Hơn 3.000 cuộc tấn công mạng vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2019 có 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 2.684 cuộc (tương đương 45,90%) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó có 968 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 635 cuộc tấn công cài cắm mã độc ( Malware), 1.556 cuộc tấn công lừa đảo ( Phishing).
Thống kê cho thấy, số lượng các cuộc tấn công giảm, chủ yếu ở hình thức tấn công Phishing. Riêng với hình thức này, tháng Một giảm mạnh nhất là 76,86%, tháng Năm giảm ít nhất là 47,37% so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh chụp màn hình. (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)
Video đang HOT
Chỉ số này cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến, đặc biệt, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thời gian vừa qua đã thể hiện hiệu quả nhất định.
Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma ( botnet) là 4.300.218 địa chỉ, giảm 34,30% so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh chụp màn hình. (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu thập và phân tích 54 chiến dịch tấn công nguy hiểm, tiêu biểu một số chiến dịch: Chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc Muddy Waters nhắm tới các tổ chức ngân hàng, chính phủ; Chiến dịch cài cắm mã độc AveMaria; Chiến dịch phát tán mã độc mới HawkEye Reborn; Chiến dịch phát tán mã độc MegaCortex, mã độc backdoor Cronjob; Chiến dịch phát tán mã độc tống tiền LockerGoga and Ryuk đến từ nhóm tin tặc FIN6; Chiến dịch phát tán mã độc tống tiền Jcry thông qua giả mạo Adobe Flash Player; Chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc TajMahal phát tán mã độc nhằm mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm…
Hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ghi nhận được số lượng sự kiện an toàn mạng trong 6 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 203 triệu sự kiện. Các tấn công nguy hiểm liên quan đến mã độc trong các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử được phát hiện tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Cũng theo dự thảo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU ngày 27/3/2018, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (so với năm 2017 là 100), được xếp vào nhóm 1 trên 3 nhóm là nhóm có độ cam kết cao.
Riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5/11, xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Về mặt điểm số trung bình, năm 2018 Việt Nam có điểm số là 0.693 (so với năm 2017 là 0.245).
Theo viet nam plus
Tháng 5/2019: Mỗi ngày có hơn 23 sự cố tấn công mạng
Trong tháng 5/2019, hệ thống theo dõi, cảnh báo của VNCERT đã phát hiện 739 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam...
Trong 739 sự cố tấn công mạng này, có 425 sự cố Deface (tấn công thay đổi giao diện), 289 sự cố Phishing (tấn công lừa đảo) và số sự cố Malware (phát tán mã độc) là 25.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) vừa cho biết, trong tháng 5/2019, hệ thống theo dõi, cảnh báo của VNCERT đã phát hiện 739 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam, trong đó đa số là sự cố tấn công thay đổi giao diện, chiếm hơn 57%.
Trong 739 sự cố tấn công mạng này, có 425 sự cố Deface (tấn công thay đổi giao diện), 289 sự cố Phishing (tấn công lừa đảo) và số sự cố Malware (phát tán mã độc) là 25.
Theo VNCERT, top 5 loại hình tấn công nhiều nhất trong tháng 5/2019 gồm: tấn công thu thập thông tin; vi phạm chính sách an toàn thông tin; tấn công leo thang đặc quyền; tấn công từ chối dịch vụ và tấn công liên quan đến mã độc.
Tháng qua, trung tâm này cũng thực hiện nhiều lượt cảnh báo, yêu cầu xử lý sự cố và hỗ trợ xử lý sự cố cho các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước, như phát hiện và gửi 28 email cảnh báo yêu cầu đơn vị xử lý sự cố còn tồn tại và hỗ trợ xử lý sự cố cho các đơn vị có yêu cầu; gửi công văn cảnh báo trực tiếp đến 3 đơn vị thuộc cơ quan nhà nước bị nhiễm mã độc deface.
Trong khi đó, một đơn vị khác của Bộ Thông tin và Truyền thông là Cục An toàn Thông tin. Cục này ghi nhận, tính đến ngày 20/5/2019 có 287 vụ Phishing - hình thức tấn công sử dụng website, email lừa đảo, mạo danh tổ chức hoặc công ty uy tín để lừa người dùng nhằm đánh cắp các thông tin nhạy cảm, như tên đăng nhập, mật khẩu hay thông tin về các loại thẻ tín dụng của người dùng.
Cục An toàn Thông tin nhận định số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma là 857.927 địa chỉ (giảm 37,57% so với tháng 4/2018).
Với số lượng địa chỉ nằm trong các mạng máy tính ma này, các máy tính kết nối với Internet bị xâm nhập bởi các hacker, virus, phần mềm trojan và bị hacker điều khiển từ xa, sử dụng vào những mục đích nguy hiểm khác nhau.
Theo vneconomy
Số lượng cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã giảm gần 50% Theo số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin, trong quý I/2019, tổng số cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam là 620 cuộc, giảm 21,17% so với Quý IV/2018 và giảm tới 49,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu được ghi nhận từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian...