Hơn 28.000 thiết bị được cứu nhờ công cụ giải mã ransomware
Mã độc tống tiền ransomware đã tăng mạnh kể từ năm 2012, đem về cho tin tặc những khoản lợi khổng lồ. Tuy nhiên, sự liên minh của tổ chức No More Ransom đã giúp cho nhiều người dùng giảm thiệt hại.
Dự án No More Ransom đã giúp giảm được tình trạng người dùng bị mã độc tống tiền tấn công. ẢNH: AFP
Một năm trước, vào ngày 25.7.2016, sáng kiến No More Ransom (liên minh tạo ra các công cụ giải mã các loại mã độc tống tiền) đã được đưa ra bởi Cảnh sát Hà Lan, Europol, McAfee và Kaspersky Lab. Hiện nay No More Ransom có hơn 100 đối tác trên toàn cầu.
Ransomware tăng mạnh kể từ năm 2012, tiếp tục phát triển và thay vì tấn công người dùng cá nhân thì tin tặc đang có xu hướng nhắm mục tiêu ngày càng nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhiều.
Video đang HOT
Chẳng hạn, cuộc tấn công WannaCry vào giữa tháng 5 vừa qua đã có trên 300.000 nạn nhân doanh nghiệp tại 150 quốc gia, phá vỡ cơ sở hạ tầng quan trọng của rất nhiều doanh nghiệp.
Nhân kỷ niệm tròn một năm thành lập tổ chức No More Ransom (www.nomoreransom.org), các chuyên gia bảo mật đã ghi nhận trang web này đã có hơn 54 công cụ giải mã, bao gồm 104 loại ransomware khác nhau. Ước tính, các công cụ này đã giúp giải mã được hơn 28.000 thiết bị, và “lấy lại” tiền từ tay tin tặc khoảng 8 triệu euro.
Theo hãng bảo mật Kaspersky Lab, sự thành công của sáng kiến No More Ransom là thành công chung, không thể đạt được bởi sự đơn độc của các cơ quan hành pháp hoặc ngành công nghiệp tư nhân. Bằng việc gia nhập lực lượng, Kaspersky nâng cao khả năng ngăn chặn tội phạm làm hại người dùng, doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Ransomware chuyển hướng tấn công smartphone Android
Sau khi ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng máy tính trên toàn thế giới, mã độc tống tiền (ransomware) đã bắt đầu tìm đường tấn công smartphone, với hệ điều hành bị tấn công đầu tiên là Android.
LeakerLocker là mã độc tống tiền đầu tiên nhắm vào smartphone thay vì máy tính. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo hãng bảo mật Trend Micro, LeakerLocker là ransomware mới nhất vừa được phát hiện và đang ảnh hưởng đến người dùng Android nếu họ tải các ứng dụng cụ thể từ Google Play Store.
Không giống như các ransomware khác, điểm nguy hiểm của LeakerLocker chính là nó không mã hóa tập tin người dùng trước khi yêu cầu khoản thanh toán để giải mã. Thay vào đó, nó cố gắng tống tiền nạn nhân 50 USD (thanh toán qua Bitcoin), đổi lại bọn tội phạm nói rằng chúng sẽ không lan truyền thông tin cá nhân (thu thập từ thiết bị người dùng) lên mạng internet. Phương thức tấn công này còn được gọi là "doxxing".
Doxxing là một phương pháp tấn công phổ biến được sử dụng bằng nhiều công cụ hack. Phương pháp này có thể thu thập được một lượng lớn thông tin cá nhân của những người cụ thể. Nhiều hacker sử dụng chúng vào những mục đích trục lợi của riêng họ như quấy rối, theo dõi hoặc lợi dụng cá nhân. Việc để lộ thông tin cá nhân, bao gồm số an sinh xã hội hoặc chi tiết ngân hàng, sẽ gây ảnh hưởng đến danh tiếng hoặc vấn đề tài chính của nạn nhân.
Với hình thức tấn công này, LeakerLocker sẽ hướng đến những đối tượng người dùng coi trọng thông tin cá nhân của mình, vì vậy họ sẵn sàng trả phí cho hacker để bảo vệ mình.
Các chuyên gia bảo mật Trend Micro đã xác định các ứng dụng mang mối đe dọa này trong Google Play Store, bao gồm Wallpapers Blur HD và Booster & Cleaner Pro. Các ứng dụng này đã được tải xuống hàng nghìn lần. Theo khuyến cáo, người dùng bị ảnh hưởng không nên thanh toán tiền chuộc vì nó khiến vấn đề thêm phần trầm trọng.
Ngoài ra, người dùng cần đảm bảo cài đặt ứng dụng với những quyền giới hạn, không cho phép chúng truy cập vào một số lượng nhất định thông tin cá nhân.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Đã có cách giải mã các tập tin bị mã hóa bởi ransomware NotPetya Các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật Positive Technologies tuyên bố đã có thể giải mã được các tập tin bị mã hóa bởi mã độc tống tiền (ransomware) NotPetya, hậu duệ của Petya, trong lần tấn công mới nhất. Ảnh: Microsoft Theo Neowin, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng họ có thể đơn giản hóa giải pháp kỹ thuật cho...