Hơn 20 triệu trẻ em trên thế giới sinh ra bị nhẹ cân
Theo nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Hơn 20 triệu trẻ em trên thế giới sinh ra bị nhẹ cân (nhẹ hơn 2.500 gam) – tương đương với khoảng 1/7 trẻ sơ sinh trên thế giới bị nhẹ cân.
Số liệu từ báo cáo cho thấy, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân của Việt Nam thấp nhất khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương (8,2% năm 2015). “Con số này rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, đây là tỷ lệ trung bình quốc gia, và con số này chưa đưa ra được một bức tranh toàn diện và có thể còn chưa thể hiện sự khác biệt, ví dụ 28% bà mẹ trong nhóm các bà mẹ nghèo nhất không sinh nở tại các cơ sở y tế, và trong trường hợp này cân nặng của trẻ sơ sinh thường chưa được ghi chép lại”, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam chia sẻ.
Mẹ Lò Thị Minh, 22 tuổi, dân tộc Thái sinh con gái được 1 ngày tuổi và đang được chăm sóc con theo phương pháp Kangaroo tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.
Đánh giá về vấn đề cân nặng của trẻ sơ sinh ở 148 quốc gia, rà soát 281 triệu ca sinh, những ước tính lần đầu tiên được đưa ra này, chỉ ra rằng trên thế giới tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân giảm nhẹ từ 17,5% năm 2000 (22,9 triệu ca sinh sống nhẹ cân) xuống còn 14,6% năm 2015 (20,5 triệu). Ở Việt Nam tình hình này cũng tương tự, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân giảm 1%, từ 9,2% năm 2000 xuống còn 8,2% năm 2015; số trẻ sơ sinh bị nhẹ cân không thay đổi lớn và vẫn ở mức 130.000 hàng năm trong khoảng thời gian này.
Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến trên 80% ca tử vong trẻ sơ sinh. Đối với những trẻ sơ sinh sống sót được – trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi, bị các vấn đề về phát triển và thể chất sau này khi lớn lên. Kêu gọi khẩn trương chú trọng đến việc giảm số trẻ sơ sinh bị nhẹ cân, nghiên cứu đưa ra thách thức với chính phủ các quốc gia giàu cũng như nghèo cần tập trung và làm nhiều hơn nữa. “Chúng ta có thể đạt được những tiến triển và cải thiện tình hình nếu tập trung nhiều hơn nữa cho chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai trong quá trình chăm sóc tiền sản có chất lượng, đảm bảo tất cả các bà mẹ sinh đẻ tại cơ sở y tế, đặc biệt các bà mẹ nghèo nhất ở vùng sâu, vùng xa, và miền núi. Tương tự, việc tăng cường triển khai trên toàn quốc các can thiệp cho trẻ bị sinh non và sinh nhẹ cân như Chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu và Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo – cũng có thể đem lại nhiều kết quả tích cực hơn”, Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, nhận định.
Nghiên cứu cũng kết luận rằng với tiến độ hiện tại – giảm 1,2% hàng năm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân từ năm 2000 đến 2015 – thế giới sẽ không đạt được tỷ lệ giảm 2,7% hàng năm để hoàn thành mục tiêu của WHO là giảm 30% trẻ sơ sinh bị nhẹ cân từ năm 2012 đến năm 2025.
Các tác giả của nghiên cứu này kêu gọi quốc tế hãy hành động để đảm bảo rằng tất cả trẻ emđều được cân nặng ngay sau khi được sinh ra đời, đảm bảo chăm sóc lâm sàng được cải thiện, thúc đẩy các hoạt động y tế công cộng để giải quyết các nguyên nhân của trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải khẩn trương đầu tư và hành động để giải quyết các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nhẹ cân bao gồm sinh con muộn, đa thai, tai biến sản khoa, tình trạng bệnh mãn tính (như tăng huyết áp), nhiễm trùng (như sốt rét), tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ mang thai, cũng như tiếp xúc với những yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí trong nhà, sử dụng thuốc lá và ma túy. Ở các quốc gia thu nhập thấp, thai nhi phát triển kém từ trong bụng mẹ là nguyên nhân chính gây ra trẻ sinh bị nhẹ cân. Ở một số khu vực phát triển hơn, trẻ sơ sinh bị nhẹ cân thường liên quan đến sinh non (trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
Video đang HOT
Bố Lò Văn Tuyết, 34 tuổi, dân tộc Thái đang chăm sóc con trai sinh non 7,5 tháng bằng phương pháp Kangaroo tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.
