Hơn 603.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 14,3 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 603.000 người chết, nhiều nơi phải tái siết chặt biện pháp kiểm soát để ngăn Covid-19 lây lan.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 14.384.302 ca nhiễm và 603.242 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 232.429 và 5.338 trong 24 giờ qua, trong khi 8.577.325 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
WHO ghi nhận 18/7 là ngày ca nhiễm toàn cầu tăng kỷ lục 259.848 ca. Kỷ lục trước đó là ngày 17/7 với 237.743 trường hợp. Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi là những nước ghi nhận ca nhiễm tăng mạnh nhất.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân Covid-19 vào bệnh viện ở Brazil ngày 17/7. Ảnh: Reuters.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 3.826.349 ca nhiễm và 142.786 người chết, tăng lần lượt 56.337 và 722 ca trong 24 giờ qua. Mô hình nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cuối tháng trước dự đoán ca tử vong do nCoV ở nước này có thể tăng lên 150.000 vào tháng tới.
18 bang Mỹ được coi là vùng đỏ vì ghi nhận hơn 100 trường hợp mới trên 100.000 người mỗi tuần, trong đó có những bang như Alabama, Arizona, Texas, Arkansas, California, Florida. Tại hạt Nueces ở Texas, 85 em bé dưới một tuổi nhiễm nCoV kể từ tháng ba, do lây từ thành viên trong gia đình. Giới chức Texas cho biết họ công bố số liệu này để thúc giục người dân đeo khẩu trang và tuân thủ quy định giãn cách xã hội.
Bất chấp áp lực từ Trump, California yêu cầu trường công ở bang học trực tuyến khi năm học mới bắt đầu vào mùa thu này, cho đến khi bang kiềm chế được Covid-19. Nhiều công ty bán lẻ ở Mỹ ra quy định yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 26.427 ca nhiễm và 803 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 2.075.124 và 78.735.
Michael Ryan, phụ trách mảng phản ứng khẩn cấp của WHO, ngày 17/7 nói rằng “ca nhiễm ở Brazil không còn “tăng theo cấp số nhân” mà đã “ổn định”. Ông chỉ ra rằng hệ số lây nhiễm (R0) đã khá cao ở Brazil vào tháng 4 và tháng 5, ở mức 1,5 -2, tức là một người nhiễm nCoV có thể lây cho hai người khác. Giờ đây, con số đã giảm xuống 0,5 – 1,5. Ryan nhấn mạnh đây là cơ hội để Brazil kiềm chế virus.
Một số cửa hàng, nhà hàng và quán bar đã nối lại hoạt động với chính sách khác nhau giữa các địa phương, trong khi toàn bộ trường học vẫn phải đóng cửa. Những bãi biển tại thành phố Rio de Janeiro đã mở cửa cho người dân tới tập thể dục và chơi thể thao dưới nước, nhưng họ thường không đeo khẩu trang hoặc tuân thủ các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người dương tính Covid-19, nói ngày 18/7 rằng các biện pháp phong tỏa một số địa phương đang áp dụng “giết” và “bóp nghẹt nền kinh tế”, khi kinh tế Brazil được dự đoán tăng trưởng âm 6,4% năm nay. Bolsonaro cho biết ông vẫn ổn và nói rằng bản thân là “bằng chứng sống” cho thấy điều trị bằng thuốc sốt rét có hiệu quả.
Video đang HOT
Peru, vùng dịch lớn khác tại Mỹ Latinh, ghi nhận thêm 3.963 ca nhiễm và 199ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 349.500 và 12.998, là vùng dịch lớn thứ năm thế giới.
Peru hồi tháng ba áp lệnh phong tỏa để ngăn nCoV lây lan, nhưng quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn do tổn hại kinh tế ngày càng gia tăng. Nước này đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm vực dậy nền kinh tế, bất chấp những rủi ro của đại dịch. Các trung tâm thương mại mở cửa với số lượng khách nhất định. Peru nối lại hàng không nội địa và xe buýt liên tỉnh từ 16/7, tất cả hành khách phải đeo khẩu trang.
