Hơn 20.000 phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú trong năm 2020
Năm 2020, Việt Nam ghi nhận 21.555 ca mắc mới ung thư vú. Đây là bệnh đứng đầu trong nhóm ung thư phổ biến nhất ở nữ giới.
Theo thống kê từ Globocan một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agence on Cancer Research – IACR) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), 5 căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại Việt Nam là ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4%). Trong đó, ung thư vú chiếm 25,8% với 21.555 ca mắc mới và 9.345 trường hợp tử vong.
Số liệu thống kê của Globocan về tỷ lệ các bệnh ung thư tại Việt Nam. (Nguồn:Sưu tầm)
So với thống kê năm 2018 của Globocan, tỷ lệ phần trăm nữ giới mắc ung thư vú tăng 5 % (năm 2018, tỷ lệ này ở mức 20,8%). Đáng chú ý, không chỉ xuất hiện ở tầng lớp trung niên, căn bệnh ung thư vú đã xuất hiện ở những phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình.
Nguyên nhân
Một số yếu tố nguy cơ tồn tại làm tăng tỷ lệ ung thư vú của nữ giới bao gồm:
- Phụ nữ lớn tuổi (trên 50 tuổi), phụ nữ chưa có con hoặc sinh con sau 30 tuổi cũng có khả năng cao.
- Do di truyền, nếu trong nhà có mẹ hoặc chị mắc bệnh trước thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ các cặp gen kết hợp lại với nhau gây ra ung thư vú cao hơn.
- Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).
- Một số nghiên cứu cho hay phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống rượu bia trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt có đến 70% phát triển ung thư trước tuổi 50 cao hơn so với những người không hút.
- Phụ nữ có mô vú dày, điều trị xạ trị ở ngực trước tuổi 30, người béo phì.
- Hormone thay thế trị liệu (HRT; estrogen cộng với progesterone) làm tăng nguy cơ ung thư vú nhẹ sau 5 năm điều trị.
- Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ một chút nếu được sử dụng trong nhiều năm.
Triệu chứng
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh nhân có thể cảm nhận được các triệu chứng sau:
- Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay
Video đang HOT
- Xuất hiện khối u cứng ở vú
- Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng
- Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy
- Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.
Triệu chứng rõ rệt nhất là các dấu hiệu cảm nhận được từ bên ngoài như đau, sưng,.. (Ảnh minh hoạ)
Các giai đoạn bệnh và cách điều trị
Ung thư vú chia làm 05 giai đoạn. (Ảnh minh hoạ)
- Ung thư vú giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu): Ở giai đoạn đầu này, các tế bào ung thư vú được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Thời điểm này, ung thư vú không xâm lấn, có nghĩa là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh ung thư vú để ngăn chặn sự di căn của bệnh. Thường thì bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng thêm phương pháp xạ trị.
- Ung thư vú giai đoạn 1: Ở giai đoạn 1A, khối u vẫn có kích thước nhỏ từ 2cm và các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 1B sẽ không chỉ có khối u ở vú mà còn tìm thấy khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. Ở cả 2 giai đoạn này, nếu được phát hiện bệnh sớm, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp một số liệu pháp để điều trị bệnh.
- Ung thư vú giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2, các khối u có kích thước từ 2 – 5cm và có thể chưa lây lan sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn này được chia là 2 giai đoạn nhỏ: 2A và 2B.
Giai đoạn 2A: Chưa xuất hiện u nguyên phát và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và chưa đến 4 hạch bạch huyết; Khối u từ 2-4cm và chưa lan tới hạch bạch huyết và hạch dưới cánh tay.
Giai đoạn 2B: Khối u đã phát triển và có kích thước từ 2 đến 4cm, đã tìm thấy các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, từ 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương ức. Cũng có những trường hợp, kích thước khối u lớn hơn 5cm và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết.
Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 nên kết hợp các liệu pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kích thích tố sẽ đem lại khả năng thành công tốt nhất.
- Ung thư vú giai đoạn 3: Khi bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, thì các khối u trong cơ thể đã lan rộng 4 – 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú. Ở giai đoạn này, liệu pháp điều trị cho bệnh nhân cũng giống với giai đoạn 2. Nếu bác sĩ phát hiện ra có khối u nguyên phát lớn, thì bệnh nhân sẽ phải dùng thêm biện pháp hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Ung thư vú giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Giai đoạn này được xem là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Ung thư vú thường di căn đến xương, não, phổi và gan. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị toàn thân tích cực, đây là phương pháp phổ biến đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.