“Mặc dù chính phủ các quốc gia đã có những cam kết rõ ràng, những con số ước tính cho thấy các quốc gia chưa làm được gì nhiều để giảm trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. Sự thay đổi mà chúng ta chứng kiến trong 15 năm qua là rất nhỏ, thậm chí ở các quốc gia có thu nhập cao nơi trẻ em sinh ra bị nhẹ cân thường là bị sinh non do hệ quả của việc sinh con muộn, hút thuốc, sinh mổ không cần thiết và điều trị hỗ trợ sinh sản làm tăng nguy cơ mang đa thai…” Tiến sỹ Hannah Blencowe, nghiên cứu viên chính, Trường Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, Vương Quốc Anh. “Để đạt được mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu là giảm 30% trẻ sơ sinh bị nhẹ cân vào năm 2025, những nỗ lực để cải thiện cần phải khẩn trương gấp đôi.”
Gần 3/4 trẻ em sơ sinh nhẹ cân được sinh ra ở Nam Á và Châu Phi Hạ Sahara, nơi nguồn số liệu hạn chế nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quốc gia thu nhập cao ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand hầu như chưa đạt được tiến bộ nào trong lĩnh vực này kể từ năm 2000 đến nay.
Thụy Điển là một trong các quốc gia có tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân năm 2015 thấp nhất (2,4%). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 7% ở các quốc gia thu nhập cao như Mỹ (8%), Anh (7%), Úc (6,5%), và New Zealand (5,7%). Khu vực đạt được tiến bộ nhanh nhất là các quốc gia có số trẻ sơ sinh nhẹ cân cao nhất, Nam Á và Châu Phi hạ Sahara, với tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân giảm hàng năm lần lượt là 1,4% và 1,1%, từ năm 2000 đến năm 2015. Nam Á vẫn là khu vực chiếm gần một nửa số ca sinh sống bị nhẹ cân của thế giới, ước tính 9,8 triệu trong năm 2015.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Nhiều trẻ bệnh do... thiếu nắng!
Sống ngay tại TP.HCM tràn ngập ánh nắng, nhưng một nghịch lý đã xảy ra là có nhiều trẻ bị bệnh vì thiếu vitamin D.
Trẻ được vui chơi ngoài trời vào các buổi sáng tại trường học sẽ không bị thiếu vitamin D - Ảnh: Thùy Dương
Thùy Dương Theo một báo cáo toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2017 trẻ em trên thế giới bị thiếu vitamin D chiếm tỉ lệ khá cao, Việt Nam và một số nước có tỉ lệ trẻ em thiếu vitamin D 45-55%.
Khi "bịt kín" từ nhà ra đường
Mỗi đêm, khi bé P.V.B. (4 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) ngủ, mẹ phải thay áo cho bé 1-2 lần vì bé đổ mồ hôi rất nhiều.
Có đêm mẹ mệt quá ngủ quên, không thay áo thì hôm sau bé dễ bị nhiễm lạnh vì mồ hôi ngấm ngược lại cơ thể. Thấy vậy, ba mẹ đưa be đi khám thì bác sĩ cho biết bé bị thiếu vitamin D.
Khi bác sĩ nói vậy, ba mẹ bé B. mới giật mình nhận ra đúng là B. rất ít khi được tiếp xúc với ánh nắng. Sáng, ba mẹ đưa B. đến trường bằng ôtô. B. học ở trường xong, chiều lại đi về bằng ôtô và ở riết trong nhà. Thứ bảy, chủ nhật cũng không ra ngoài trời...
