Hơn 74 triệu người mất an ninh lương thực ở vùng Sừng châu Phi

Theo dõi VGT trên

Theo báo cáo công bố ngày 29/5 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD), khoảng 74,9 triệu người ở khu vực Greater Horn (Sừng Lớn) của châu Phi đang ở trong tình trạng mất an ninh lương thực cao và cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.

Hơn 74 triệu người mất an ninh lương thực ở vùng Sừng châu Phi - Hình 1
Người dân phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn do hạn hán kéo dài tại Dolo Ado, biên giới Ethiopia-Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hai tổ chức này cho biết, trong 74,9 triệu người kể trên, có 46,8 triệu người đến từ 7 trong 8 quốc gia thành viên IGAD. Đó là Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Tanzania, Sudan và Uganda. Phần còn lại là Burundi, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo.

Báo cáo cho rằng sự gia tăng số người lâm vào cảnh mất an ninh lương thực trong khu vực từ mốc 58,1 triệu người ghi nhận trong tháng 2 năm nay là do lũ lụt. Mưa lớn từ cuối tháng 3 đến tháng 4 đã dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng, đặc biệt là ở Kenya, Somalia, Burundi và Tanzania, gây thiệt hại về người và vật nuôi, khiến hàng trăm nghìn người phải di dời và tàn phá nhiều diện tích đất nông nghiệp cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng (các con đ.ập, đường sá, cầu cống).

Phần lớn những người chịu cảnh mất an ninh lương thực đều ở CHDC Congo với 20,4 triệu người, tiếp theo là Sudan với 12,8 triệu và Nam Sudan với 4,6 triệu người.

FAO và IGAD cho biết mặc dù lượng mưa tăng đã giúp cải thiện hiệu suất nông nghiệp tại một số vùng, nhưng mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt.

Video đang HOT

Báo cáo đ.ánh giá rằng tình hình dinh dưỡng trên toàn khu vực vẫn còn đáng lo ngại, phần lớn là do xung đột, di dời, mất an ninh lương thực, bệnh truyền nhiễm, chất lượng nước và điều kiện vệ sinh kém.

Ngoài cuộc khủng hoảng lương thực, khu vực Sừng Lớn của châu Phi cũng đang phải chật vật với nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, bao gồm dịch tả, sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, sốt vàng da và bại liệt, khi điều kiện ẩm ướt hơn bình thường ở hầu hết các khu vực làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nước bẩn và các mầm bệnh truyền nhiễm do lũ lụt. Riêng tại Sudan, tình hình dinh dưỡng đang xấu đi nhanh chóng, với việc các trường hợp suy dinh dưỡng cấp tính gia tăng đáng báo động, trong khi nhiều vùng phải đối mặt với nguy cơ nạn đói ngày càng lớn.

Theo dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí hậu của IGAD, vùng Sừng châu Phi sẽ có nhiều mưa hơn từ tháng 6 đến tháng 9 tới.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) công bố số liệu cho thấy khoảng 473 người đã t.hiệt m.ạng ở Ethiopia, Kenya, Somalia, Uganda, Burundi và Tanzania do lũ lụt từ tháng 3-4 năm nay và có tới hơn 1,6 triệu người trong khu vực bị ảnh hưởng do các đợt mưa lớn.

Chìa khóa chuyển đổi của châu Á - Thái Bình Dương

Từ ngày 19 - 22/2, Hội nghị cấp bộ trưởng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRC) lần thứ 37 diễn ra tại Colombo, Sri Lanka, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm.

Chìa khóa chuyển đổi của châu Á - Thái Bình Dương - Hình 1
Rau củ quả được bày bán tại một khu chợ ở Colombo, Sri Lanka, ngày 1/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Sự kiện đ.ánh dấu cột mốc lớn về hợp tác đa phương trong nỗ lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại khu vực đông dân nhất thế giới, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và tình hình kinh tế biến động khó lường đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu nhà sản xuất, nông dân, ngư dân và người tiêu dùng.

