Hơn 2.000 hộ dân phải dùng nước nhiễm phèn, vôi nặng
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã khiến hàng ngàn hộ dân ở xã miền núi Đại Hưng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.
Ông Phan Anh Tuấn – Trưởng thôn Trung Đạo, xã Đại Hưng chia sẻ, từ nhiều năm nay, đời sống của 172 hộ dân ở thôn Trung Đạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn vôi và phèn đỏ rất nặng từ các giếng đào, giếng khoan.
Khoảng 2.000 hộ ở xã Đại Hưng đang gặp khó khăn về nguồn nước. Ảnh: Đ.H
“Mỗi lần lấy nước đun sôi để nguội, trên mặt nước đều đóng một lớp màng giống dầu, đáy ấm thì có một lớp vôi trắng. Để hạn chế phèn, cũng như có nguồn nước sinh hoạt cho gia đình, hầu như nhà nào trong thôn cũng chủ động xây dựng bể chứa, đổ cát vào để lọc lấy nước dùng tạm. Do nhiều năm sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn, trong thôn đã có nhiều người mắc bệnh sỏi thận…” – ông Tuấn chia sẻ.
Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, đa phần nguồn nước tại các thôn ở Đại Hưng, nhất là thôn An Điềm đã bị nhiễm phèn muối, phèn vôi và phèn đỏ rất nặng, không thể dùng để ăn uống. Đặc biệt, có một số nơi, người dân không thể sử dụng nguồn nước để sinh hoạt hằng ngày, dù đã qua lọc thô. Hộ nào khá giả thì mua nước lọc bình về để ăn uống hằng ngày, còn hộ khó khăn thì chấp nhận sống chung với nguồn nước ô nhiễm.
Video đang HOT
Ông Hà Xuân Minh – Chủ tịch UBND xã Đại Hưng cho hay, toàn xã có 10 thôn thì có tới 6 thôn, với khoảng 2.000 hộ gặp khó khăn về nước uống lẫn nước sinh hoạt như các thôn Mậu Lâm, Đại Mỹ, An Điềm, Trung Đạo, Thạnh Đại… Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt lẫn nước ngầm tại địa phương như: Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, xả rác ra nguồn nước, ô nhiễm từ mỏ than An Điềm… Cùng với đó là sự suy kiệt nguồn do biến đổi khí hậu, sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt…
“Nhiều cuộc họp ở huyện, đặc biệt là tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, bà con nhân dân trong xã, chính quyền đã bày tỏ nguyện vọng mong Nhà nước đầu tư một dự án nước sạch, đến nay đã có đoàn về lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguồn nước nhưng vẫn chưa có kết quả” – ông Minh nói.
Theo Danviet
Hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt do ô nhiễm sông Bưởi
Không những làm chết cá sông, cá lồng, tình trạng ô nhiễm sông Bưởi còn đe dọa đến nguồn nước sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân ở 22 xã thuộc huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).
Ngày 9/5, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh đang ráo riết chỉ đạo các ngành chức năng xử lý vụ cá chết hàng loạt trên sông Bưởi. Công việc trước mắt là khẩn trương tiêu hủy số cá chết, vớt xác cá dưới lòng sông và nghiên cứu phương án cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân nếu thiếu nước sạch.
Hơn 17 tấn cá trắm nuôi và hàng tấn cá tự nhiên trên sông Bưởi đã chết do ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng.
Ông Quyền khẳng định, tình trạng ô nhiễm trên sông Bưởi hiện rất nghiêm trọng, không những làm chết cá sông, cá lồng của người dân mà còn đe dọa đến nguồn nước sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân ở 22 xã (15 xã thuộc huyện Thạch Thành và 7 xã của huyện Vĩnh Lộc) sinh sống ven sông Bưởi.
Chính quyền tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân không tự ý ăn cá chết dưới sông, không dùng nguồn nước đã ô nhiễm. Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các Sở ngành chức năng tìm giải pháp đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân.
Trực tiếp thị sát tình hình, ông Quyền chỉ đạo công an tỉnh phối hợp các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình điều tra và sớm hoàn thiện hồ sơ nhằm khởi tố vụ án hình sự vụ xả thải gây ô nhiễm sông Bưởi. UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình xác định rõ nguyên nhân; trên cơ sở kết quả phân tích các mẫu nước tham mưu cho UBND tỉnh để kịp thời báo cáo Thủ tướng.
Cá tự nhiên chết nổi trắng sông Bưởi chưa kịp vớt đã phân hủy khiến nguồn nước thêm ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng.
Trước đó từ sáng 4/5, nhiều người dân ra sông Bưởi (đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) phát hiện cá chết nổi khắp lòng sông. Nước sông chuyển màu xanh đục và bốc mùi hôi. Những ngày tiếp theo, cá lồng nuôi của nhiều hộ dân phía hạ lưu sông Bưởi cũng chết hàng loạt. Phạm vi ghi nhận cá chết ước tính 30 km dọc sông.
Theo thống kê sơ bộ từ UBND huyện Thạch Thành, toàn huyện có 32 hộ bị thiệt hại với 71 lồng cá, tổng trọng lượng hơn 17 tấn. Riêng xã Thành Vinh có 28 lồng của 16 hộ dân ở hai thôn Lộc Phượng 1, Bãi Cháy đã bị thiệt hại hoàn toàn, tổng trọng lượng cá lên đến hơn 10 tấn...
Bước đầu, nhà chức trách xác định, "thủ phạm" gây ra hiện tượng cá chết trên sông Bưởi là do Công ty CP mía đường Hòa Bình (có trụ sở đóng tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) xả thải bẩn ra môi trường.
Nước sông Bưởi đen kịt ở phía thượng nguồn. Ảnh: Ngọc Thành.
Ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thanh Hóa), cho hay trong buổi làm việc với đoàn công tác của Sở Tài nguyên Môi trường hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình, lãnh đạo Công ty CP mía đường Hòa Bình thừa nhận đã xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi. Việc xả thải bẩn diễn ra nhiều ngày liên tiếp trong khoảng nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5.
Lê Hoàng
Theo VNE
Nước thải ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt trên sông Âm Sự cố mất điện khiến hệ thống xử lý nước thải của Hợp tác xã chế biến lâm sản (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) không vận hành dẫn tới nước thải tràn ra sông. Ngày 9/8, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân cá tự nhiên chết bất thường trên sông Âm (đoạn chảy qua xã Giao An,...