Hơn 20 ca hoại tử xương hàm sau COVID-19 ở Việt Nam, cả thế giới chỉ 80 ca

Theo dõi VGT trên

Những tháng gần đây, một số bệnh viện tại TP.HCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong, các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19.

Hơn 20 ca hoại tử xương hàm sau COVID-19 ở Việt Nam, cả thế giới chỉ 80 ca - Hình 1

Bệnh nhân bị hoại tử xương sọ, hàm, mặt được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – Ảnh: T.HIẾN

Theo các bác sĩ, hiện chưa có bằng chứng nào để chứng minh những ca bệnh hoại tử xương hàm gần đây do COVID-19 gây ra, tuy nhiên nhiều nhà lâm sàng đánh giá có yếu tố liên quan COVID-19.

Ca bệnh tăng đột biến

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chỉ trong vòng 2 tháng qua, bệnh viện đã liên tục tiếp nhận 11 trường hợp có những biểu hiện hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có 2 ca đã tử vong, những bệnh nhân này đều có tiền căn từng mắc COVID-19.

PGS Trần Minh Trường – nguyên phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – cho biết với những ca hoại tử xương nêu trên, nhìn bên ngoài trông các bệnh nhân nhìn bình thường nhưng xương bên trong mặt hoại tử hết và tử vong nhanh.

Biểu hiện đầu tiên là các ca bệnh đau rất nhiều ở vùng đầu, mặt, răng trong giai đoạn bị nhiễm COVID-19 và tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm; đi khám được chẩn đoán viêm xoang. Theo bác sĩ Trường, y văn thế giới từ tháng 5-2021 đến tháng 5-2022 ghi nhận có khoảng 80 báo cáo về tình trạng các bệnh giống hệt như các bệnh nhân nói trên, xuất hiện ở một số nước châu Âu, Trung Quốc, đặc biệt Ấn Độ.

Xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc corticoidhậu COVID-19, không có bệnh lý tai mũi họng, răng hàm mặt trước đó. “Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định những ca bệnh trên nguyên nhân do COVID-19 nhưng các nhà lâm sàng nghĩ có liên quan COVID-19″, PGS Trường nhận định.

Chiều 13-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (tại TP.HCM) – cho biết trước dịch COVID-19, bệnh viện có tiếp nhận một số bệnh nhân hoại tử xương hàm dưới, tuy nhiên số lượng không nhiều. Nguyên nhân là do bệnh nhân sau xạ trị ung thư, dùng thuốc điều trị loãng xương, xương hàm dưới ít mạch máu nuôi dưỡng hơn xương hàm trên. Hoại tử xương hàm trên cũng rất ít, khoảng 2 – 3 tháng mới có 1 ca, thường liên quan đến đái tháo đường.

Tuy nhiên, theo thống kê của bệnh viện từ tháng 2-2022 đến nay, số bệnh nhân đi khám hoại tử xương hàm trên cũng tăng đột biến, không rõ nguyên nhân. Bệnh viện tiếp nhận 16 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân hoại tử hàm trên lan lên đến sàn sọ và được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy để hội chẩn, điều trị.

Đặc điểm chung của 16 bệnh nhân này là đều mắc COVID-19 trước đó, thời gian khởi phát từ 1 – 3 tháng sau mắc, đa số đều có bệnh nền là đái tháo đường. Triệu chứng thường gặp nhất là lung lay răng và xương hàm trên (cả khối), có lỗ rò mủ, sưng đau vùng khẩu cái (vòm miệng), có những vết loét và lộ xương hàm trên. Kết quả chẩn đoán hình ảnh giúp thấy rõ mức độ lan rộng của xương hoại tử.

Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy hết xương hoại tử tới vị trí chảy máu thì ngừng lại. Sử dụng kháng sinh và theo dõi từ 3 – 4 tháng xem bệnh có tái phát hay không. Nếu bệnh nhân ổn định thì có thể phục hình lại hàm.

Video đang HOT

Chưa thể kết luận do COVID-19

Bác sĩ Tuấn cho biết hiện căn bệnh này chưa rõ nguyên nhân, nhưng theo y văn thế giới có 4 yếu tố nguy cơ bị hoại tử hàm trên sau khi mắc COVID-19: do COVID-19 bám vào thụ thể ACE-2 (ở niêm mạc mũi, miệng) có khả năng làm tắc mạch máu nuôi xương hàm trên và gây tăng đông, giảm máu nuôi dưỡng xương, sử dụng thuốc corticosteroid trong phác đồ điều trị COVID-19; bị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn, vi nấm; những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường…

Ông Tuấn khuyến cáo người bệnh sau khi nhiễm COVID-19, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường có các biểu hiện: răng lung lay cả hàm, chảy mủ… cần nhập viện để kiểm tra và điều trị sớm.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương – cho rằng trường hợp bệnh nhân được mô tả trên là tình trạng nhiễm nấm cơ hội. Vấn đề nguyên nhân có phải do COVID-19 hay không, cho đến nay trên thế giới cũng chưa nghiên cứu được đầy đủ, vì vậy tất cả hiện đang là giả thiết.

Bởi về lý thuyết thì COVID-19 gây rối loạn miễn dịch của cơ thể. Với một số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng thì giai đoạn sau COVID-19 có thể nhiễm vi khuẩn hoặc nấm cơ hội, dẫn đến tình trạng sức khỏe diễn biến nặng hơn.

Bác sĩ Cấp giải thích rằng các vấn đề sức khỏe gặp phải sau khi mắc COVID-19 rất đa dạng, nhiều bệnh lý còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nên cơ chế bệnh sinh của chúng đa số mới chỉ là những giả thiết khoa học.

“Chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa thì mới có thể hiểu được mối liên quan giữa việc nhiễm COVID-19 với những bệnh lý này. Việc cần làm là không nên để nhiễm bệnh, dù là bệnh nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông Cấp cho biết.

Giám sát chặt bệnh lý nền

Bác sĩ Lê Quốc Hùng – trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – cho biết đối với những trường hợp hoại tử xương nêu trên chưa thể chắc chắn được do COVID-19 gây ra, trước đó cũng đã có bệnh nhân bị, sau COVID-19 thì nhiều bệnh nhân bị hơn nên có thể liên quan đến COVID-19. Muốn chứng minh được có phải do COVID-19 hay không cần phải có nghiên cứu rất lớn, phải tính được tỉ lệ lớn trong tổng số dân.

Bác sĩ Hùng nhận định sau khi nhiễm COVID-19 hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn dẫn đến những người có bệnh nền sẽ bị nặng hơn, dễ mắc các loại bệnh hơn, trong đó có thể có hoại tử xương. Một số bệnh nền dễ trở nặng sau khi nhiễm COVID-19 như: đái tháo đường, xơ gan, béo phì, nghiện rượu…

Sở Y tế TP.HCM sẽ làm rõ nguyên nhân

Ngày 13-7, trước việc các bệnh viện tại TP.HCM tiếp nhận hàng loạt ca bệnh bị hoại tử xương hàm trên hậu COVID-19, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng đã yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn báo cáo tình hình tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân hoại tử xương hàm trên hậu COVID-19.

Ngay trong tuần sau, Sở Y tế tổ chức hội thảo chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân các ca bệnh hoại tử xương hàm trên trong thời gian qua.

Nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 viêm hoại tử xương sọ - mặt, 2 ca tử vong

2 tháng qua, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 11 bệnh nhân hậu Covid-19 nhập viện trong tình trạng hoại tử xương sọ - mặt.

Trong đó có 2 ca tử vong do quá nặng dù nhìn bên ngoài họ rất bình thường, bác sĩ cũng không ngờ.

Ngày 11.6, Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về hàng loạt ca viêm hoại tử nặng xương vùng sọ - mặt, viêm xoang trên bệnh nhân hậu Covid-19 nhập vào bệnh viện này trong 2 tháng gần đây.

Nếu không mổ khẩn thì tử vong

Bác sĩ Trần Văn Bích, Phó khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tất cả bệnh nhân nhập viện đều có triệu chứng giống nhau như đau đầu, nghẹt mũi, sưng mặt, mắt và đều có tiền căn nhiễm Covid-19.

