Hơn 40 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật, cách chức trong đợt dịch mới
Hơn 40 quan chức ở 4 tỉnh của Trung Quốc, gồm Giang Tô, Hồ Nam, Hà Nam và Sơn Đông, đã bị phạt với nhiều hình thức do phản ứng chậm chạp và quản lý yếu kém trong đối phó với đợt dịch mới nhất ở nước này.
Người dân xếp hàng đợi lấy mẫu xét nghiệm PCR ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc hôm 7-8 – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Ngày 8-8, có 8 quan chức ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bị phạt vì yếu kém trong công tác kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại đây, theo tờ Trung Quốc Nhật báo .
Trong số này có 3 quan chức ở quận Hàn Giang và 5 quan chức ở quận Quảng Lăng của thành phố Dương Châu. Nhiều người đã bị phê bình và cảnh cáo.
Chẳng hạn trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở thị trấn Loan Đầu thuộc quận Quảng Lăng hôm 29-7, các nhân viên liên quan đã không thể tổ chức một cách khoa học và trật tự. Theo đó, đã có tổng cộng 23 người bị lây bệnh từ một ca nhiễm trong cộng đồng.
Như vậy, đến nay hơn 40 quan chức ở ít nhất 4 tỉnh của Trung Quốc đã bị phạt với nhiều hình thức trong đợt dịch mới nhất. Theo trang Tân Kinh báo , 4 tỉnh này gồm Giang Tô, Hồ Nam, Hà Nam và Sơn Đông.
Trước đó, thành phố Nam Kinh (nơi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch mới của Trung Quốc), ít nhất 15 quan chức đã bị kỷ luật, cách chức hôm 7-8, trong đó có phó thị trưởng Nam Kinh Hồ Vạn Tiến (bị phê bình) và giám đốc Ủy ban Y tế Nam Kinh Phương Trung Hữu (bị cách chức).
Tại thành phố du lịch Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam – một điểm nóng khác trong đợt dịch mới nhất – 20 quan chức và nhân viên công quyền đã bị kỷ luật vì phản ứng chậm trong phòng chống dịch.
Hai thành phố khác là Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam (miền trung Trung Quốc) và Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông (miền đông Trung Quốc) cũng thông báo các hình thức kỷ luật với những cán bộ và nhân viên đã quản lý và giám sát công tác phòng chống dịch không hiệu quả.
Trong đó, ông Phó Quế Vinh, giám đốc Ủy ban Y tế Trịnh Châu, bị cách chức. Bà Mã Thục Hoán, bí thư Đảng ủy Bệnh viện Nhân dân số 6 Trịnh Châu, cũng bị cách chức. Quận trưởng quận Lai Sơn (thành phố Yên Đài) Tôn Ngọc Vinh cùng một số người khác cũng bị cách chức.
Ngày 9-8, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc đại lục vừa ghi nhận 125 ca nhiễm mới, gồm 94 ca nhiễm trong cộng đồng, trong ngày 8-8. Con số này cao hơn 96 ca nhiễm mới (gồm 81 ca nhiễm trong cộng đồng) hôm 7-8.
Vũ Hán, thành phố hơn 11 triệu dân thuộc tỉnh Hồ Bắc, đã hoàn tất công tác xét nghiệm PCR với người dân toàn thành phố hôm 8-8, phát hiện thêm 9 ca nhiễm mới.
Miền Đông Trung Quốc gồng mình chống bão sau lũ "nghìn năm có một"
Một số tỉnh miền đông Trung Quốc đã nâng cảnh báo bão lũ khi mực nước các sông vượt mức báo động khi bão In-fa đổ bộ.
Bão In-fa đã đổ bộ vào các tỉnh miền đông Trung Quốc từ cuối tuần trước (Ảnh: Shanghai Daily).
