Hơn 74 triệu người mất an ninh lương thực ở vùng Sừng châu Phi

Theo dõi VGT trên

Theo báo cáo công bố ngày 29/5 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD), khoảng 74,9 triệu người ở khu vực Greater Horn (Sừng Lớn) của châu Phi đang ở trong tình trạng mất an ninh lương thực cao và cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.

Hơn 74 triệu người mất an ninh lương thực ở vùng Sừng châu Phi - Hình 1
Người dân phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn do hạn hán kéo dài tại Dolo Ado, biên giới Ethiopia-Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hai tổ chức này cho biết, trong 74,9 triệu người kể trên, có 46,8 triệu người đến từ 7 trong 8 quốc gia thành viên IGAD. Đó là Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Tanzania, Sudan và Uganda. Phần còn lại là Burundi, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo.

Báo cáo cho rằng sự gia tăng số người lâm vào cảnh mất an ninh lương thực trong khu vực từ mốc 58,1 triệu người ghi nhận trong tháng 2 năm nay là do lũ lụt. Mưa lớn từ cuối tháng 3 đến tháng 4 đã dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng, đặc biệt là ở Kenya, Somalia, Burundi và Tanzania, gây thiệt hại về người và vật nuôi, khiến hàng trăm nghìn người phải di dời và tàn phá nhiều diện tích đất nông nghiệp cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng (các con đậ.p, đường sá, cầu cống).

Phần lớn những người chịu cảnh mất an ninh lương thực đều ở CHDC Congo với 20,4 triệu người, tiếp theo là Sudan với 12,8 triệu và Nam Sudan với 4,6 triệu người.

FAO và IGAD cho biết mặc dù lượng mưa tăng đã giúp cải thiện hiệu suất nông nghiệp tại một số vùng, nhưng mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt.

Video đang HOT

Báo cáo đán.h giá rằng tình hình dinh dưỡng trên toàn khu vực vẫn còn đáng lo ngại, phần lớn là do xung đột, di dời, mất an ninh lương thực, bệnh truyền nhiễm, chất lượng nước và điều kiện vệ sinh kém.

Ngoài cuộc khủng hoảng lương thực, khu vực Sừng Lớn của châu Phi cũng đang phải chật vật với nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, bao gồm dịch tả, sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, sốt vàng da và bại liệt, khi điều kiện ẩm ướt hơn bình thường ở hầu hết các khu vực làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nước bẩn và các mầm bệnh truyền nhiễm do lũ lụt. Riêng tại Sudan, tình hình dinh dưỡng đang xấu đi nhanh chóng, với việc các trường hợp suy dinh dưỡng cấp tính gia tăng đáng báo động, trong khi nhiều vùng phải đối mặt với nguy cơ nạn đói ngày càng lớn.

Theo dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí hậu của IGAD, vùng Sừng châu Phi sẽ có nhiều mưa hơn từ tháng 6 đến tháng 9 tới.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) công bố số liệu cho thấy khoảng 473 người đã thiệ.t mạn.g ở Ethiopia, Kenya, Somalia, Uganda, Burundi và Tanzania do lũ lụt từ tháng 3-4 năm nay và có tới hơn 1,6 triệu người trong khu vực bị ảnh hưởng do các đợt mưa lớn.

Chìa khóa chuyển đổi của châu Á - Thái Bình Dương

Từ ngày 19 - 22/2, Hội nghị cấp bộ trưởng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRC) lần thứ 37 diễn ra tại Colombo, Sri Lanka, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm.

Chìa khóa chuyển đổi của châu Á - Thái Bình Dương - Hình 1
Rau củ quả được bày bán tại một khu chợ ở Colombo, Sri Lanka, ngày 1/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Sự kiện đán.h dấu cột mốc lớn về hợp tác đa phương trong nỗ lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại khu vực đông dân nhất thế giới, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và tình hình kinh tế biến động khó lường đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu nhà sản xuất, nông dân, ngư dân và người tiêu dùng.

Hội nghị APRC-37 được đán.h giá sẽ thúc đẩy sự gắn kết trong khu vực thông qua các cuộc thảo luận về những thách thức và ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực, như giải pháp đảm bảo lương thực và dinh dưỡng trong tương lai, bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng gây mất an ninh lương thực, đầu tư cho các chương trình giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp, kinh nghiệm tiết kiệm nước và thực phẩm nhằm tránh thất thoát và lãng phí....

Bộ trưởng Nông nghiệp Sri Lanka, ông Mahinda Amaraweera, nhận định hội nghị sẽ thiết lập một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác khu vực, mang lại lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp, thủy sản và giúp bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái tại các nước trong khu vực.

