Hơn 20 triệu smartphone Gionee bị cài trojan
Một công ty con của Gionee bị tòa án Trung Quốc phạt nặng vì đã cài trojan trên hàng chục triệu smartphone để kiếm tiền quảng cáo.
Theo phán quyết của tòa án, Shenzhen Zhipu Technology – công ty con của Gionee – đã cấy sẵn một nền tảng dạng trojan horse có tên “Dark Horse Platform” trên 21,75 triệu smartphone mang thương hiệu Gionee thông qua bản cập nhật phần mềm cài mặc định có tên gọi là “Story Lock Screen”. Các thiết bị nhiễm trojan nhận được bản cập nhật trong giai đoạn tháng 12/2018 – 10/2019.
Gionee từng là một thương hiệu smartphone mạnh trên toàn cầu. Ảnh: Android Authority .
Trojan horse được định nghĩa là một chương trình độc hại được ngụy trang như một phần mềm an toàn. Loại mã độc này thường được sử đụng để chạy quảng cáo tự động trái phép, cũng như thu thập các dữ liệu trên thiết bị bị nhiễm một cách âm thầm mà người dùng không hay biết.
Theo phán quyết, Shenzhen Zhipu Technology đã thực hiện thành công tổng cộng 2,88 tỷ hoạt động độc hại trên smartphone Gionee, kiếm được khoảng 4,2 triệu USD từ mã độc. Trong khi đó, số tiền mà hãng bỏ ra để thực hiện hành động này là 1,3 triệu USD.
Các lãnh đạo cấp cao của Shenzhen Zhipu Technology, gồm Xu Li, Zhu Ying, Jia Zhengqiang và Pan Qi bị kết tội điều khiển trái phép hệ thống thông tin máy tính và bị kết án 3 – 3,5 năm tù giam. Cả bốn người này cũng phải nộp phạt 200.000 nhân dân tệ (khoảng 30.000 USD) mỗi người.
Shenzhen Zhipu Technology là công ty chuyên về phát triển công nghệ phần mềm máy tính, kinh doanh quảng cáo và trò chơi. Theo các hồ sơ công nghiệp và thương mại, Gionee nắm giữ 85% cổ phần của công ty này.
Video đang HOT
Gionee là một trong những hãng sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc, thành lập năm 2002 và có trụ sở tại Thâm Quyến. Các thiết bị của công ty này chủ yếu thuộc phân khúc giá rẻ, bán tại các thị trường như Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Phi. Năm 2018, Gionee tuyên bố phá sản. Nguyên nhân được cho là do công ty làm ăn thua lỗ và CEO Liu Lirong mê cờ bạc.
Thương hiệu Gionee cũng từng xuất hiện tại thị trường Việt Nam, chủ yếu trong giai đoạn 2010 – 2016. Hãng bán một số mẫu smartphone giá từ 3 đến 6 triệu đồng.
Trước đây, không ít smartphone giá rẻ đến từ Trung Quốc cũng bị cáo buộc cài sẵn phần mềm độc hại. Hãng nghiên cứu bảo mật Dr.Web từng tìm thấy một số biến thể trojan Triada bên trong firmware của 26 mẫu smartphone giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc năm 2016 và 42 thiết bị tương tự năm 2018. Tháng 5/2018, đến lượt Avast tìm ra trojan Cosiloon bên trong 141 smartphone Android khác. Những mã độc này đều có chung đặc điểm là tự chạy phần mềm quảng cáo trái phép, tự động thu thập dữ liệu người dùng và gửi về máy chủ, cũng như cho phép hacker thực thi các lệnh từ xa.
Những bàn phím cơ giá 5 đến 7 triệu đồng
Bàn phím cơ của hãng Leopold, Realforce, Razer giá ngang một smartphone tầm trung.
Leopold FC980C (6,2 - 7,6 triệu đồng)
FC980C là mẫu bàn phím cơ cao cấp nhất của Leopold và cũng là một trong những mẫu bàn phím cơ nguyên bản có giá cao nhất tại Việt Nam. Bàn phím này sử dụng "switch" của Topre, thay vì Cherry như nhiều mẫu phím khác, nên gõ với lực nhẹ, cảm giác gõ khác lạ cùng độ nhạy cao.
