Hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới
Theo số liệu được hãng tin AFP tổng hợp, tính đến ngày 18/3, đã có hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Essen, Đức, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu tổng hợp phản ánh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã được đẩy nhanh tại các nước trong thời gian gần đây. Cụ thể, đã có 100 triệu liều vaccine được sử dụng tiêm chủng trong 11 ngày gần đây nhất, nhanh gấp 6 lần so với 100 liều vaccine đầu tiên.
Tính đến 16h30 giờ GMT, ít nhất 402,3 triệu liều vaccine được phân phối tiêm chủng tại hơn 158 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Số liệu tổng hợp cũng ghi nhận tiến trình tiêm chủng tại các nước giàu nhanh hơn, trong khi các nước nghèo hơn cũng đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng sử dụng vaccine được phân phối theo COVAX – chương trình phân phối vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Video đang HOT
Hiện Israel đang dẫn đầu “cuộc đua” tiêm chủng vaccine, với 3/5 dân số đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi. Có tới 50% dân số Israel đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Tiếp theo đó là Anh (38%), UAE (trong khoảng 35 đến 70%), Chile (28%), Mỹ (22%), Bahrain (22 %), và Serbia (16% tính đến ngày 12/3). Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã phân phối 54,4 triệu liều vaccine cho 8,5% dân số của khu vực này.
Trong 13 nước nghèo nhất thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng, có 9 nước bắt đầu tiêm chủng vào đầu tháng 3, sử dụng vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX. Tính theo tỷ lệ, hiện chỉ có 0,1% số lượng vaccine đã tiêm chủng trên toàn thế giới được phân phối cho những nước nghèo này, vốn chiếm tới 9% dân số toàn cầu.
Trong khi đó, những nước giàu nhất thế giới, chiếm 16% dân số toàn cầu, lại tiếp nhận 58% số lượng vaccine đã được tiêm chủng. Hơn 1/4 số lượng vaccine đã được sử dụng tại Mỹ.
Tính đến thời điểm hiện tại, vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp sản xuất đã vượt mọi đối thủ vaccine khác khi đã được phân phối và tiêm chủng tại khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ. Đây là loại vaccine có giá thành rẻ và đã được sử dụng tại nhiều nước giàu như Anh và các nước EU, cũng như nhiều nước nghèo khác thông qua cơ chế COVAX.
Trong khi đó, vaccine của Pfizer/BioNTech đã được phân phối và sử dụng tại hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, vaccine của Moderna được sử dụng tại hơn 40 nước, chủ yếu tại các nước giàu do loại vaccine này có giá thành cao và đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe. Vaccine Sputnik V của Nga hiện đang được sử dụng tại hơn 20 nước….
Liên quan đến vaccine Sputnik V của Nga, theo trang tin themoscowtimes.com, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi các cơ quan quản lý châu Âu nhanh chóng cấp phép sử dụng loại vaccine này và các loại vaccine an toàn khác ngừa COVID-19 nhằm bổ sung thêm nguồn cung vaccine cho khối.
Một số nước EU bị tố ký hợp đồng vaccine COVID-19 bí mật
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz ngày 12/3 cho rằng một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) có thể đã ký hợp đồng bí mật với công ty sản xuất vaccine COVID-19 để nhận nhiều vaccine hơn theo quy định của EU.
Vaccine COVID-19 của hãng dược AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera, các thành viên EU đã nhất trí rằng cần phân phối vaccine COVID-19 dựa trên quy mô dân số từng nước. Tuy nhiên, ông Kurz cho biết sau khi so sánh tổng số vaccine mà các nước thành viên nhận về, rõ ràng rằng số lượng vaccine không theo hệ thống tiêu chuẩn tính theo đầu người.
Thủ tướng Áo nói: "Các dấu hiệu cho thấy các nước thành viên EU và công ty dược đã ký thêm hợp đồng. Tới cuối tháng 7, Malta sẽ nhận lượng vaccine nhiều gấp ba lần theo đầu người so với Bulgaria. Tới cuối tháng 6, Hà Lan sẽ không chỉ nhận nhiều vaccine theo đầu người hơn Đức mà còn gần gấp đôi số vaccine của Croatia. Đây rõ ràng trái với mục tiêu chính trị của EU".
Tuy nhiên, phát ngôn viên của EU Stefan de Keersmaecker, đã bác bỏ cáo buộc có hợp đồng bí mật. Ông nói: "Các nước thành viên có thể đề nghị mua ít hơn hoặc nhiều hơn số vaccine được phân bổ theo quy định, và điều này đã được thảo luận giữa các nước thành viên. Có thể sau khi thảo luận, công ty dược đã nhất trí cách phân phối mới".
EU bị chỉ trích vì chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 chậm chạp. Các nước cho rằng nguyên nhân là do vấn đề nguồn cung và phân phối.
Các nước châu Âu thua Mỹ, Israel và Anh về tỷ lệ dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Mỹ xác định được gần 4.000 ca nhiễm các biến thể mới Theo số liệu mới nhất của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch (CDC) Mỹ, gần 4.000 ca nhiễm các biến thể của chủng virus corona ban đầu gây bệnh COVID-19 đã được ghi nhận tại Mỹ tính đến ngày 11/3. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Chiếm...