APRC-37 đặt mục tiêu thúc đẩy tiến trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm trên toàn khu vực trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng kinh tế và khí hậu đang làm cản trở tiến trình đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), đặc biệt là mục tiêu chấm dứt nạn đói nghèo và giảm bất bình đẳng. Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực có 3 trong số năm nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những nước này và các quốc gia khác trong khu vực giúp cung cấp lương thực cho phần lớn phần còn lại của thế giới, chú trọng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa gạo và thực phầm giàu protein đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nạn đói vẫn còn phổ biến ở một số nơi trong khu vực.

Báo cáo tổng quan của FAO về an ninh lương thực và dinh dưỡng châu Á - Thái Bình Dương công bố tháng 12/2023 cho thấy gần 371 triệu người ở khu vực này, hầu hết ở Nam Á, bị suy dinh dưỡng, chiếm 50% tổng số ghi nhận trên toàn cầu. Gần 24% dân số bị mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, trong đó phụ nữ có xu hướng bị mất an ninh lương thực cao hơn nam giới.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i là 23,4%, tiếp tục đặt ra thách thức đối với sức khỏe cộng đồng trong khu vực. Trong những năm gần đây, chi phí trung bình cho một chế độ ăn đủ dinh dưỡng trong khu vực đã tăng lên 4,15 USD/người/ngày.

Gần 45% dân số châu Á - Thái Bình Dương, tương đương 1,9 tỷ người, không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn khu vực xuất phát từ thực tế giá lương thực tăng, lũ lụt, hạn hán, khan hiếm nước và các thảm họa khác liên quan đến khí hậu, đại dịch COVID-19 toàn cầu và xung đột làm giảm năng suất cây trồng. Những thách thức này tác động trực tiếp đến những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm nông dân sản xuất nhỏ, những người khác sống phụ thuộc vào đất đai để kiếm sống và hàng triệu người nghèo thành thị.

Ông Jong-Jin Kim, Trợ lý Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Đại diện FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định những thách thức này cho thấy sự cần thiết phải tái định hình hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng hiệu quả, toàn diện, kiên cường và bền vững hơn. Ông nhấn mạnh: "Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu là giải pháp cho vấn đề khí hậu và góp phần hiệu quả vào việc đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm, khả năng tiếp cận thực phẩm và khả năng chi trả cho thực phẩm".

FAO đang phối hợp với các nước châu Á-Thái Bình Dương thúc đẩy việc chuyển đổi các hệ thống lương thực, thực phẩm trở nên hiệu quả hơn, bao trùm hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn, coi đây là chìa khóa để bảo đảm an ninh lương thực. Hoạt động phối hợp tập trung vào khuyến khích huy động vốn đầu tư để đạt được mục tiêu chấm dứt nạn đói; chống thất thoát, lãng phí lương thực và tiết kiệm nước; xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng khả năng phục hồi trong các lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp; thúc đẩy các giải pháp dựa vào thiên nhiên; các tiến bộ khoa học, đổi mới và số hóa cũng như phổ biến các thực hành nông nghiệp thông minh về khí hậu và năng lượng... Những sáng kiến như "1.000 ngôi làng kỹ thuật số", "Một quốc gia - Một sản phẩm ưu tiên" nhằm phát triển chuỗi giá trị xanh và bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hệ thống nông sản đang phát huy tác dụng.

Tham gia hội nghị, Việt Nam cũng đưa ra những đề xuất về ưu tiên và hành động trên 5 lĩnh vực chính gồm hỗ trợ tài chính nhằm chấm dứt nạn đói; chống thất thoát và lãng phí thực phẩm; chuyển đổi nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững; áp dụng hướng tiếp cận Một sức khỏe để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm; tăng cường khả năng chống chịu thông qua việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm. Thực hiện cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu thông qua duy trì xuất khẩu gạo cũng như các nông sản khác một cách ổn định, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và đang thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030. Tại Hội nghị lần thứ tư Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững - Mạng lưới Một hành tinh của Liên hợp quốc diễn ra ở Hà Nội tháng 4/2023, bà Corinna Hawkes, Giám đốc Hệ thống thực phẩm và an toàn thực phẩm của FAO đán.h giá cao kinh nghiệm và vai trò của Việt Nam trong nỗ lực chuyển đổi hướng tới bền vững hệ thống lương thực, thực phẩm.

Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng bền vững, bao trùm, có khả năng chống chịu và hiệu quả nhằm giải quyết những thách thức cấp bách trong khu vực và góp phần đạt được các SDG là nhu cầu thiết yếu, đòi hỏi một cách tiếp cận tổng thể, đa mục tiêu, trong đó ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế và chủ nghĩa đa phương.

