Hơn 20.295 tỷ đồng từ KEB Hana Bank đã về tài khoản BIDV
BIDV chính thức hoàn tất thương vụ chào bán cổ phiếu riêng lẻ, mức giá bán được xác định 33.640 đồng/cổ phiếu như công bố trước đó.
BIDV chính thức tự hóa giải thế kẹt tăng vốn điều lệ kéo dài gần bốn năm qua.
Ngày 31/10/2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài KEB Hana Bank (Hàn Quốc).
Ngày 01/11/2019, BIDV công bố cụ thể kết quả chào bán. Theo đó, 603.302.706 cổ phiếu đã được chào bán, với mức giá 33.640 đồng/cổ phiếu, cho đối tác trên, và đây cũng là cổ đông nước ngoài lớn của BIDV từ nay (ứng với tỷ lệ sở hữu 15%).
20.208 tỷ đồng là giá trị thu ròng từ giao dịch này. Đáng chú ý, lượng cổ phiếu chào bán trên thuộc sở hữu của KEB Hana Bank có điều kiện hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm.
Trước giao dịch chào bán trên, BIDV có vốn điều lệ 34.187 tỷ đồng. Sau giao dịch, vốn điều lệ tăng lên 40.220 tỷ đồng. Ngân hàng này thu về khoản thặng dư hơn 14.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Như vậy, sau gần bốn năm yêu cầu tăng vốn điều lệ đặt ra căng thẳng và kéo dài, BIDV đã chính thức tự hóa giải thế kẹt bằng thương vụ trên cùng khoản thặng dư lớn. Theo đó, ngân hàng này có thêm điều kiện để đáp ứng yêu cầu về vốn trong lộ trình thực hiện Basel II mà Ngân hàng Nhà nước quy định từ 01/01/2020.
LAM GIANG
The Bizlive.vn
BIDV thu hơn 20.000 tỷ sau khi bán vốn cho ngân hàng Hàn Quốc
Tổng số tiền BIDV thu từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư tới từ Hàn Quốc là gần 20.300 tỷ đồng, trong đó tổng thu ròng từ đợt chào bán vào khoảng 20.200 tỷ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV vừa có thông báo về kết quả đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, ngày 31/10, BIDV đã hoàn tất phát hành hơn 603 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ sau chào bán cho đối tác Hàn Quốc là Ngân hàng KEB Hana Bank.
Với mức giá 33.640 đồng/cổ phiếu, ngân hàng phía Việt Nam thu về số tiền gần 20.300 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu. Sau khi trừ chi phí phát hành, tổng thu ròng từ đợt chào bán của BIDV là 20.208 tỷ.
KEB Hana Bank trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại BIDV sau sở hữu vốn của Nhà nước. Ảnh: KEB.
Mức giá chào bán cho đối tác ngoại thấp hơn 18% so với thị giá cổ phiếu BIDV niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hiện nay, đạt 41.000 đồng/cổ phiếu (ngày 1/11).
Nếu so với thời điểm ngân hàng phía Việt Nam bắt đầu tìm đối tác để phát hành riêng lẻ, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ mức giá đỉnh hồi đầu năm 2018.
Cùng với việc thu về hơn 20.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của BIDV cũng tăng từ 34.187 tỷ lên 40.220 tỷ đồng, và là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất thị trường hiện nay. Tính đến cuối quý III, 5 nhà băng có quy mô vốn lớn nhất thị trường gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank và Agribank.
Trong đó, vốn điều lệ của Vietinbank là 37.234 tỷ; Vietcombank là 37.089 tỷ; Techcombank là 34.966 tỷ và Agribank đến cuối quý II là gần 30.500 tỷ đồng.
Cùng với việc tăng vốn, tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại nhà băng này cũng giảm xuống còn 81% từ mức 95,28% trước đó. KEB Hana Bank cũng trở thành cổ đông ngoại lớn nhất và là cổ đông lớn thứ hai tại BIDV sau sở hữu của Nhà nước.
Lô cổ phần mà đối tác Hàn Quốc mua sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Theo kế hoạch sử dụng vốn sau phát hành, ngoài việc bổ sung tiền vào vốn điều lệ, ngân hàng sẽ dùng tiền để mở rộng một số lĩnh vực và tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay.
Ngay trước đợt phát hành, BIDV đã thông qua việc chi gần 4.800 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho hai năm 2017 và 2018, với tổng tỷ lệ 14% (mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 1.400 đồng tiền mặt).
Báo cáo tài chính quý III của nhà băng này cho biết, sau 9 tháng, ngân hàng ghi nhận khoản lãi ròng sau thuế đạt hơn 5.645 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Lãi lũy kế đến cuối tháng 9 của ngân hàng đạt gần 15.900 tỷ đồng.
BIDV hiện vẫn là ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất hệ thống đạt trên 1,42 triệu tỷ đồng. Các chỉ tiêu tài chính huy động vốn và dư nợ cho vay của nhà băng này đều đạt trên 1 triệu tỷ.
Trong năm nay, nhà băng này kỳ vọng sẽ thu về 10.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế với dư nợ cho vay tăng dự kiến 12% và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Trong khi đó, đối tác phía Hàn Quốc - KEB Hana Bank là nhà băng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tài chính Hana. Ngân hàng này được thành lập từ tháng 9/2015 trên cơ sở sáp nhập giữa Hana Bank và Korea Exchange Bank.
Tại thời điểm sáp nhập, tổng tài sản của KEB Hana Bank ước đạt 299.000 tỷ won (tương đương 255 tỷ USD), đứng đầu trong số các ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc.
Theo News.zing.vn
BIDV sắp phải chi 4.760 tỷ đồng trả cổ tức năm 2017 và 2018 Tỷ lệ chi trả là 7% cho mỗi năm, chốt danh sách vào ngày 8/11/2019. Ngày 25/10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc công bố thông tin BIDV chi trả cổ tức năm 2017, 2018. Cụ thể, căn cứ...