Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, có 1.947 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm 29,4% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 10,36 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Về vốn điều chỉnh, có 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, vốn điều chỉnh trong 9 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Video đang HOT
Không chỉ giảm về vốn đăng ký mới, 9 tháng qua dòng vốn ngoại vào Việt Nam qua hình thức góp vốn mua cổ phần giảm 20,5% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 5,73 tỷ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể từ gần 40% trong 9 tháng năm 2019 xuống 27% trong 9 tháng năm nay.
Thời gian qua, các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 9,9 tỉ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp đến là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỉ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký lần lượt gần 3,2 tỉ USD và 1,3 tỉ USD, còn lại là các lĩnh vực khác.
Xét theo vùng, lãnh thổ, Singapore đang dẫn đầu về số vốn đầu tư vào VN với tổng vốn đăng ký đầu tư 6,77 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,17 tỉ USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,87 tỉ USD.
Hiện, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu, tiếp đó là Hàn Quốc.
Kết quả trên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tuy giảm sút so với cùng kỳ, nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.
SCIC nhận chuyển giao 5.877 tỷ đồng vốn đầu tư nhà nước từ Bộ Xây dựng
Tổng vốn nhà nước SCIC nhận chuyển giao từ Bộ Xây dựng đạt 5.877 tỷ đồng.
Ngày 31/8, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1, Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam từ Bộ Xây dựng sang SCIC.
Biên bản chuyển giao cho biết, giá trị vốn đầu tư của nhà nước tại Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam được chuyển giao từ Bộ Xây dựng sang SCIC là 312 tỷ đồng (tương đương 87,32% vốn điều lệ).
Tổng công ty Sông Đà là 4.486 tỷ đồng, chiếm 99,79% vốn; Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 là 509 tỷ đồng, chiếm 40,08% vốn điều lệ; Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam là 570 tỷ đồng, chiếm 98,16% vốn điều lệ. Như vậy, tổng vốn nhà nước SCIC nhận chuyển giao từ Bộ Xây dựng đạt 5.877 tỷ đồng.
Việc chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ Bộ Xây dựng sang SCIC được thực hiện theo Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2020 về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Tổng công ty Sông Đà (SJG) được thành lập từ năm 1961, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng...
Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen, VIW) được thành lập theo vào năm 2005, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cấp thoát nước và môi trường trên phạm vi cả nước.
Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC, VGV) tiền thân là Cục Thiết kế Dân dụng - Nhà Kiến trúc được thành lập tháng 4/1955.
Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Fico, FIC) thành lập trên cơ sở Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 từ năm 1976, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính gồm sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản; xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp; kinh doanh vật tư phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản.
8 tháng, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng gần 16% Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng, cả nước có 86 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 218,4 triệu USD; có 25 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 111,8 triệu USD. Tính chung...