Hơn 5 triệu người Indonesia được tiêm vaccine ngừa COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông tin hãng thông tấn Antara cho biết, tính đến ngày 20/3, tổng cộng đã có hơn 5 triệu người Indonesia được tiêm chủng ngừa COVID-19, trong đó có hơn 2,2 triệu người đã được tiêm mũi thứ hai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Với kết quả này, Indonesia tiếp tục dẫn đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á về cả tiến độ triển khai cũng như số lượng vaccine đã tiếp nhận.
Số người nói trên tăng gần 166.000 người so với ngày 19/3 và chiếm 12,7% trong tổng số 40,3 triệu người thuộc diện tiêm chủng trong giai đoạn I và giai đoạn II của chương trình tiêm chủng quốc gia Indonesia. Cho đến nay, Indonesia đã gần hoàn thành mục tiêu tiêm chủng giai đoạn I cho các nhân viên y tế. Cụ thể, 98,21% trong tổng số 1.468.764 nhân viên y tế đã được tiêm liều đầu tiên và 83,82% đã nhận được mũi tiêm thứ hai.
Ngoài ra, 15,74% trong tổng số 17.327.169 công viên chức nhà nước thuộc diện tiêm chủng đã được tiêm mũi thứ nhất và 5,67% đã được tiêm mũi thứ hai. Trong khi đó, mới chỉ có 4,43% trong tổng số 21.553.118 người cao tuổi thuộc diện tiêm chủng được tiêm liều thứ nhất và 0,04% được tiêm liều thứ hai.
Video đang HOT
Hiện Indonesia đã nhận được cam kết cung cấp 426 triệu liều vaccine từ nhiều nhà sản xuất và đã tiếp nhận tổng cộng 39,1 triệu liều, trong đó 38 triệu liều từ công ty Sinovac của Trung Quốc và 1,1 triệu liều từ hãng AstraZeneca. Dự kiến, Indonesia sẽ tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm của Trung Quốc vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 tới. Ngoài vaccine Sinopharm, quốc gia Đông Nam Á này cũng đang đàm phán để mua 5,2 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ.
Cùng ngày, Antara cho biết Chính phủ Indonesia sẽ nối lại việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca từ tuần tới nhằm hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Phát biểu họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin thông báo: “Chúng tôi sẽ bắt đầu phân phối và sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca vào tuần tới”.
Indonesia đặt mua 20 triệu liều vaccine cho chương trình tiêm phòng của tư nhân
Ngày 15/3, Giám đốc điều hành công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma của Indonesia Honesti Basyir cho biết nước này dự kiến từ quý II/2021 sẽ nhận 20,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna Inc (Mỹ) và hãng Sinopharm (Trung Quốc) để phục vụ chương trình tiêm phòng do khu vực tư nhân thực hiện.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc điều trần ở Quốc hội, ông Basyir cho biết công ty đã đặt mua 15 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Sinofarm và 5,2 triệu liều vaccine của Moderna. Lô vaccine Sinofarm có thể tới nước này vào cuối quý II/2021 trong khi lô vaccine Moderna sẽ tới trong quý III/2021.
Indonesia đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm phòng quốc gia vào tháng 1 vừa qua, với mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người dân trong vòng một năm để đạt miễn dịch cộng đồng. Tiếp đó, tháng 2/2021, Indonesia đã cho phép triển khai một trong những chương trình tiêm phòng do khu vực tư nhân thực hiện đầu tiên trên thế giới song song với chương trình tiêm chủng đại trà của quốc gia.
Theo đó, các công ty có thể mua vaccine ngừa COVID-19 từ nhà nước để tiêm cho nhân viên và gia đình nhân viên của công ty. Công ty dược Bio Farma sẽ phụ trách phân phối vaccine và việc tiêm phòng được thực hiện tại các trung tâm y tế tư nhân.
Theo người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, Rosan P.Roeslani, hơn 11.500 công ty đã đăng ký tham gia chương trình này, theo đó, khoảng 7,4 triệu người sẽ được tiêm phòng.
Indonesia hiện là một trong số những nước chịu tác động mạnh nhất của dịch COVID-19 ở châu Á, với trên 1,4 triệu ca bệnh và trên 38.000 ca tử vong đến nay.
* Cùng ngày, giới chức đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết chương trình tiêm phòng COVID-19 ở đặc khu này sẽ được mở rộng cho cả những đối tượng từ 30 - 60 tuổi và những người giúp việc nhà.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, người đứng đầu cơ quan thực phẩm và y tế Hong Kong, Sophia Chan cho biết vùng lãnh thổ này đang trong thời điểm then chốt kiểm soát dịch COVID-19 và công tác tiêm phòng cho 7,5 triệu người dân sẽ giúp Hong Kong trở lại trạng thái bình thường với các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.
Bà Sophia Chan cho biết việc mở rộng chương trình tiêm phòng sẽ cho phép khoảng 5 triệu người dân được tiêm phòng. Bà cũng kêu gọi người dân Hong Kong đi tiêm chủng càng sớm càng tốt để tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác và tăng tỉ lệ tiêm chủng.
Hong Kong đã bắt đầu chương trình tiêm phòng COVID-19 tháng 2 vừa qua với vaccine của hãng công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc. Đầu tháng này, Hong Kong bổ sung thêm vaccine Pfizer/BioNTech vào chương trình tiêm chủng.
Khoảng 190.000 người ở Hong Kong đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, chiếm khoảng 2,5% dân số vùng lãnh thổ này. Đến nay, Hong Kong ghi nhận khoảng 11.200 ca mắc COVID-19 và trên 200 ca tử vong.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 110 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 17/2 (theo giờ Hà Nội), thế giới đã ghi nhận 110.137.899 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.432.192 ca tử vong. 84.963.641 bệnh nhân đã phục hồi. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ vẫn là nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của...