Hơn 4.000 binh sĩ Mỹ nhiễm virus corona
Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận hơn 4.000 ca mắc COVID-19 trong lực lượng vũ trang nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, gần 300 quân nhân thuộc lực lượng vũ trang nước này được chẩn đoán mắc COVID-19 vào cuối tuần qua, nâng tổng số ca nhiễm trong quân đội Mỹ lên tới 4.213.
Các ca nhiễm nCoV trong quân đội Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần tới khi Lầu Năm Góc lên kế hoạch xét nghiệm binh sĩ tại các đơn vị chủ lực.
Có 4.213 binh sĩ Mỹ mắc COVID-19. (Ảnh: US Army)
“Mục đích là tìm hiểu về khả năng quân nhân có thể bị nhiễm virus để chúng ta có biện pháp phòng tránh, bảo vệ lực lượng. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp khoa học và nghiên cứu thêm về virus corona chủng mới”, Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết.
Khoảng 2/3 trong số ca nhiễm mới trong quân đội Mỹ đến từ lực lượng hải quân. Trong đó ổ dịch trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt buộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho kiểm tra 100% thủy thủ đoàn. Tính đến hôm 27/4, 969 thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ mắc COVID-19.
Hiện Hải quân Mỹ có 1.659 trường hợp nhiễm virus (chiếm 40%), Lục quân có 995 trường hợp, Không quân có 347. Trong khi, có 304 ca ở Thủy quân lục chiến và 792 ca nhiễm khác từ lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ.
Đến nay, khoảng 1.258 binh sĩ Mỹ nhiễm virus corona chủng mới đã phục hồi. Hơn 91 người (2%) phải nhập viện và có 2 trường hợp thiệt mạng.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, nếu tính cả số nhân viên dân sự, người lao động hợp đồng, quân đội Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 6.568 trường hợp nhiễm bệnh.
KÔNG ANH
Video đang HOT
Quân đội Mỹ yêu cầu 20 tỷ USD để đối phó ảnh hưởng của TQ ở châu Á
Quốc hội Mỹ đã lặng lẽ phê duyệt khoản ngân sách 1,6 tỷ USD tăng cường phòng thủ xung quanh đảo Guam, một phần trong gói 20 tỷ USD để đối phó với Trung Quốc ở châu Á.
Defense News cho biết trong khoản ngân sách 1,6 tỷ USD vừa được Quốc hội Mỹ thông qua, 600 triệu USD được sử dụng để tài trợ quân sự cho các nước đối tác, 1 tỷ USD để tăng cường dự trữ vũ khí tầm xa.
Đây là một phần trong gói ngân sách trị giá 20 tỷ USD được người đứng đầu Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (INDOPACOM), đô đốc Phil Davidson đệ trình lên Quốc hội trong những tuần gần đây. Khoản ngân sách được yêu cầu bởi một số thành viên Quốc hội, những người đang xem nó là cơ sở cho để ngăn chặn hành động của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Lấy lại lợi thế
Trong luật Ủy quyền quốc phòng năm 2020, Quốc hội Mỹ đã thêm vào mục 1253, yêu cầu INDOPACOM gửi vào giữa tháng 3 năm nay một báo cáo nêu chi tiết những gì họ cần để thực hiện chiến lược quốc phòng và duy trì lợi thế quân sự so với Trung Quốc.
Báo cáo gồm các câu hỏi về cấu trúc lực lượng, hợp tác an ninh khu vực và các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết. Đáng chú ý báo cáo lần này là được gửi trực tiếp từ đô đốc Davidson mà không thông qua Lầu Năm Góc, nhằm giúp các nhà lập pháp có được cái nhìn rõ ràng hơn về những gì chỉ huy muốn có.
Báo cáo với tiêu đề "Lấy lại lợi thế" do đô đốc Davidson soạn thảo vạch ra những chiến lược và vũ khí cần có để tăng cường sức mạnh phòng thủ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đô đốc Davidson duyệt đội danh dự trong chuyến thăm Brunei. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Nâng cao lợi thế để thuyết phục các đối thủ tiềm năng, rằng bất kỳ hành động quân sự phủ đầu nào sẽ vô cùng tốn kém và có khả năng thất bại, bằng cách dự đoán sức mạnh chiến đấu đáng tin cậy vào thời điểm khủng hoảng, cung cấp cho tổng thống, Bộ Quốc phòng một số tùy chọn răn đe hiệu quả.
Tuy vậy, chi phí để lấy lại lợi thế là không hề rẻ. Báo cáo đi kèm với yêu cầu 1,6 tỷ USD tài trợ bổ sung, tiếp theo là 18,4 tỷ USD trong quỹ bổ sung trải đều trong thời gian 6 năm. Báo cáo của đô đốc Davidson tương tự Sáng kiến răn đe châu Âu, một chiến lược do Lầu Năm Góc phát hành, tập trung vào việc ngăn chặn sức mạnh quân sự của Nga ở châu Âu.
Trong một lá thư gửi cho đô đốc Davidson vào ngày 24/3, nghị sĩ Adam Smith, chủ tịch Ủy ban quân vụ Hạ viện, tuyên bố ông sẽ tài trợ cho sáng kiến lấy lại lợi thế Ấn Độ - Thái Bình Dương trong luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2021.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện, người ủng hộ ý tưởng đã tweet vào đầu tháng này, rằng thời điểm cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương đã đến. "Đã đến lúc thực hiện Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương, để chúng ta có thể đảm bảo lực lượng của mình có những gì họ cần để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc và duy trì tự do, cởi mở ở Ấn Độ - Thái Bình Dương", Thượng nghị sĩ Hawley nói.
Binh sĩ Mỹ trong một cuộc tập trận ở Hawaii. Ảnh: Lục quân Mỹ.
Thượng nghị sĩ Jim Inhofe, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cho biết báo cáo của đô đốc Davidson cung cấp thông tin quan trọng cho Quốc hội khi tiếp cận ngân sách tiếp theo.
"Tôi rất hài lòng rằng đô đốc Davidson đã tập trung phần lớn đánh giá của mình vào những yêu cầu quan trọng. Chiến lược quốc phòng không chỉ dừng lại với việc chúng ta mua bao nhiêu máy bay, tàu chiến và xe tăng, mà quan trọng là việc đảm bảo lực lượng chúng ta có thể ở đúng nơi, đúng thời điểm và đúng cái họ cần", Thượng nghị sĩ Inhofe nói.
Gói ngân sách gồm những gì?
Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương do đô đốc Davidson soạn thảo chia thành 5 điểm chính. Lực lượng sát thương kết hợp, Thiết kế lại lực lượng và tư thế, Tăng cường các đồng minh và đối tác, Tập trận, thử nghiệm và đổi mới, cuối cùng là hậu cần và an ninh.
"Mục tiêu cuối cùng của các bước là để thuyết phục đối thủ của chúng ta, đơn giãn là họ không thể đạt được mục tiêu bằng vũ lực", đô đốc Davidson viết.
Đối với Lực lượng sát thương kết hợp cần khoảng 5,8 tỷ USD, trong đó ưu tiên số 1 là xây dựng khả năng phòng không tích hợp 360 độ ở đảo Guam với chi phí 1,6 tỷ USD trong 6 năm. Ngoài ra, đảo Guam cần bổ sung thêm vũ khí tấn công chính xác tầm xa như tên lửa hành trình trình Tomahawk, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm JASSM-ER.
Quân đội Mỹ và một số nước châu Á tham dự cuộc tập trận Hổ mang Vàng ở Thái Lan. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Xây dựng và lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm tần số cao ở đảo Palau. Một radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo ở Hawaii, cùng hệ thống giám sát ngoài không gian.
Thiết kế lại lực lượng và vị thế cần khoảng 5,8 tỷ USD. Phần này tập trung vào các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết để quảng bá sức mạnh quân đội Mỹ trong khu vực, phá vỡ mạng lưới các căn cứ lớn, tập trung lâu nay được xem là mục tiêu dễ dàng cho tên lửa của Trung Quốc.
Mục tiêu của chiến lược này là không cho kẻ thù xác định được đâu là căn cứ chính để tấn công. Lực lượng Mỹ ở châu Á sẽ triển khai kiểu quay vòng và không tập trung vào bất kỳ căn cứ chính nào.
Tăng cường các đồng minh và đối tác với mức chi tiêu 384 triệu USD. Phần này tập trung vào chỉ ra lợi thế lâu dài của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương phụ thuộc vào các liên minh và quan hệ đối tác trong khu vực.
Mối quan hệ đai diện cho thành phần quan trọng của sức mạnh quốc gia Mỹ, vượt ra ngoài sức mạnh kinh tế và quân sự. Trong các cuộc thảo luận ở khu vực, các nhà lãnh đạo nước ngoài luôn đề cập đến vai trò của Mỹ trong việc hình thành hành vi toàn cầu. Điều này thể hiện rõ dựa trên mạng lưới các liên minh và đối tác được xây dựng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương 75 năm qua.
Tập trận, thử nghiệm và đổi mới: 2,8 tỷ USD. Về cơ bản đây là số tiền để tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở INDOPACOM và hơn thế nữa. Lực lượng Mỹ phải có khả năng chiến đấu trong môi trường có tính cạnh tranh cao trước đối thủ có công nghệ tiên tiến.
Đô đốc Davidson cho rằng lực lượng liên quân thiếu khả năng tích hợp các đơn vị và vũ khí vào một khái niệm chiến tranh cụ thể, nhằm ngăn chặn kẻ thù và đặt chúng ta vào vị trí để giành chiến thắng. Thử thách này chỉ có thể đáp ứng bằng cách thực hiện một loạt các bài tập đa miền, cao cấp với một chiến dịch thử nghiệm chung liên tục.
Hậu cần và an ninh: 5,1 tỷ USD. Đây là lĩnh vực rộng nắm bắt mọi thứ khác mà hệ thống chỉ huy cần, bao gồm các nhu cầu hậu cần cho các địa điểm phân tán, khả năng sửa chữa và cơ sở hạ tầng C4I, đạn dược, xử lý các tình huống lưu động và lưu trữ nhiên liệu.
Hậu cần đóng vai trò then chốt để hoàn thành tốt các giải pháp phía trên. Tài liệu cũng yêu cầu hợp tác đầy đủ với sáng kiến an ninh hàng hải được đưa ra vào năm 2015.
Trung Hiếu
Liên quân Mỹ bất ngờ rời khỏi căn cứ quân sự K1 ở Iraq Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 29-3 đã bất ngờ rút khỏi căn cứ quân sự K1 ở tỉnh Kirkuk, miền Bắc Iraq. "Quân đội Iraq đã tiếp quản căn cứ K1 từ lực lượng liên minh quốc tế trước sự chứng kiến của đại diện Tổng Tư...