Khi vào bệnh viện thì các bệnh nhân diễn tiến bệnh nặng và kết quả chụp CT-Scanner, MRI thấy có tổn thương lan rộng xoang, sọ, hàm, mặt. Đây là những ca bệnh khó, ít gặp, tiên lượng có thể tử vong. Điển hình là 3 ca (2/3 ca có đái tháo đường) mà nếu không mổ gấp thì nguy cơ vong do nhiễm trùng, nhiễm độc và suy tạng.

Nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 viêm hoại tử xương sọ - mặt, 2 ca tử vong - Hình 1

3 nữ bệnh nhân vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống. Ảnh NGUYỄN ANH

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân Âu Tố L. (45 tuổi, ngụ TP.HCM). Tháng 11.2021, bệnh nhân bị nhiễm Covid-19. Tháng 3.2022, bệnh nhân bị đau đầu, nghẹt mũi trái, sưng mặt trái. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang và chỉ định phẫu thuật tại 1 bệnh viện. Tháng 5.2022, bệnh nhân sưng mặt trái, đau đầu nên nhập vào Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, khi chụp phim thấy tổn thương hố sàn sọ nên chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

"Trên phim thấy bệnh nhân có sưng vùng mặt trái, hốc mắt, thái dương. Vùng xương gò má và xương hốc mắt hoại tử, tổn thương hố dưới thái dương. Chúng tôi phối hợp bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh phẫu thuật. Khi mở xương hàm, bộc lộ cung gò má thì thấy cung gò má hoại tử, mủ trào ra từ hố dưới thái dương...", bác sĩ Bích thông tin.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Phan Thị H. (60 tuổi, ngụ Tây Ninh) bị mắc Covid-19 vào tháng 12.2021. Tháng 2.2022 bệnh nhân bị đau đầu, sưng mặt trái và được phẫu thuật xoang tại bệnh viện ở Củ Chi. Tháng 5.2022 bệnh nhân bị sưng mắt trái, sưng vùng trán, đau đầu nhiều nên nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân sưng vùng mắt trái, rò mủ vùng trán, các xoang mờ, có tổn thương hoại tử vùng khẩu cái, xương trán. Kết quả phẫu thuật sọ trán cho thấy nhiều mủ vùng xương, da đầu, xương trán hoại tử. Và kết quả mở sọ đầu thấy có rất nhiều mủ ở màng não.

Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân Nguyễn Thị T. (63 tuổi, ngụ Khánh Hòa) bị mắc Covid-19 vào tháng 12.2021. Tháng 2.2022, bệnh nhân bị đau đầu, sưng mắt phải, trán phải và được điều trị tại bệnh viện ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Bệnh nhân được chẩn đoán viêm đa xoang trên nền u não. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân hoại tử vùng xương bướm, các xoang đều chứa dịch. Sọ trán hoại tử. Trên phim MRI thấy có dịch trước xương trán. Kết quả phẫu thuật cho thấy xương hóc mũi hoại tử và được lấy bỏ. Xương khẩu cái bệnh nhân cũng hoại tử và cũng được lấy bỏ.

Tử vong nhanh

PGS-TS Trần Minh Trường, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, 3 trường hợp kể trên nếu không phẫu thuật thì chắc chắn tử vong.

"Trong 2 tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiếp nhận 11 ca với tình trạng viêm xoang, viêm hoại tử vùng hàm mặt và xương sọ do nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Trong đó có 2 ca tử vong, 6 ca xuất viện về. Có những bệnh nhân đã được điều trị trước bằng phẫu thuật và kháng sinh ở bệnh viện khác. Các bệnh nhân nhìn bình thường nhưng xương bên trong mặt hoại tử hết và tử vong nhanh. Các bác sĩ cũng không ngờ bệnh diễn tiến nhanh đến như vậy", PGS-TS Trần Minh Trường nói.