Chile xếp thứ sáu thế giới với 328.846 ca nhiễm và 8.445 ca tử vong, tăng lần lượt 2.307 và 98 ca so với hôm trước. Các trường học, nhà hàng và quán bar tại nước này vẫn đóng cửa. Giao thông công cộng cũng chỉ nối lại một phần trong những khung giờ nhất định và chỉ những cửa hàng bán đồ thiết yếu mới được phép tái mở cửa.
Mexico là vùng dịch lớn thứ tám thế giới với 338.913 ca nhiễm và 38.888 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 7.615 và 578 ca. Đây là mức tăng ca nhiễm cao kỷ lục kể từ dịch bùng phát. Các trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng, nhà hàng và quán bar mở cửa một phần, trong khi giao thông công cộng hoạt động bình thường.
Mexico siết chặn hạn chế tại những điểm thu hút khách du lịch. Giới chức ở Tulum, thị trấn nổi tiếng với các bãi biển, cảnh báo phạt hoặc bắt những người không tuân thủ quy định đeo khẩu trang. Bang Yucatan áp dụng lệnh giới nghiêm vào ban đêm, rút ngắn thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, cấm bán rượu và đóng cửa bến du thuyền.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 124 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 12.247. Số ca nhiễm tăng 6.234, lên 765.437, đánh dấu ngày thứ 23 liên tiếp số ca nhiễm mới hàng ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4.
Chính phủ Nga thông báo đã kiểm soát được đại dịch, nhưng vẫn sẵn sàng phương án đối phó đợt bùng phát thứ hai có thể diễn ra vào mùa thu. Một quan chức cấp cao Nga cho biết nước này có thể nối lại các chuyến bay quốc tế trong tháng 7, bằng cách tạo ra các trung tâm sân bay không có virus.
Các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa được phép mở lại nhưng cần tuân thủ các chỉ thị về giãn cách xã hội. Rạp hát ở Moskva sẽ mở lại từ 1/8 sau 4 tháng đóng cửa nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất.
Anh báo cáo thêm 827 ca nhiễm và 40 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 29.066 và 45.273.
Theo báo cáo công bố hôm 14/7 của viện Khoa học Y khoa Anh, làn sóng Covid-19 thứ hai ở nước này có thể khiến 120.000 người chết từ tháng 9 tới tháng 6 năm sau “trong trường hợp xấu nhất”. Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson bị chỉ trích phản ứng chậm với đại dịch, đáng lẽ nên phong tỏa sớm hơn và phải duy trì quá trình truy vết lây nhiễm.
Vào tháng 8, Anh sẽ phát phiếu giảm giá cho người dân với tổng giá trị 625 triệu USD để khuyến khích công chúng đến các nhà hàng, quán cà phê và quán bar đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Phiếu giảm giá này không thể dùng để mua rượu.
Italy ghi nhận thêm 249 ca nhiễm và 14 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 244.216 và 35.042. Đây là quốc gia châu Âu đầu tiên bị Covid-19 tấn công trong đợt bùng phát đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng các con số đã giảm xuống từ cuối tháng ba. Hành khách từ các nước trên thế giới, trừ 13 quốc gia thuộc danh sách những vùng dịch nguy cơ lớn, hiện có thể đến Italy nhưng phải chịu cách ly 14 ngày sau khi đến nơi.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết nước này có thể gia hạn tình trạng khẩn cấp sau thời hạn hiện tại là 31/7. Tình trạng khẩn cấp giúp chính phủ đẩy nhanh thủ tục hành chính nếu cần thiết để áp dụng biện pháp chống dịch.
