Hơn 3.000 người Syria sơ tán sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong 2 ngày
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 4/6 cho biết, hơn 3.000 người Syria đã sơ tán sang nước này chỉ trong 2 ngày.
Làn sóng người dân Syria sơ tán sang nước láng giềng diễn ra sau khi bạo lực gia tăng tại Syria, với các cuộc giao tranh giữa nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và những tay súng người Kurd.
Hơn 3.000 người Syria sơ tán sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong 2 ngày (ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều người dân đi sơ tán để tránh giao tranh cũng như các cuộc không kích do liên quân quốc tế chống IS tại Syria. Những người dân sơ tán sang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần phải kiểm tra sức khỏe và đăng kí sinh trắc học tại cửa khẩu biên giới.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận khoảng 1,8 triệu người sơ tán khỏi nước láng giềng Syria. Thổ Nhĩ Kỳ duy trì chính sách mở cửa biên giới cho người tị nạn Syria trong suốt 4 năm xảy ra nội chiến tại nước láng giềng. Tuy nhiên, những tháng gần đây do vấn đề an ninh nên Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa biên giới một phần.
Các tổ chức cứu trợ bày tỏ lo ngại, việc đóng cửa một phần biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến nhiều người Syria không thể đến được nơi an toàn./.
Phạm Hà Theo Reuters
Theo_VOV
Tân Tư lệnh Mỹ lo ngại Trung Quốc và coi Triều Tiên là mối đe dọa hàng đầu
Tân Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ ngày 26/5 nói rằng Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất trong khu vực tác chiến của bộ chỉ huy này. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc tại châu Á- Thái Bình Dương.
Đô đốc Harry Harris, tân Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ. (Ảnh: Yonhap)
Tờ The Korean Observer ngày dẫn phát biểu của Đô đốc Harry Harris một ngày trước khi ông được bổ nhiệm là Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ cho biết những lo ngại về Triều Tiên khiến ông không thể ngủ được vào buổi đêm.
"Nguy cơ lớn nhất mà chúng tôi đang phải đối mặt chính là Triều Tiên. Bình Nhưỡng có một nhà lãnh đạo khó đoán định, theo quan điểm của tôi, luôn nung nấu ý đồ tấn công các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản của Mỹ.
Đô đốc Harris đang cố theo đuổi các vũ khí hạt nhân và các phương tiện phóng các vũ khí này xuyên lục địa. Ông Harris còn đề cập đến việc nhà lãnh đạo Triều Tiên có xu hướng thanh trừng những người không tuân theo ý mình. "Ông ấy sẽ hạ thủ với những người xung quanh bất đồng quan điểm với ông ấy, và chúng ta cần phải lưu ý việc này", ông Harris cho hay.
Ngoài ra, Đô đốc Harris cũng bày tỏ quan ngại đặc biệt về Trung Quốc. Ông nhận định rằng các hành động của Bắc Kinh, bao gồm việc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và đẩy mạnh yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, gây lo ngại trong các nước láng giềng.
Thoa Phạm
Theo Dantri/TKO
Ba tình huống có thể dẫn đến chiến tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông Trong bối cảnh căng thẳng xoay quanh vấn đề Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, một chuyên gia nghiên cứu về an ninh và chính trị châu Á đã đưa ra dự đoán 3 tình huống có thể làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 bên. Tàu sân bay USS George H.W. Bush của Hải quân Mỹ - Ảnh:...