Leopold FC980C có hai tuỳ chọn màu sắc là đen toàn bộ hoặc xám trắng. Bản thường có giá khoảng 6,2 triệu đồng, trong khi bản "Silent" - giúp gõ mà không gây tiếng ồn - có giá 7,6 triệu đồng. Điểm hạn chế của FC980C nằm ở thiết kế keycap khác biệt nên khó dùng chung keycap với các bàn phím cơ phổ thông hiện nay.
Leopold FC660C (5,5 - 6,9 triệu đồng)
Tương tự FC980C, mẫu bàn phím FC660C của Leopold cũng sử dụng switch Topre, được coi là "lai" giữa switch dạng cơ học và dạng cao su truyền thống. Tuy nhiên, FC660C được tối giản hàng phím chức năng và phím số, giữ lại 66 nút nên kích thước nhỏ gọn hơn. Leopold FC660C có hai tuỳ chọn màu sắc là đen và xám - xanh. Phiên bản "Silent" có giá 6,9 triệu đồng, trong khi phiên bản thường giá khoảng 5,5 triệu đồng.
RealForce R2 (5,3 - 6,5 triệu đồng)
RealForce R2 có giá cao do sử dụng switch Topre. Sản phẩm có nhiều tính năng được giới chơi bàn phím đánh giá cao, chẳng hạn khả năng điều chỉnh độ nhạy phím, keycap được đúc khuôn 2 lớp (double shot) và tương thích với các mẫu bàn phím Cherry phổ biến, khả năng nhận tất cả các phím cùng lúc...
RealForce R2 bán tại Việt Nam có khá nhiều phiên bản, với bố cục bàn phím đầy đủ hoặc rút gọn phím số, màu trắng xám hoặc màu đen kết hợp đèn RGB... với giá dao động từ 5,3 đến 6,5 triệu đồng.
Steelseries Apex PRO (4,5 - 4,9 triệu đồng)
Apex PRO sử dụng switch OmniPoint do chính Steelseries phát triển, cho phép điều chỉnh độ nhạy của từng phím, với hành trình phím dao động từ 0,4 mm đến 3,6 mm, phù hợp với sở thích cũng như như cầu của người sử dụng.
Apex PRO có thiết kế đậm chất game thủ, tích hợp một màn hình nhỏ ở góc để hiển thị thông tin ứng dụng và đi kèm một tựa để tay, giúp việc thao thác trong thời gian dài được thoải mái hơn.
Razer Huntsman Elite Linear (4,9 - 5,5 triệu đồng)
Mẫu bàn phím của Razer sử dụng cơ chế switch mang tên Opto Mechanical, kết hợp giữa cơ học và quang học, trong đó, phần quang học làm nhiệm vụ nhận biết tín hiệu gõ, vì vậy sẽ giảm thiểu việc tiếp xúc và sự "lão hoá" trong quá trình sử dụng. Ngoài hệ thống layout phím đầy đủ, Razer Huntsman Elite Linear còn có thêm các phím điều chỉnh việc chơi nhạc, cùng hệ thống đèn RGB, miếng kê tay đi kèm.
Bàn phím cơ đang được người dùng tại Việt Nam ưa chuộng, đặc biệt cho nhu cầu chơi game hoặc làm việc văn phòng cường độ cao. Tuy nhiên, giá thành của loại phụ kiện này còn khá cao.
Với phím cơ, mỗi phím bấm là một công tắc riêng, được gọi với tên "switch". Cấu tạo của switch sẽ quyết định đến lực bấm, cảm giác gõ phím, đồng thời cũng những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá của sản phẩm. Loại switch phổ thông nhất hiện nay đến từ hãng Cherry, tuy nhiên nhiều nhà sản xuất khác cũng tự phát triển các loại switch riêng của mình, chẳng hạn như Topre, OmniPoint, Opto Mechanical...
SpaceX dùng phần mềm tương tự smartphone Android Những gói phần mềm sử dụng cho tên lửa Falcon, Crew Dragon và vệ tinh Starlink được mô tả là "anh em" với các chương trình có trên PC, smartphone. Sofian Hnaide, một trong các kỹ sư phần mềm đứng sau giao diện của Crew Dragon - tàu vũ trụ mang hai phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley lên Trạm vũ...