Đức báo cáo thêm 227 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 202.572, trong khi số ca tử vong ở mức 9.162, tăng 2 trường hợp. Các cửa hàng đã mở cửa trở lại, nhưng một số bang chỉ cho phép địa điểm rộng tối đa 800 m2 hoạt động. Trường học tại nhiều địa phương cũng mở cửa để học sinh chuẩn bị cho những kỳ thi sắp tới. Các quán bar, nhà hàng và giao thông công cộng nối lại hoạt động một phần.
Tại Trung Đông, thống kê chính thức của Iran ghi nhận thêm 2.166 ca nhiễm, nâng tổng số lên 271.606, trong đó 13.979 người chết, tăng 188 ca so với hôm qua. Tuy nhiên, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 18/7 cho biết 25 triệu người dân nước này đã nhiễm nCoV, trong khi 35 triệu người khác cũng có nguy cơ nhiễm virus, theo báo cáo mới của Bộ Y tế Iran. Ông không giải thích lý do dẫn cho sự khác biệt giữa hai số liệu.
Giới chức tái đóng cửa một số doanh nghiệp tại thủ đô Tehran để kiềm chế nCoV từ 14/7. Biện pháp này dự kiến kéo dài một tuần, với các phòng gym, bể bơi, sở thú và quán cà phê phải ngừng hoạt động.
Ca nhiễm mới tại Iran có xu hướng đi lên kể từ đầu tháng 5, khiến chính phủ ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian công cộng kín, đồng thời cho phép những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Arab Saudi ghi nhận thêm 2.565 ca nhiễm và 40 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 248.416 và 2.447. Trong những hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiềm chế đại dịch, Arab Saudi tuyên bố chỉ cho phép khoảng 1.000 tín đồ đã có mặt tại nước này tham gia cuộc hành hương Hajj vào cuối tháng, trong khi nghi thức này năm ngoái thu hút hơn 2,5 triệu người Hồi giáo khắp thế giới.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 37.407 ca nhiễm và 543 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 37.407 và 26.828. Phần lớn ca nhiễm tại Ấn Độ tập trung ở Mumbai và New Delhi. Tuy nhiên, virus cũng đang lây lan tại những thành phố nhỏ hơn, buộc chính quyền địa phương phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Trung Quốc báo cáo 16 ca mới, gồm ba ca ngoại nhập và 13 ca ở Tân Cương. Urumqi, thủ phủ Tân Cương, chuyển sang chế độ “thời chiến” và đưa ra các kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi nơi này trở thành điểm nóng dịch. Thành phố đình chỉ các cuộc tụ tập, yêu cầu người dân không tới thăm nhà người khác, kêu gọi người dân không di chuyển ra ngoài thành phố nếu không cần thiết và xét nghiệm nCoV với bất cứ ai rời đi. Thành phố cấm hầu hết các chuyến bay đến và đi, đồng thời đóng cửa tuyến tàu điện ngầm và dịch vụ xe buýt từ tối 16/7.
Tổng cộng Trung Quốc ghi nhận 83.660 người nhiễm và 4.634 người chết.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 84.882 ca nhiễm, tăng 1.752 trường hợp so với hôm trước, trong đó 4.016 người chết, tăng 59 ca.
Tổng thống Joko Widodo cho biết đại dịch tại Indonesia có thể đạt đỉnh vào tháng 8 hoặc tháng 9, muộn hơn 2-3 tháng so với dự báo trước đó. Ông nói thêm rằng đang thúc đẩy nội các hoạt động tích cực hơn nhằm kiềm chế nCoV. Chính phủ đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm hướng dẫn y tế, như không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai trong khu vực, ghi nhận 65.304 người nhiễm và 1.773 người chết, tăng lần lượt 2.357 và 113 trường hợp trong 24 giờ.
