Hơn 80% trường hợp bệnh nhân sởi không tiêm chủng
Cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm vắc xin sởi. Tuy nhiên, 86,4% bệnh nhân mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.093 trường hợp dương tính với sởi tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó một trường hợp tử vong tại Hưng Yên (do bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo kéo dài). So với cùng kỳ năm 2017, số mắc phát ban tăng 10,2 lần. Các ca mắc sởi lẻ tẻ, tản phát, không phát thành ổ dịch lớn.
Các tỉnh, thành phố có số mắc sốt phát ban và sởi dương tính trên 100.000 dân cao nhất như Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc,…
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên như bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2,… đã dẫn đến tình trạng bùng phát sởi và lây nhiễm chéo bệnh sởi, tay chân miệng. Ảnh: Liêu Lãm.
Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi có 628 trường hợp (chiếm 21,4%) và độ tuổi từ 1-4 tuổi có 1.106 trường hợp (chiếm 37,8%). Trong số đó, 399 trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%) còn lại là các trường hợp chưa được tiêm chủng và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 86,4%).
Video đang HOT
Trong thời gian tới, dịch có thể tiếp tục gia tăng tại các địa phương do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 95% quy mô xã, phường. Đặc biệt là khu vực có biến động cư dân lớn, các khu công nghiệp tập trung công nhân, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
Bệnh sởi mắc rải rác ở khu vực miền Bắc, tuy nhiên, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2,… tăng nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh sởi, tay chân miệng.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và lây lan rất mạnh qua đường hô hấp, trẻ em, người lớn chưa bị bệnh, chưa được tiêm phòng khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân.
Các khuyến cáo của Bộ Y tế đến người dân:
- Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường, để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Khi phát hiện các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
- Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Theo Zing
Phòng ngừa trẻ nhiễm tay chân miệng ở bệnh viện
Ngày 12.10, Bộ Y tế và UBND TP.HCM triển khai chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng (TCM), sởi và sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP, nhằm tuyên truyền cho cộng đồng phòng bệnh, giảm lây chéo, giảm tử vong...
Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - ẢNH: DUY TÍNH
Tại buổi triển khai, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết do thời tiết biến đổi, dân di cư nhiều, ý thức tiêm chủng chưa tốt nên dịch bệnh có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh Đông Nam bộ.
Theo Bộ trưởng, muốn phòng bệnh tốt phải truyền thông cho người dân. Để phòng bệnh TCM phải giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc trẻ, đồ chơi, nền nhà, trong ăn uống. Để phòng SXH phải diệt lăng quăng, phun thuốc diệt muỗi.
Với bệnh sởi đã có vắc xin ngừa bệnh hiệu quả nhưng do người dân không tiêm ngừa dẫn đến mắc bệnh. Do vậy, cần tiêm sởi cho trẻ lúc 9 tháng và 18 tháng tuổi; hiện ngành y tế đang tổ chức chiến dịch tiêm vét sởi. Vắc xin sởi không thiếu.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, bỏ ăn... thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chữa bệnh, theo dõi sát.
Bộ trưởng chỉ đạo các bệnh viện (BV) cấp cứu, sơ cứu tốt, phải lọc bệnh. Bệnh nặng phải đưa vào cấp cứu theo dõi thật chặt, từng giờ, để xử lý kịp thời; còn bệnh nhẹ thì điều trị tuyến dưới, bởi bác sĩ tuyến trên theo dõi có giới hạn vì vừa lo chăm trẻ nặng, vừa chăm trẻ nhẹ dẫn đến làm trẻ nặng chết, trẻ nhẹ nhiễm thêm bệnh. Bài học cay đắng sởi ở Hà Nội, bệnh nhi càng vào thì càng nặng, càng tử vong vì lây chéo sởi, nhiễm TCM...
Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân khác khiến BV cho trẻ nhập viện nhiều, đó là cơ chế tự chủ. Theo Bộ trưởng, cơ chế tự chủ là đúng, khi đưa lương vào giá viện phí. Nhưng khi tự chủ tạo điều điện cho BV muốn có nhiều bệnh nhân. Nhưng BV phải đặt quyền lợi, sức khỏe, tính mạng bệnh nhân lên đầu.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại trường mầm non, nhà dân và trạm y tế ở Q.Thủ Đức và công tác điều trị tại BV Nhi đồng 2. Tại BV Nhi đồng 2, sau khi kiểm tra phòng khám, Bộ trưởng đề nghị BV cần phải có lối đi riêng cho bệnh TCM và sởi, tránh lây nhiễm.
Theo thanhnien
Tránh lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện Ngày 12/10, tại buổi đến thăm và làm việc về công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo các nhân viên y tế đẩy mạnh việc cách ly, lọc bệnh, để trẻ không lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhi điều trị sởi tại khoa...