Hội nghị APRC-37 được đ.ánh giá sẽ thúc đẩy sự gắn kết trong khu vực thông qua các cuộc thảo luận về những thách thức và ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực, như giải pháp đảm bảo lương thực và dinh dưỡng trong tương lai, bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng gây mất an ninh lương thực, đầu tư cho các chương trình giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp, kinh nghiệm tiết kiệm nước và thực phẩm nhằm tránh thất thoát và lãng phí....

Bộ trưởng Nông nghiệp Sri Lanka, ông Mahinda Amaraweera, nhận định hội nghị sẽ thiết lập một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác khu vực, mang lại lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp, thủy sản và giúp bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái tại các nước trong khu vực.

APRC-37 đặt mục tiêu thúc đẩy tiến trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm trên toàn khu vực trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng kinh tế và khí hậu đang làm cản trở tiến trình đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), đặc biệt là mục tiêu chấm dứt nạn đói nghèo và giảm bất bình đẳng. Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực có 3 trong số năm nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những nước này và các quốc gia khác trong khu vực giúp cung cấp lương thực cho phần lớn phần còn lại của thế giới, chú trọng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa gạo và thực phầm giàu protein đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nạn đói vẫn còn phổ biến ở một số nơi trong khu vực.

Báo cáo tổng quan của FAO về an ninh lương thực và dinh dưỡng châu Á - Thái Bình Dương công bố tháng 12/2023 cho thấy gần 371 triệu người ở khu vực này, hầu hết ở Nam Á, bị suy dinh dưỡng, chiếm 50% tổng số ghi nhận trên toàn cầu. Gần 24% dân số bị mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, trong đó phụ nữ có xu hướng bị mất an ninh lương thực cao hơn nam giới.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi là 23,4%, tiếp tục đặt ra thách thức đối với sức khỏe cộng đồng trong khu vực. Trong những năm gần đây, chi phí trung bình cho một chế độ ăn đủ dinh dưỡng trong khu vực đã tăng lên 4,15 USD/người/ngày.

Gần 45% dân số châu Á - Thái Bình Dương, tương đương 1,9 tỷ người, không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn khu vực xuất phát từ thực tế giá lương thực tăng, lũ lụt, hạn hán, khan hiếm nước và các thảm họa khác liên quan đến khí hậu, đại dịch COVID-19 toàn cầu và xung đột làm giảm năng suất cây trồng. Những thách thức này tác động trực tiếp đến những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm nông dân sản xuất nhỏ, những người khác sống phụ thuộc vào đất đai để kiếm sống và hàng triệu người nghèo thành thị.

Ông Jong-Jin Kim, Trợ lý Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Đại diện FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định những thách thức này cho thấy sự cần thiết phải tái định hình hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng hiệu quả, toàn diện, kiên cường và bền vững hơn. Ông nhấn mạnh: "Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu là giải pháp cho vấn đề khí hậu và góp phần hiệu quả vào việc đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm, khả năng tiếp cận thực phẩm và khả năng chi trả cho thực phẩm".

FAO đang phối hợp với các nước châu Á-Thái Bình Dương thúc đẩy việc chuyển đổi các hệ thống lương thực, thực phẩm trở nên hiệu quả hơn, bao trùm hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn, coi đây là chìa khóa để bảo đảm an ninh lương thực. Hoạt động phối hợp tập trung vào khuyến khích huy động vốn đầu tư để đạt được mục tiêu chấm dứt nạn đói; chống thất thoát, lãng phí lương thực và tiết kiệm nước; xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng khả năng phục hồi trong các lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp; thúc đẩy các giải pháp dựa vào thiên nhiên; các tiến bộ khoa học, đổi mới và số hóa cũng như phổ biến các thực hành nông nghiệp thông minh về khí hậu và năng lượng... Những sáng kiến như "1.000 ngôi làng kỹ thuật số", "Một quốc gia - Một sản phẩm ưu tiên" nhằm phát triển chuỗi giá trị xanh và bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hệ thống nông sản đang phát huy tác dụng.