Bộ trưởng Nội vụ Philippines Eduardo Ano cho biết giới chức và cảnh sát nước này sẽ tiến hành tìm kiếm người nhiễm nCoV tại từng hộ gia đình nhằm ngăn chặn virus lây lan, đồng thời kêu gọi công chúng báo cáo các ca nhiễm trong khu dân cư của họ. Bất cứ ai nhiễm nCoV từ chối hợp tác đều phải đối mặt với án tù.
Philippines sẽ cho phép người nước ngoài với thị thực dài hạn, tức người sống và làm việc tại nước này, nhập cảnh từ ngày 1/8. Manila từ 15/7 duy trì phong tỏa một phần thêm hai tuần. Trường học đóng cửa, trung tâm mua sắm và quán ăn hoạt động hạn chế, người dân bị cấm tụ tập đông người và phải giãn cách xã hội trên giao thông công cộng, và trẻ em và người già được yêu cầu ở nhà.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 47.655 người nhiễm, tăng 202 ca, trong đó 27 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn. Nước này và Malaysia dự kiến nối lại đi lại cho mục đích chính thức và kinh doanh thiết yếu vào tháng tới.
Trong khi đó, họ siết chặt quy định nhập cảnh với người đi từ hay gần đây đến những vùng dịch đang tăng nhiệt trở lại, bao gồm Hong Kong, Nhật và bang Victoria của Australia. Những người này sẽ không được tự cách ly mà phải cách ly tập trung và hầu hết phải chi trả chi phí.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 13/7 cảnh báo các nước không thể trở lại trạng thái “bình thường cũ” trong tương lai gần, đặc biệt nếu các biện pháp chống dịch bị phớt lờ. Ông còn chỉ trích một số lãnh đạo chính phủ làm xói mòn lòng tin của công chúng khi đưa ra các “thông điệp lộn xộn” về Covid-19, nhưng không chỉ đích danh nước nào.
Tảo mọc dày ở Nam cực
Nhiều nơi tại bán đảo Nam cực đang đổi màu vì 'mảng xanh' do tảo gây ra và dự kiến tình trạng này sẽ lan rộng với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tảo xanh xuất hiện nhiều ở Nam cực do nhiệt độ trái đất tăng
Theo nghiên cứu mới nhất, Nam cực thường được coi là nơi không có đời sống thực vật, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge và công trình khảo sát Nam cực của Anh đã kết hợp hình ảnh vệ tinh với các quan sát trên mặt đất để phát hiện mức độ tảo xanh hiện tại ở lục địa này.
Họ đã xác định được hơn 1.600 loài tảo xanh riêng biệt nở trên tuyết trên khắp vùng bán đảo Nam cực, với diện tích bề mặt tổng cộng là 1,9km. Các tính toán của nhóm nghiên cứu ước tính, tảo trên bán đảo Nam cực hiện đang hấp thụ mức CO2 tương đương với lượng khí thải của khoảng 875.000 ô tô.
Các công trình nghiên cứu cho thấy các vùng cực đang nóng lên nhanh hơn nhiều so với những phần khác của hành tinh và nhóm nghiên cứu dự đoán rằng các khu vực ven biển ở Nam cực nhiệt độ sẽ tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Mặc dù nhiều tảo có nghĩa là hấp thụ nhiều CO2 hơn, nhưng ngược lại thực vật ít phản chiếu lượng nhiệt của mặt trời từ bề mặt trái đất, do đó, nhiệt lượng hấp thu vào trái đất sẽ tăng.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu tuyết trắng phản chiếu đến 80% lượng bức xạ mặt trời chiếu vào thì đối với tuyết màu xanh lá cây của tảo, con số này chỉ là gần 45%.
Căng thẳng Mỹ - Trung là cơn gió ngược lớn cho thị trường chứng khoán? Quan hệ giữa Trung - Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn và điều này có thể trở thành một cơn gió ngược cho thị trường chứng khoán. CNBC đã đưa ra nhận định trên trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần và vấn đề Trung Quốc có thể trở thành một vấn đề lớn hơn trong cuộc...