Điều đó sẽ góp phần bảo đảm quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm được công bằng và bền vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
16:30:30 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Iran và Nga bất đồng về Hành lang chiến lược Zangezur
05:47:32 27/09/2024
Ông Putin nêu cách hóa giải thách thức và củng cố vị thế của nước Nga
11:54:17 26/09/2024

Tin đang nóng

Tin nhắn của bạn gái HIEUTHUHAI gây tranh cãi dữ dội
07:05:28 28/09/2024
Quyền Linh "5 lần 7 lượt" ăn gian vẫn khiến bà Nguyễn Phương Hằng khen hết lời
07:19:23 28/09/2024
Vợ Đức Tiến đứng trước cửa cầu xin vào nhà thắp nhang, mẹ chồng xua đuổi
09:24:21 28/09/2024
Gen Z Việt đi làm tại BIG4: Chấp nhận "đánh đổi" cả thanh xuân để có 1 thứ sau này nhiều người khao khát
06:20:56 28/09/2024
Xuất hiện thông tin danh ca Tuấn Ngọc có vấn đề về sức khỏe, một nữ MC lên tiếng
06:46:35 28/09/2024
Liên tục sinh con trong 8 năm để trốn thi hành án tù
08:06:50 28/09/2024
Vô tình nghe một câu nói ngây thơ của con gái 5 tuổ.i, tôi phát hiện bí mật khiến tôi rụng rời
06:06:12 28/09/2024
Nữ diễn viên nổi tiếng: Ở nhà trọ 9m2, thường bị ngập nước, được khuyên mua xế hộp vì lý do nực cười
06:59:44 28/09/2024

Tin mới nhất

Nga xuất kích Su-35 yểm trợ mặt trận Kursk, Ukraine mất hơn 17.700 quân

11:28:43 28/09/2024
Nga đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-35S hỗ trợ chiến dịch đẩy lùi lực lượng Ukraine ở vùng biên giới Kursk.

Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường

10:54:59 28/09/2024
Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris nhận được tỷ lệ ủng hộ gần như ngang bằng nhau ở 3 bang chiến trường quan trọng gồm Arizona, Georgia và North Carolina.

Belarus cáo buộc Ukraine không muốn đàm phán chấm dứt xung đột với Nga

10:46:45 28/09/2024
Tổng thống Belarus ngày 26/9 cáo buộc người đồng cấp Ukraine không muốn đàm phán chấm dứt xung đột với Nga, cho rằng điều cần nhất lúc này là phải thống nhất chấm dứt cuộc chiến..

Nga - Ukraine "lên dây cót" lực lượng, chuẩn bị đán.h lớn ở Kursk

09:01:37 28/09/2024
Nga và Ukraine được cho là tạm dừng một số hoạt động giao tranh ở vùng Kursk để chuẩn bị cho một trận chiến quy mô lớn.

Ukraine đau đầu với tình trạng 60.000 binh sĩ đào ngũ

08:47:03 28/09/2024
Số lượng quân nhân Ukraine đào ngũ có dấu hiệu tăng lên sau hơn 2 năm chiến sự nhưng Kiev vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hoàn toàn hiệu quả để ngăn chặn xu hướng này.

Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g

07:43:40 28/09/2024
Theo Reuters, một mỏ vàng ở Solok, tỉnh Tây Sumatra của Indonesia bất ngờ bị sập hôm 27/9 do mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất.

Trung Quốc phát tiề.n cho người dân liệu có đủ để vực dậy nền kinh tế?

07:36:26 28/09/2024
Chính phủ Trung Quốc sắp phát trợ cấp bằng tiề.n mặt cho nhóm người yếu thế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế nước này cần nhiều động thái hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Số ca mắc đậu mùa khỉ gia tăng mạnh ở Australia

19:38:58 27/09/2024
Từ đầu năm đến nay, Australia đã ghi nhận 737 ca mắc, nhưng phần lớn trong số này mới chỉ xuất hiện vài tháng gần đây. Các bang ở khu vực Đông Nam có nhiều số ca mắc nhất và trong số các ca mắc chỉ có 2 phụ nữ.

Đậ.p tăng xả nước, 11 tỉnh thành Thái Lan đối mặt với nguy cơ ngập lụt

19:19:12 27/09/2024
Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan ngày 26/9 thông báo đậ.p Chao Phraya tại tỉnh Chai Nat sẽ dần dần tăng lượng xả nước từ mức 1.498 mét khối/giây hiện tại, do mưa lớn kéo dài và lưu lượng từ phía Bắc.

Nội dung 'kế hoạch chiến thắng' mà Tổng thống Ukraine đề xuất với các đồng minh

19:17:39 27/09/2024
Một điều khoản chắc chắn không có trong kế hoạch hòa bình lần này là một lệnh ngừng bắ.n một phần. Tổng thống Zelensky đã đích thân bác bỏ thông tin này.

Kinmemai Premium Loại gạo đắt nhất thế giới

19:15:04 27/09/2024
Người trồng giống lúa này được trả cao gấp khoảng 8 lần giá thông thường cho những loại gạo ngon nhất. Điều này giải thích một phần lý do tại sao loại gạo đắt nhất thế giới lại có giá cao ngất ngưởng như vậy.