Bệnh cốt tủy viêm xương sọ mặt

Theo PGS-TS Trần Minh Trường, thế giới cũng đặt ra vấn đề bệnh cốt tủy viêm xương sọ mặt với các trường hợp như trên. Bệnh cốt tủy viêm hàm mặt thường xảy ra ở xương hàm trên, khẩu cái và hóc mũi. Cốt tủy viêm xương nền sọ xảy ra ở xương bướm, xương chẩm, xương thái dương và xương trán. Bệnh cốt tủy viêm xương (osteomyelitis) sọ mặt là một tình trạng bệnh lý nặng, hiếm gặp, thường có nguồn gốc từ những ổ viêm nhiễm mãn tính như viêm tai xương chũm, sâu răng, viêm xoang. Đặc biệt, xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa đái tháo đường, suy giảm miễn dịch...

Còn bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang, Phó khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết thêm, những ca đầu tiên đến bệnh viện, sau khi điều trị xong ổn định thì về, khi quay lại bệnh nặng, tử vong. Bệnh viện tổ chức nhiều hội chẩn và không biết giải quyết như thế nào. Sau đó thống nhất mổ sớm để giải quyết trình trạng viêm nhiễm cho bệnh nhân nhưng lấy hết xương sọ viêm nhiễm thì lấy gì đỡ não và nguy cơ nhiễm trùng.

"Sau khi lấy ổ viêm nhiễm, xương viêm gần như triệt để thì tình trạng bệnh nhân cải thiện tốt, tình trạng viêm dừng lại. Bước đầu thấy thành công nhưng sẽ còn theo dõi từ 3 - 6 tháng", bác sĩ Khang nói.

Những triệu chứng gợi ý của bệnh

Theo PGS-TS Trần Minh Trường, đầu tiên là các ca bệnh đau rất nhiều ở vùng đầu, mặt, răng, khẩu cái trong giai đoạn bị nhiễm Covid-19 và tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm và đi khám thì được chẩn đoán là viêm xoang.

Các biểu hiện lâm sàng khi khám bệnh là sưng viêm mi mắt; sưng vùng sọ trán; hoại tử xương hàm, răng, xương khẩu cái (khó nhai); hoại tử nặng hốc mũi lan lên nền sọ. Những bệnh này cần can thiệp nhiều chuyên khoa, đặc biệt là phẫu thuật thần kinh và hồi sức.

Y văn thế giới ghi nhận từ tháng 5.2021 đến nay có khoảng 80 báo cáo về tình trạng các bệnh giống hệt như các bệnh nhân nói trên, xuất hiện ở một số nước châu Âu, Trung Quốc và đặc biệt là Ấn Độ. Xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc Corticoid và hậu Covid-19, cũng không có bệnh lý tai mũi họng, răng hàm mặt trước đó.

Theo PGS-TS Trần Minh Trường, hiện tại chưa có khuyến cáo Bộ Y tế về phác đồ điều trị các ca bệnh này. Trong điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ban đầu là phẫu thuật lấy hết xương viêm, hoại tử tối đa; sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm; chụp CT-Scanner những trường hợp gợi ý.

Còn theo bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện chưa có bằng chứng nào nói những ca bệnh trên nguyên nhân là Covid-19 nhưng các nhà lâm sàng nghĩ có liên quan Covid-19. Do đó, bệnh nhân hậu Covid-19 từ 6 - 8 tháng mà đau đầu kéo dài thì nên đi kiểm tra bằng chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng
07:52:14 15/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
9 cách cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn
05:23:17 15/11/2024
Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'
18:58:14 15/11/2024
Thực hư ăn mì chính gây hại cho sức khỏe?
04:49:31 15/11/2024
Uống nước xạ đen mỗi ngày có tốt?
04:45:33 15/11/2024
Bệnh thoái hóa khớp có xu hướng trẻ hóa
05:19:00 15/11/2024

Tin đang nóng

Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Cái kết nào cho giấc mơ 10 năm của Kỳ Duyên ở Miss Universe?
17:38:48 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024

Tin mới nhất

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên

Sao việt

23:51:06 16/11/2024
Miss Universe Kazakhstan hiện vướng nghi vấn chơi xấu các đối thủ trước thềm chung kết, trong đó có đại diện Việt Nam.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

Thế giới

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.