Hơn 60 người tham gia lễ vinh danh côn trùng đã hy sinh vì khoa học
Hàng năm, công ty sản xuất thuốc diệt côn trùng Earth Corporation của Nhật Bản đều tổ chức một buổi lễ vô cùng đặc biệt tại đền Myodoji, thành phố Ako.
Buổi lễ nhằm tôn vinh những loài côn trùng đã hy sinh mạng sống của mình cho mục đích nghiên cứu.
Earth Corporation tự hào là “công ty sản xuất thuốc diệt côn trùng được ưa chuộng số 1 ở Nhật Bản” – vị thế mà doanh nghiệp này đã đạt được qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, thử nghiệm.
Để kiểm tra tính hiệu quả của sản phẩm, công ty đã thử nghiệm trên nhiều loài côn trùng khác nhau tại một cơ sở nghiên cứu độc quyền ở thành phố Ako. Dĩ nhiên, một số loài côn trùng chắc chắn sẽ bị chết trong quá trình này.
Earth cũng nhân giống những côn trùng mà họ sử dụng để thử nghiệm, nhưng điều đó không làm cho sự hy sinh của chúng trở nên vô nghĩa. Và để khẳng định rằng họ không coi những sinh vật nhỏ bé là những vật hy sinh hiển nhiên, Earth đã tổ chức một buổi lễ vinh danh tại đền Myodoji.
Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của đạo sĩ và hơn 60 nhân viên công ty
Tháng trước, hơn 60 nhân viên của công ty đã tham gia buổi lễ long trọng này. Một đạo sĩ cũng được mời tới để đọc lời cầu nguyện trước hàng chục bức ảnh côn trùng đã chết. Những bức ảnh muỗi, ve, ruồi, gián và các loại côn trùng khác được đặt gần bàn thờ.
Phía sau là những người tham gia chắp tay cầu nguyện khi đạo sĩ tôn vinh chúng.
Ông Tomihiro Kobori, Giám đốc Nghiên cứu Dược phẩm của Earth, đã chỉ ra rằng nhiều người coi sự hy sinh của hàng nghìn con bọ là điều đương nhiên mà không thừa nhận giá trị hy sinh của chúng cho khoa học, và buổi lễ này giúp đặt mọi thứ dưới một góc nhìn khác.
Video đang HOT
Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, cơ sở nghiên cứu của Earth cũng nuôi dưỡng khoảng 1 triệu con gián và hơn 100 triệu con bọ ve cho mục đích thử nghiệm – những sinh vật mà cuối cùng cũng chết vì vấn đề sức khỏe và vì nhu cầu sử dụng của con người.
Vì Earth phát triển nhờ cái chết của hàng triệu côn trùng ấy, nên họ quyết định “không thể không tôn vinh” sự hy sinh của chúng.
Theo tờ Sankei Shinbun, Earth đã tổ chức buổi lễ đặc biệt này hàng năm trong suốt 4 thập kỷ qua.
Tại sao rết, một trong "ngũ độc" của Trung Quốc, không giết nổi gà trống?
Nọc độc của rết chứa chất độc thần kinh, chất độc tán huyết, chất độc đông máu.
1. Độc tính đáng sợ của rết - "Ngũ độc" trong tự nhiên
Rết là một trong "ngũ độc" trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Độc tính của rết chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như enzyme, peptide, protein...
Trong số đó, nó có chứa chất độc thần kinh, chất độc tán huyết, chất độc đông máu và các thành phần khác. Những chất độc này có độc tính cao đối với cả con người và động vật.
"Ngũ độc" trong văn hóa dân gian Trung Quốc. Ảnh: Sohu
"Ngũ độc" trong văn hóa truyền thống Trung Quốc bao gồm 5 loại động vật: Rắn, bò cạp, rết, cóc và tắc kè.
2. Sức đề kháng vượt trội của gà trống
Nhìn bề ngoài, con gà trống tưởng chừng như yếu ớt lại có sức đề kháng đáng kinh ngạc. Gà trống chứa một lượng lớn globulin miễn dịch (hay huyết thanh miễn dịch) có thể chống lại độc tố của rết.
Chưa kể, hệ thống thần kinh của gà trống tương đối đơn giản và chất độc thần kinh của rết có tác dụng hạn chế đối với nó. Vì vậy, chất độc của rết không gây tử vong cho gà trống.
Ngoài ra, gà trống còn sở hữu các đặc điểm sau:
Ưu điểm về ngoại hình: Không chỉ có bộ lông dày dặn, cặp chân có lớp sừng dày bao bọc, gà trống còn có thân hình cao lớn. Điều đó rất khó cho con rết có thể tiếp cận vùng đầu của gà rồi dùng miệng cắn, tiết nọc độc.
Ưu điểm về mặt sinh lý: Hệ thống tuần hoàn của gà trống tương đối đơn giản, chất độc của rết sau khi xâm nhập vào cơ thể gà trống khó có thể nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể. Hơn nữa, tim gà trống có khả năng bơm máu mạnh và có thể nhanh chóng thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Ưu điểm về di truyền: Trong quá trình tiến hóa, gà trống có thể đã phát triển khả năng kháng hoàn toàn độc tố của rết. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số giống gà trống có gen chống lại độc tố của rết, khiến chúng có khả năng chống lại ngộ độc rết.
Chiến lược sinh tồn: Gà trống có nhiều chiến lược sinh tồn trong cuộc sống như trốn tránh thiên địch, tìm nơi trú ẩn... Những chiến lược này cho phép gà trống giảm nguy cơ bị cắn khi đối mặt với rết.
3. Cuộc chiến giữa rết và gà trống
Trong tự nhiên, những trận chiến giữa rết và gà trống không phải là hiếm. Trên thực tế, việc rết đầu độc gà trống không phải là không thể nhưng khả năng xảy ra là thấp. Tuy nhiên, rết thường chọn côn trùng nhỏ hơn khi đi săn.
Đối mặt với một con gà trống mạnh mẽ, con rết có thể chọn cách né tránh thay vì chủ động tấn công.
Bởi nếu liều lĩnh tấn công gà trống, rết sẽ bị con gà nuốt chửng nhanh gọn. Vì nọc độc của rết có trong cơ thể nó nên việc bị gà nuốt gọn cả người không giúp nó phát tán nọc độc.
Là một trong "Ngũ độc", rết có chất độc cực mạnh nhưng rất khó phát huy chất độc khi đối mặt với gà trống. Điều này không phải vì rết không đủ khỏe mà là do trong quá trình tiến hóa, gà trống đã dần có được khả năng chống lại độc tố của rết. Điều này một lần nữa chứng minh rằng cạnh tranh sinh học trong tự nhiên đòi hỏi phải tiến hóa liên tục để tồn tại.
Ghi hình "quái thú" đầu chó, chân nhện trong rừng Amazon, nhiếp ảnh gia bị cư dân mạng đòi tới tận nhà "Quái thú" kỳ lạ có cái đầu giống chó, chân giống nhện được tìm thấy trong rừng Amazon khiến nhiều người bối rối. Vào năm 2017, nhiếp ảnh gia Andreas Kay quyết định vào rừng Amazon để chụp ảnh các sinh vật. Tình cờ, trong lúc đang đi dạo trong rừng, Andreas Kay đã ghi được hình ảnh của một con "quái thú"...