro hay Serbia và sau đó là quốc gia Liên minh châu Âu như Hungary. Từ đầu năm tới nay, hơn 8.300 người di cư trái phép đã bị bắt tại Albani.
Bộ nội vụ nước này cho biết số lượng người di cư bị bắt trong năm nay này nhiều hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong một báo cáo gần đây, cơ quan chức năng của Albani cho biết đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến các cuộc di cư trái phép do các biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại. Điều này cũng dẫn đến sự gia tăng các hình thức buôn người của các nhóm tội phạm. Một trong những tuyến đường phổ biến nhất bắt đầu từ Albania và tiếp tục đi theo bờ biển Adriatic đến Montenegro.
Thông qua một cuộc điều tra liên quan đến vấn nạn buôn người, cơ quan chức năng cũng cho biết mặc dù nhiều vụ buôn người đã bị phát hiện và bắt giữ hàng ngày, tuy nhiên nhiều vụ đưa người vượt biên trái phép đã được thực hiện trót lọt. Một đại diện cơ quan chức năng nhấn mạnh mỗi ngày có hàng trăm người được trung chuyển qua nước này. Sau khi vào Albania, họ được đưa đến thủ đô Tirana và sẽ tiếp tục đưa trung chuyển tới biên giới phía bắc của nước này để thực hiện kế hoạch nhập cảnh trái phép vào các quốc gia EU./.
EU chi tiền chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Tây Balkan
Quan chức cấp cao về đối ngoại của EU cho rằng, liên minh này sẵn sàng mở cuộc chơi để đối phó với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Tây Balkan.
Video đang HOT
Tại cuộc hội thảo do Viện nghiên cứu Clingendael của Hà Lan tổ chức hôm 7/10, Jonathan Hatwell - người đứng đầu bộ phận về Trung Quốc tại Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu, cho biết EU sẽ "mở rộng cuộc chơi" với Trung Quốc ở Tây Balkan, sau khi dành một khoản quỹ 9 tỷ Euro (10,5 tỷ USD) cho khu vực ngày càng được coi là chiến trường trong cuộc cạnh tranh có hệ thống giữa Brussels và Bắc Kinh.
"Gần đây, Trung Quốc đã trở nên thống trị trong nhận thức về các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều làm nảy sinh những lo ngại tiềm tàng trong khu vực về tác động của các khoản đầu tư ngày càng lớn và không phải lúc nào cũng minh bạch của Trung Quốc đối với khuôn khổ thể chế tương đối yếu ở Tây Balkan", ông Jonathan Hatwell nói.
Theo ông Jonathan Hatwell, mối quan tâm của EU tập trung vào tính bền vững về kinh tế - xã hội, tài chính, các tiêu chuẩn môi trường và khả năng chuyển giao tài sản chiến lược.
Các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Tây Balkan dấy lên nhiều quan ngại đối với EU. (Ảnh: Warsawinstitute)
Đồng thời, người đứng đầu bộ phận về Trung Quốc tại Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu cũng đưa ra gợi ý, nếu Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận với Tây Balkan thì EU sẽ tính đến khả năng làm việc với Bắc Kinh để hợp tác phát triển chung.
"Điều quan trọng là phải có cùng lợi ích chung trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở Tây Balkan. Nếu mục tiêu này có thể đạt được với sự tham gia của Trung Quốc và được thực hiện mà làm suy yếu các tiêu chuẩn mà chúng ta đang cố gắng thúc đẩy... thì có rất nhiều phạm vi để hội tụ các lợi ích giữa hai bên", ông Jonathan Hatwell nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị quan chức này cũng cho rằng, Liên minh châu Âu sẽ cần tăng cường hợp tác, đẩy mạnh tiếp cận với khu vực Tây Balkan.
"Chúng tôi cần nâng cao khả năng phối hợp, tăng cường hợp tác với khu vực. Vừa qua, việc này chưa thực sự được EU quan tâm khi đại dịch COVID-19 bùng phát, trong khi Trung Quốc đang làm rất nhiều", ông Jonathan Hatwell nói.
Theo kế hoạch mới vừa được công bố cho khu vực Tây Balkan, EU cũng có thể cung cấp bảo lãnh lên tới 20 tỷ Euro trong thập kỷ tới để giúp giảm chi phí tài chính cho cả đầu tư công và tư cũng như giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư ở khu vực.
Sự thúc đẩy tài chính mới nhất của Brussels nằm trong nỗ lực chống lại các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực - điều mà Brussels cho là kém minh bạch và phản tác dụng đối với mục tiêu của các nước này là đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị tốt trước khi họ có thể gia nhập EU trong tương lai.
Nằm ở ngưỡng cửa của EU, 6 quốc gia Tây Balkan - Albania, Bosnia và Herzegovina, Bắc Macedonia, Kosovo, Montenegro và Serbia - luôn nằm trong tầm ngắm của khối EU vì những nước này có tiềm năng trở thành những ứng cử viên tương lai để gia nhập khối 27 trong Liên minh châu Âu.
Sự tương tác của Trung Quốc với một số quốc gia nhất định đã khiến EU quan tâm, đặc biệt là hai quốc gia có nhiều khả năng bắt đầu đàm phán gia nhập EU: Bắc Macedonia và Serbia.
Sau khi Thủ tướng Bắc Macedonia Zoran Zaev cảm ơn người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường vì đã giúp hiện đại hóa đất nước của ông vào năm 2018, bao gồm cả việc Trung Quốc đầu tư vào các công trình xây dựng đường cao tốc, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đặt câu hỏi về động cơ của Bắc Kinh.
"Tôi không phản đối thực tế là Trung Quốc muốn thương mại... và đầu tư. Câu hỏi đặt ra là... các mối quan hệ kinh tế có được liên kết với các câu hỏi chính trị không?", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bắc Macedonia Zoran Zaev vào năm 2018.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic còn đi xa hơn, gần đây đã cố gắng xây dựng mối quan hệ cá nhân với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dưới cái bóng của đại dịch COVID-19.
"Các chuyên gia Trung Quốc là những người đầu tiên đã đánh bại virus. Kể từ bây giờ, chúng tôi sẽ làm mọi điều họ nói", ông nói và cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ là "n gười bạn của người Serbia" mà còn là "người anh em của đất nước này".
Chết vì Covid-19 sau khi chủ trì tang lễ giám mục nhiễm nCoV Người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo Serbia mắc Covid-19 và qua đời tại bệnh viện ba tuần sau tang lễ một giám mục chết vì nCoV. Thượng phụ Irinej, 90 tuổi, đã chủ trì tang lễ cho giám mục Amfilohije Radovi của nhà thờ tại Montenegro hôm 1/11. Giám mục Radovi, 82 tuổi, qua đời vì biến chứng viêm phổi sau...