Tham gia hội nghị, Việt Nam cũng đưa ra những đề xuất về ưu tiên và hành động trên 5 lĩnh vực chính gồm hỗ trợ tài chính nhằm chấm dứt nạn đói; chống thất thoát và lãng phí thực phẩm; chuyển đổi nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững; áp dụng hướng tiếp cận Một sức khỏe để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm; tăng cường khả năng chống chịu thông qua việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm. Thực hiện cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu thông qua duy trì xuất khẩu gạo cũng như các nông sản khác một cách ổn định, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và đang thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030. Tại Hội nghị lần thứ tư Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững - Mạng lưới Một hành tinh của Liên hợp quốc diễn ra ở Hà Nội tháng 4/2023, bà Corinna Hawkes, Giám đốc Hệ thống thực phẩm và an toàn thực phẩm của FAO đ.ánh giá cao kinh nghiệm và vai trò của Việt Nam trong nỗ lực chuyển đổi hướng tới bền vững hệ thống lương thực, thực phẩm.

Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng bền vững, bao trùm, có khả năng chống chịu và hiệu quả nhằm giải quyết những thách thức cấp bách trong khu vực và góp phần đạt được các SDG là nhu cầu thiết yếu, đòi hỏi một cách tiếp cận tổng thể, đa mục tiêu, trong đó ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế và chủ nghĩa đa phương.

Điều đó sẽ góp phần bảo đảm quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm được công bằng và bền vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàng nghìn người kẹt trong bão Gaemi, liệu các siêu đô thị Philippines đã đạt đến giới hạn?
21:27:31 25/07/2024
'Phó tướng' của ông Trump phá kỷ lục theo cách tồi tệ nhất
06:49:21 26/07/2024
Cây điều lớn nhất thế giới bao phủ diện tích hơn 8.000 m2
20:33:15 25/07/2024
Philippines chạy đua với thời gian để ngăn sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử
06:46:59 26/07/2024
Tổng thống Biden sẽ làm gì trong thời gian cuối ở Nhà Trắng
08:56:42 26/07/2024
Vụ lở đất ở Ethiopia: Hạ viện tuyên bố quốc tang 3 ngày tưởng niệm các nạn nhân
14:44:15 27/07/2024
Ông Obama dự định ủng hộ bà Harris tranh cử tổng thống
08:56:06 26/07/2024
Ca t.ử v.ong đầu tiên trên thế giới do virus Oropouche
11:26:05 26/07/2024

Tin đang nóng

Xúc động chiến sĩ tiêu binh nén lệ, hoàn thành nhiệm vụ tại Lễ Quốc tang TBT
15:17:24 27/07/2024
Công an vào cuộc vụ tài xế phi xe lên cầu vượt lúc đoàn xe linh cữu TBT đi qua
14:35:06 27/07/2024
Hé lộ ngày cưới mới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi
13:40:34 27/07/2024
NSƯT Vũ Luân sắp xa Phương Lê, "tút tát" làm đẹp, nàng hậu phán câu xanh rờn
14:12:42 27/07/2024
Phương Lê tình tứ đòi rước Vũ Luân về nhà, phản ứng của con gái nàng hậu mới sốc
14:44:51 27/07/2024
Cô Gái Có Râu vạch tội Call Me Duy và bé Duy vì dám "làm trò" ở Quốc tang
16:26:23 27/07/2024
Mẹ ruột Hà Hồ: Vóc dáng chuẩn nhờ yoga, nhận xét sốc về con rể Cường Đôla
16:42:23 27/07/2024
Trần Hách: Bê bối ngoại tình rúng động một thời, "lùa gà" kinh doanh gây lỗ nặng
14:30:42 27/07/2024

Tin mới nhất

Cơ quan y tế châu Âu không cấp phép sử dụng thuốc Lecanemab trong điều trị Alzheimer

17:03:58 27/07/2024
Leqembi là một kháng thể đơn dòng, một loại protein có thể kết hợp với một chất có trong não và theo đó giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

Liên quân Mỹ - Anh tiếp tục không kích các mục tiêu quân sự của Houthi

17:01:23 27/07/2024
Houthi chiếm đảo Kamaran cùng với nhiều khu vực phía Bắc Yemen từ cuối năm 2014, buộc Chính phủ Yemen được quốc tế công nhận phải rời khỏi thủ đô Sanaa.

EU xác định 7 nước thành viên vi phạm quy định ngân sách

15:30:44 27/07/2024
Theo Ủy ban châu Âu, Chính phủ Romania chưa có hành động hiệu quả để giảm thâm hụt ngân sách, dù thủ tục về thâm hụt quá mức khởi động từ năm 2020, do đó ủy ban sẽ tiếp tục giám sát nước này.

Cộng đồng người Việt tại Lào dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

15:20:17 27/07/2024
Sau đó, đại diện các Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Cộng đồng người Việt Nam và Hội Doanh nghiệp Việt Nam đã trao những phần quà cho đại diện Ban quản lý khu Di tích Liên quân Lào - Việt Nam.

IAEA tiếp tục cảnh báo nguy cơ mất an toàn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

15:18:48 27/07/2024
Nếu không được tiến hành thường xuyên và toàn diện, tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân trong tương lai .

Phản ứng của Nga khi EU chuyển cho Ukraine khoản lãi đầu tiên từ tài sản phong toả

15:16:10 27/07/2024
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga mô tả hành động đóng băng tài sản của nước này ở châu Âu là hành vi trộm cắp, lưu ý EU không chỉ nhắm vào các quỹ tư nhân mà còn cả tài sản nhà nước của Nga.

Hamas từ chối các điều kiện mới do Israel đặt ra

15:09:40 27/07/2024
Phong trào Hamas của người Palestine cho biết nhóm này không đồng ý với các điều kiện mới mà Israel đưa ra về lệnh ngừng b.ắn ở Dải Gaza.

Abbott đối mặt án phạt 495 triệu USD liên quan sữa công thức cho trẻ sinh non

15:03:31 27/07/2024
Con gái của bà Gill gặp tình trạng NEC sau khi được uống sữa công thức của Abbott dành cho trẻ sinh non năm 2021. Bé may mắn sống sót, nhưng không thể phục hồi tổn thương thần kinh và sẽ cần chăm sóc một thời gian dài.

Cuộc sống khó khăn của người dân ở miền Bắc Israel khi chiến sự kéo dài

14:47:00 27/07/2024
Các cuộc tấn công bằng đạn pháo, thiết bị bay không người lái của Hezbollah diễn ra gần như hàng ngày và sau đó luôn là các cuộc không kích trả đũa với cường độ gấp bội của quân đội Israel (IDF).

Chùm ảnh khai mạc Olympic 2024 với bữa tiệc ánh sáng hoành tráng trên sông Seine

13:46:23 27/07/2024
Theo các nhà sáng tạo chương trình, hành trình đưa các vận động viên và khán giả đi dọc sông Seine trong lễ khai mạc Olympic Paris 2024 mang ý nghĩa một hành trình đặc biệt đi qua lịch sử và văn hoá Pháp.

Cuba long trọng kỷ niệm 71 năm cuộc tấn công Pháo đài Moncada

13:37:59 27/07/2024
Pháo đài Moncada là doanh trại quân đội lớn thứ hai của chế độ độc tài Batista, nằm ở tỉnh miền Đông Santiago de Cuba, cách thủ đô La Habana hơn 1.000km.

Truyền thông Cuba dành nhiều không gian tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

05:46:14 27/07/2024
Cuba là nước đầu tiên tuyên bố dành 3 ngày tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là minh chứng cho tình anh em đặc biệt giữa hai dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Triệt phá đường dây xuất cảnh trái phép sang nước ngoài

Pháp luật

17:55:11 27/07/2024
Các đối tượng gồm Hoàng Văn Úy (SN 1977, trú tại khối 3, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) và Đỗ Duy Tùng (SN 1984, trú tại đường Ngô Sỹ Liên, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP Hà Nội).