Với bệnh ung thư vú, nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, phụ nữ cần chủ động theo dõi bản thân, thường xuyên áp dụng các cách kiểm tra vùng ngực tại nhà. Nếu xuất hiện bất thường, cần đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.
"Ăn kiểu lót dạ" cho kết quả "rất thú vị" đối với ung thư vú, BS Phạm Nguyên Quý vẫn kêu gọi: Thận trọng!
Kết quả nghiên cứu trên là khả quan nhưng vẫn cần thêm thời gian để kiểm định và chúng ta vẫn cần lưu ý ở nhiều điểm để không áp dụng sai thành quả khoa học.
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, với hơn 2 triệu trường hợp chẩn đoán mới mỗi năm, chiếm khoảng 25% tổng số ung thư ở phụ nữ (Globocan 2018). Như hầu hết các bệnh ung thư khác, các tế bào ung thư vú phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và các yếu tố tăng trưởng để tiếp tục phát triển và chống lại ảnh hưởng của thuốc điều trị.
Trong khi đó, một số thí nghiệm trên chuột nhiều năm trước đã cho thấy việc nhịn ăn trong thời gian ngắn hoặc chế độ "ăn kiểu lót dạ" (fasting mimicking diets, KLD) có thể bảo vệ những tế bào lành chống lại tác dụng phụ của hóa trị, đồng thời tăng ảnh hưởng của hóa chất lên tế bào ung thư.
Tuy nhiên, nghiên cứu lâm sàng liên quan tới hiệu quả của việc nhịn ăn ngắn hạn trên bệnh nhân ung thư đang ở giai đoạn sơ khai.
Để góp phần làm rõ hơn ảnh hưởng của chế độ ăn KLD trên người, Judith Kroep và các đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng pha 2 (DIRECT trial) trên 129 bệnh nhân bị ung thư vú giai đoạn II/III âm tính với HER2.
Trong thử nghiệm này, một nửa số người tham gia theo chế độ ăn kiểu lót dạ 3 ngày trước và vào ngày hóa trị (nhóm KLD), trong khi nửa còn lại vẫn giữ thói quen ăn uống bình thường (nhóm chứng). Kết quả cho thấy dù bác sĩ dùng cùng phác đồ hóa trị bổ trợ trước mổ, khối u dễ thu nhỏ hơn ở những bệnh nhân theo chế độ ăn KLD.
Hình 1
Cụ thể hơn, tỉ lệ tiêu biến hoàn toàn khối u qua đánh giá bệnh phẩm (mô vú) sau mổ, trên kính hiển vi (pathological Complete Response) là 11,7% và KHÔNG KHÁC NHAU giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, sự tiêu biến một phần hoặc hoàn toàn khối u qua chẩn đoán hình ảnh (MRI hoặc siêu âm) trước phẫu thuật, đã xảy ra thường xuyên hơn khoảng 3 lần ở nhóm KLD so với nhóm chứng.
Về tỉ lệ gặp tác dụng phụ dạng vừa-nặng (cấp độ 3-4), nhóm nghiên cứu báo cáo rằng không có khác biệt đáng kể giữa nhóm ăn KLD (75,4%) và nhóm ăn bình thường (65,6%), và không có ca nào tử vong. Thêm vào đó, tỷ lệ bệnh nhân ngừng/bỏ hóa trị không khác nhau giữa hai nhóm (27,7% trong nhóm KLD so với 23,8% ở nhóm chứng).
Giải thích về lý thuyết đằng sau kết quả thú vị này, nhóm nghiên cứu cho biết chế độ ăn KLD là chế độ ăn thay thế dựa trên thực vật, ít axit amin và hạn chế đường, bao gồm chủ yếu là súp, nước dùng và trà. Việc giảm đạm và đường/năng lượng theo lịch trình này có thể đã làm giảm insulin và yếu tố tăng trưởng giống insulin.