Theo Global Times, giới chức tỉnh Giang Tô đã sơ tán khoảng 390.000 người, yêu cầu gần 20.000 tàu thuyền vào bờ tránh bão, đồng thời áp dụng hàng loạt biện pháp ứng phó khi bão In-fa đổ bộ vào Chiết Giang, Thượng Hải và tiếp tục di chuyển về phía Giang Tô.
Tính đến 18h ngày 27/7, Giang Tô đã ban bố cảnh báo vàng với mực nước trên sông Shuiyang. Mực nước tại sông này đã lên 11,8 m, cao hơn mức cảnh báo khoảng 1,3 m. Giang Tô cũng đưa ra cảnh báo đỏ khi mực nước sông Taipu vượt mức cảnh báo.
Theo cơ quan khí tượng địa phương, tâm bão đã di chuyển vào thành phố Lật Dương của Giang Tô lúc 9h sáng ngày 27/7 sau khi đổ bộ hai lần vào tỉnh Chiết Giang một ngày trước đó. Cơ quan này đã nâng cảnh báo bão lên mức vàng, dự đoán lượng mưa sẽ lên hơn 50 mm ở một số thành phố như Nam Kinh, Nam Thông, Thường Châu.
Cùng ngày, Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc dự báo, bão In-fa kết hợp với luồng không khí lạnh từ phía bắc khi di chuyển về phía tây bắc có thể gây mưa lớn ở khu vực trung và hạ lưu sông Hoài Hà cũng như hạ lưu sông Hoàng Hà, Hải Hà. Tại các khu vực bị ảnh hưởng, mực nước một số con sông sẽ dâng đáng kể, vượt mức cảnh báo.
Trong khi đó, cơ quan thủy văn huyện Vu Hồ, tỉnh An Huy hôm qua cũng nâng cảnh báo lũ, dự báo một số nơi, trong đó có thành phố Tuyên Thành bị ảnh hưởng.
Gió lớn vì bão In-fa ở Thượng Hải
Trước đó, bão In-fa khiến thành phố Thượng Hải của Trung Quốc gần như tê liệt. Cục Khí tượng Thượng Hải cho biết lượng mưa mà thành phố ghi nhận được từ 25-26/7 là hơn 100mm và tốc độ gió đạt mức 117 km/h. Cơn bão đã quật đổ hàng nghìn cây cối, ảnh hưởng đến việc cấp điện của thành phố. Nhiều tuyến đường trong thành phố chìm trong biển nước khiến giao thông bị tê liệt. Thượng Hải đã hủy toàn bộ các chuyến bay và tàu điện ngầm từ ngày 25/7 và chỉ nối lại vào chiều 26/7.
Chiều 25/7, giới chức Thượng Hải đã ra thông báo khẩn, yêu cầu các doanh nghiệp sắp xếp lịch làm việc phù hợp, cho phép nhân viên làm việc ở nhà nhằm đảo bảo an toàn. Thượng Hải cũng đã sơ tán khoảng 362.000 người trước khi bão đổ bộ.
Các tỉnh miền đông Trung Quốc đặc biệt chú trọng các biện pháp ứng phó mưa bão sau khi tỉnh Hà Nam ở miền trung vừa chứng kiến một đợt mưa lũ "nghìn năm có một" hồi tuần trước. Theo giới chức địa phương, đợt mưa lũ nghiêm trọng vừa qua ở Hà Nam đã khiến ít nhất 71 người thiệt mạng, trong đó có 14 hành khách tử vong trong toa tàu điện ngầm ngập nước. Mưa lũ cũng phá hủy gần 9.000 ngôi nhà, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người.
Trung Quốc hứng bão lớn sau mưa lũ "nghìn năm có một" Bão In-Fa đổ bộ vào miền đông Trung Quốc hôm 25/7, khiến hơn 100.000 người phải sơ tán, nhiều chuyến bay bị hủy và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn. Trung Quốc tiếp tục hứng bão lớn sau trận lũ "nghìn năm có một" Nhân viên môi trường dựng lại một gốc cây đổ vì bão In-fa ở thành phố Ninh Ba,...