Cụ bà U70 lấy chồng trẻ kém 26 t.uổi ở An Giang, cái kết quá sốc!

Netizen

17:55:03 27/07/2024
Hôn nhân vợ già chồng trẻ không còn xa lạ với dư luận bởi gần đây liên tục xuất hiện các mối tình đũa lệch hot trên mạng xã hội. Họ đã có một cuộc đời hạnh phúc bên nhau, trở thành tấm gương cho nhiều người noi theo.

8 bí quyết giúp phụ nữ trẻ hơn, khỏe hơn

Làm đẹp

17:40:27 27/07/2024
Một thái độ tích cực cho phép chúng ta đ.ánh giá cao hơn mọi thứ trong cuộc sống, khiến thần thái tỏa ra vẻ đẹp và ánh sáng từ trong ra ngoài.

BTC show diễn Mây lang thang bị chỉ trích vì ứng xử kém duyên

Nhạc việt

17:34:22 27/07/2024
Mặc dù đã lên tiếng xin lỗi, nhưng hành động thông báo hủy show diễn tối 27/7 của BTC show diễn Mây lang thang bị chỉ trích vì ứng xử kém duyên.

Hàng nghìn khối bùn ập vào trường tiểu học, có nơi đến nửa mét

Tin nổi bật

17:33:13 27/07/2024
Ba ngày sau trận lũ lịch sử quét qua, thầy cô Trường Tiểu học Chiềng Nơi (xã Chiềng Nơi) đang phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục hậu quả nặng nề do mưa lũ.

Võ sĩ Judo Hoàng Thị Tình thua sát nút ở Olympic 2024

Sao thể thao

17:26:12 27/07/2024
Võ sĩ Judo Hoàng Thị Tình đã thua vận động viên người Tunisia (hạng 38 thế giới) ở vòng 1/16 hạng cân dưới 48kg, qua đó dừng bước ở Olympic 2024.

Kasim Hoàng Vũ lộ ngoại hình khác lạ đáng lo sau thời gian điều trị bệnh

Sao việt

17:24:24 27/07/2024
Ca sĩ Kasim Hoàng Vũ từng chia sẻ bị sụt cân mất kiểm soát do sức khoẻ bị ảnh hưởng, khó ăn uống khi điều trị bệnh.

Gợi ý loạt cách phối đồ "đa đi năng" diện đi làm đi chơi đều đẹp

Thời trang

17:11:54 27/07/2024
Chị em có xu hướng lựa chọn những kiểu thời trang đa-zi-năng, giúp hạn chế tối đa việc phải thay đổi trang phục nhiều lần trong ngày.

Diện mạo mỹ nhân 2k3 khiến Nhiệt Ba bị "phế truất", visual lai tây đẹp điên đảo

Sao châu á

17:06:37 27/07/2024
Địch Lệ Nhiệt Ba vốn được xem là mỹ nhân đình đám của giới giải trí Hoa ngữ. Tuy nhiên, mới đây dân tình không khỏi chú ý trước sắc đẹp của một tiểu hoa sinh năm 2003 với với làn da trắng sứ và đôi mắt long lanh hút hồn.

Mạo hiểm vào hang động cao 1300m, chuyên gia thốt lên "Bảo sao Lăng mộ Tần Thủy Hoàng không thể chạm tới"

Lạ vui

16:49:21 27/07/2024
Nằm ở phía đông nam của tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) và phần phía đông của dãy núi Tần Lĩnh hùng vĩ ở thượng nguồn sông Hàn, Tuần Dương là một địa điểm mang lại nhiều giá trị khảo cổ cho quốc gia nghìn năm lịch sử.

10 điểm đến hiếu khách nhất Việt Nam 2022

Du lịch

16:46:38 27/07/2024
Các điểm đến trải dài trên khắp đất nước trong danh sách này không chỉ phong phú về cảnh quan và văn hóa, mà còn mang tới những trải nghiệm chào đón và sự hiếu khách tuyệt vời, khiến hành trình của du khách thêm trọn vẹn.