Nhật Bản: Ông Shigeru Ishiba trở thành tân Chủ tịch LDP

19:11:53 27/09/2024
Ông Shigeru Ishiba, sinh năm 1957, được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Có thể bạn quan tâm

6 sai lầm khi chăm sóc da vào mùa thu

Làm đẹp

11:51:09 28/09/2024
Mỗi người đều có cách chăm sóc da mặt riêng. Tuy nhiên chúng ta nên cẩn trọng với các phương pháp làm đẹp có thể gây tác dụng ngược. Có 4 điều dễ gây hiểm lầm cho mọi người khi dưỡng da mặt là:

Mẹ chồng 'hụt' trăng trối đòi gặp cháu, nghe tôi nói một câu, mẹ của người cũ khóc nghẹn không thành tiếng

Góc tâm tình

11:49:38 28/09/2024
Tôi chỉ nghĩ mẹ của Quốc muốn gặp cháu trai trước khi nhắm mắt, lại không ngờ vừa thấy mặt cháu thì bà tuyên bố nhượng đều do tôi làm chủ.

'Nàng dâu hào môn' Tăng Thanh Hà tái xuất, phong cách luôn khiến fan ngơ ngẩn

Phong cách sao

11:48:34 28/09/2024
Tăng Thanh Hà thi thoảng mới xuất hiện nhưng vẫn khiến fan ngơ ngẩn với phong cách thời trang sang trọng, tinh tế và cuốn hút.

Đang "đội sổ" ở vị trí Xạ Thủ nhưng Smolder lại được phát hiện sở hữu "sức mạnh tối thượng" độc nhất

Mọt game

11:47:59 28/09/2024
Trong những bài viết gần đây của đội ngũ phát triển LMHT, tướng mới Smolder được xem là một sản phẩm khá thành công. Theo chia sẻ của Trưởng nhóm thiết kế LMHT - Riot Phroxzon, Smolder hiện đang sở hữu tỷ lệ chọn rất cao là 28%.

Phim Hàn lãng mạn vừa chiếu đã được netizen Việt khen nức nở: Cặp chính đẹp như thơ, hợp nhau đến từng centimet

Phim châu á

11:41:29 28/09/2024
Vào ngày hôm qua (27/9), bộ phim lãng mạn Câu chuyện sau chia tay (tựa Anh: What comes after love ) vừa chính thức ra mắt.

Sao Hàn 28/9: Jang Dong Gun tiết lộ mâu thuẫn với vợ sau scandal tình ái

Sao châu á

11:33:51 28/09/2024
Park Bom gọi Lee Min Ho là chồng làm dấy lên tin đồn cả hai hẹn hò; Jang Dong Gun tiết lộ mâu thuẫn với vợ sau scandal tìm niềm vui ngoài cuộc sống hôn nhân .

Nàng Mơ nhận kết cục đắng hậu bị nhân viên phốt, tình hình bất ổn, nghiêm trọng

Netizen

11:32:38 28/09/2024
Tiếp nối câu chuyện tuyển nhân viên free gây bức xúc cõi mạng, cặp anh em Nàng Mơ - Tớ là Lộc gần đây lại là chủ đề của cuộc bàn tán. Lần này, hai anh em hot TikToker bị chính nhân viên phốt thái độ, bớt xén tiề.n lương và đuổi việc vô l...

Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine

Pháp luật

11:21:31 28/09/2024
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trong cuộc gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng ông sẽ làm việc với cả Nga và Ukraine để tìm cách chấm dứt xung đột.

Diddy lộ bí mật ở hang động giấu dưới biệt thự triệu đô, cuốn hồi ký bóc trần

Sao âu mỹ

11:05:24 28/09/2024
Tiếp nối loạt tình tiết mới trong vụ án rúng động làng giải trí Âu Mỹ, rapper Diddy sau khi bị bắt nay còn bị khai quật hang động bí ẩn giấu dưới căn nhà 40 triệu đô. Cuốn hồi ký của bạn gái cũ bị phơi trần toàn bộ.

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?

Tin nổi bật

10:57:08 28/09/2024
Tại phiên xét xử ngày 27/9, bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại 2 túi xách Hermès bạch tạng, trong đó có một chiếc được đại gia người Malaysia tặng.

Hà Trí Quang - Thanh Đoàn khóc nức nở nhớ thời còn khổ, nay đổi đời lo nuôi con

Sao việt

10:32:06 28/09/2024
Mới đây, Hà Trí Quang đăng tải bài viết nói về cuộc sống trước đây của Thanh Đoàn. Anh cho biết bạn đời từng cơ cực, 14 tuổ.i đã ra đời làm đủ nghề để mưu sinh.