Bác sĩ CK2 Phạm Văn Hoàng, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết ánh nắng là nguồn cung cấp vitamin D vô tận và tốt nhất, nhưng hiện nay nhiều trẻ em và ngay cả người lớn cũng thiếu vitamin D.
Nhiều người chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tắm nắng. Trong khi các nghiên cứu khoa học đã cho thấy tắm nắng thường xuyên sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh cúm, ngoài ra còn giảm nguy cơ mắc các bệnh chàm, hen (suyễn), dị ứng, thậm chí cả bệnh ung thư.
Lối sống của người Việt hiện nay cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thiếu vitamin D ở trẻ cũng như người trưởng thành. Người lớn và trẻ em đều đi làm, đi học từ rất sớm và lúc về đã tắt nắng... Chưa kể nhiều người có tâm lý sợ nắng, ngay từ sáng sớm ra đường đã bịt khẩu trang hoặc đi ôtô, đến cơ quan thì trốn nắng trong văn phòng...
Trẻ thiếu vitamin D sẽ có những biểu hiện như: chậm vận động, chậm mọc răng, hay giật mình về đêm, đổ mồ hôi nhiều, quấy khóc, rụng tóc, đau nhức cơ, đau nhức xương, mệt mỏi, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ và nặng hơn có thể bị còi xương làm cho xương mềm và biến dạng, co giật do hạ canxi máu, gãy xương...
Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh tắm nắng thường xuyên đem lại nhiều lợi ích như phát triển và duy trì sự bền vững của xương và răng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hỗ trợ hoạt động não và hệ thần kinh, điều hòa lượng insulin và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường (giảm 88% nguy cơ tiểu đường), hỗ trợ chức năng phổi và tim mạch, tác động đến 200 gen gây bệnh ung thư...
Nên cho trẻ tắm nắng 20-30 phút/ngày
Theo bác sĩ Hoàng, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng 20-30 phút mỗi ngày. Tốt nhất nên tiếp xúc với ánh nắng từ 7h30 đến 9h vi nắng lúc này chưa có nhiều tia cực tím, còn nắng sau 10h có nhiều tia cực tím.
Còn những ngày nắng gắt như vừa qua thì nên tắm nắng từ lúc 7h đến 8h. Nếu sợ bị tổn thương da, sau 9h khi ra ngoài trời nên mang khẩu trang, thoa kem chống nắng để bảo vệ da.
Những ngày trong tuần, nếu trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng thì cuối tuần các bậc phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ tắm nắng và người lớn cũng cần có thời gian tiếp xúc với ánh nắng.
Trẻ mặc quần áo ngắn, đi bộ dưới nắng được coi là cách tắm nắng tốt nhất vì vừa tiếp xúc được với ánh nắng vừa vận động, giúp mật độ của xương được chắc hơn.
Những trường hợp không ra nắng được trong một thời gian dài như nơi ở không có hoặc thiếu ánh nắng, bệnh nằm lâu không ra ngoài được thì cần bổ sung vitamin D, vì vitamin D cung cấp qua thực phẩm chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của cơ thể.
Khoảng 80% vitamin D trẻ nhận được là từ tắm nắng, còn lại trẻ sẽ nhận được từ thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên là: gan, cá chứa dầu (cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu), lòng đỏ trứng. Với những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ và thiếu vitamin D thì cần xem xét bổ sung vitamin D cho cả mẹ và con.
Bác sĩ Hoàng tư vấn trẻ sơ sinh bú mẹ cần bổ sung vitamin D với khoảng 10mcg (hay 400IU)/ngày và bổ sung tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D.
Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày cần bổ sung vitamin D với lượng 800IU/ngày. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo đối với trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức nhưng uống dưới 1 lít/ngay cần bổ sung vitamin D với lượng 400IU/ngày ngay từ lúc mới sinh.
Theo tuoitre
Những làn khói trắng "tử thần" - Bài 1: Luật nói... khói bay! Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo thuốc lá là tác nhân của hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có cả ung thư, và nó làm chết khoảng 7 triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, trái ngược với con số đáng báo động đó, tình trạng "vô tâm", thờ ơ và thiếu ý thức của nhiều...