Hình 2
Đây là hai yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển ung thư mà một số khảo sát trên chuột đã khẳng định. Việc nhịn ăn sẽ chuyển các tế bào lành từ trạng thái sinh trưởng (bình thường) sang trạng thái nghỉ/"chế độ duy trì" vì mức độ dinh dưỡng và insulin xung quanh giảm thấp, trong khi những tế bào ung thư vẫn hăng hái hoạt động phân chia. Vì hóa trị nhắm vào các tế bào phân chia nhanh, khi truyền hóa trị ở trạng thái nhịn ăn/hơi đói, ảnh hưởng lên các tế bào ung thư sẽ mạnh hơn các tế bào lành và hóa trị sẽ tấn công khối u hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong khi nhóm tác giả gợi ý lạc quan rằng "Nghiên cứu này là bước tiến quan trọng trong việc quản lý/thay đổi chế độ ăn của bệnh nhân ung thư nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị tổng hợp", một số chuyên gia khác và người viết bài này lại kêu gọi bình luận và truyền thông thận trọng.
Thứ nhất, kết quả trên vẫn chỉ là số liệu từ thử nghiệm lâm sàng pha 2, tức rủi ro sai lệch còn khá cao.
Trên thực tế, gần 70% kết quả khả quan ở thử nghiệm pha 2 bị phủ định (thất bại) khi kiểm chứng trên nhiều ca bệnh hơn ở pha 3.
Thứ hai, nghiên cứu này chưa/không chứng minh được rằng chế độ ăn KLD giúp bệnh nhân ung thư vú sống lâu hơn.
Đây là một tiêu chí quan trọng khi phán xét ý nghĩa của một phương pháp mới trên thực tế. Vì hiệu quả điều trị của bệnh ung thư vú giai đoạn sớm là rất cao (tỉ lệ sống qua 5 năm là 85-95% khi ở giai đoạn II), việc chứng minh một phương pháp mới giúp cải thiện thời gian sống ở tình huống này là khó và thường cần nghiên cứu dài hơi (5-10 năm) thì mới có thể ra kết luận chắc chắn.
Hình 3
Thứ ba, nên nhớ rằng tình huống trong nghiên cứu này là ở bệnh nhân ung thư vú, giai đoạn II/III. Điều này có nghĩa là KHÔNG ĐƯỢC tùy tiện áp dụng cho những loại ung thư khác. Thứ tư, cần lưu ý rằng người ta chỉ áp dụng ăn kiêng, ăn lót dạ vào 3 ngày trước hóa trị và vào ngày hóa trị, tức không phải nhịn đói hoàn toàn và nhịn đói mỗi ngày.
Chi tiết hơn, cần chú ý rằng nhóm nghiên cứu đã áp dụng chế độ ăn 4 ngày cụ thể như Hình 3, với các sản phẩm dinh dưỡng được kiểm soát và điều chỉnh nghiêm ngặt về thành phần và tỉ lệ bởi các chuyên gia dinh dưỡng.
Việc cổ súy nhịn ăn tùy tiện hoặc theo chế độ ăn kiêng mù quáng có thể làm bệnh nhân bị suy dinh dưỡng sớm và không theo nổi lịch trình hóa trị.
Như vậy, có thể nói rằng kết quả nghiên cứu trên là khả quan nhưng vẫn cần thêm thời gian để kiểm định và chúng ta vẫn cần lưu ý ở nhiều điểm để không áp dụng sai thành quả khoa học. Hi vọng rằng lý thuyết ăn lót dạ thú vị nói trên tiếp tục vượt qua pha 3 của thử nghiệm lâm sàng để có thể ứng dụng thực tế với độ tin cậy cao hơn.
1. Y Học Cộng Đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.
2. Website https://yhoccongdong.com/ là nơi tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe. Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.
Tài liệu tham khảo
1. https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/cancers/20-Breast-fact-sheet.pdf
2. Raffaghello, L. et al. Starvation-dependent differential stress resistance protects normal but not cancer cells against high-dose chemotherapy. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 105, 8215-8220 (2008)
3. de Groot S, et al. Fasting mimicking diet as an adjunct to neoadjuvant chemotherapy for breast cancer in the multicentre randomized phase 2 DIRECT trial. Nat Commun. 2020;11(1):3083.
4. Adrienne G Waks, Eric P Winer. Breast Cancer Treatment. JAMA. 2019;321(3):288-300.
5. https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/understanding-a-breast-cancer-diagnosis/breast-cancer-survival-rates.html
Những nguyên nhân gây tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ Ngoài nguyên nhân phổ biến như mãn kinh, tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh: Các khảo sát cho thấy đến 80% phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh đều gặp triệu chứng bốc hỏa, lo âu, ớn lạnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng...