Hơn 166.000 tỷ đồng tiền gửi của doanh nghiệp quay trở lại ngân hàng chỉ trong 1 tháng
Hơn 166.000 tỷ đồng tiền gửi của doanh nghiệp quay trở lại hệ thống ngân hàng chỉ trong 1 tháng, phù hợp với chu kỳ gửi tiền, đồng thời cho thấy sự phục hồi nhất định của các doanh nghiệp sau khi dịch Covid-19 được khống chế tại Việt Nam từ cuối tháng 4.
Hơn 166.000 tỷ đồng tiền gửi của doanh nghiệp quay trở lại ngân hàng chỉ trong 1 tháng
Số liệu tiền gửi mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy sự đảo chiều đáng chú ý: lần đầu tiên trong năm nay, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trưởng dương so với đầu năm.
Cụ thể, tính đến hết tháng 5/2020, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 0,26% so với đầu năm, đạt trên 3,97 triệu tỷ đồng. Trước đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm tới 3,94% trong 4 tháng đầu năm 2020.
Tính riêng trong tháng 5, đã có tới 166.675 tỷ đồng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế quay trở lại hệ thống ngân hàng.
Video đang HOT
Tín hiệu này phù hợp với chu kỳ gửi tiền của các tổ chức kinh tế (năm 2019, tăng trưởng tiền gửi của nhóm này cũng đảo chiều từ âm sang dương trong tháng 5), đồng thời cho thấy sự hồi phục nhất định của các doanh nghiệp sau khi dịch Covid-19 được khống chế tại Việt Nam từ cuối tháng 4.
Tăng trưởng tiền gửi ngân hàng từng tháng so với đầu năm 2020. Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước
Trong khi đó, tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng ghi nhận tháng tăng thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, tính đến hết tháng 5/2020, tăng trưởng tiền gửi của người dân ở mức 4%, qua đó chính thức vượt mốc 5 triệu tỷ đồng.
Trước đó, tháng 4 và tháng 3 lần lượt đạt mức tăng trưởng 3,37% và 3,24% so với số liệu đầu năm.
Tính chung, tổng tiền gửi trên thị trường 1 (dân cư và tổ chức kinh tế) đạt gần 9 triệu tỷ đồng tính đến hết tháng 5/2020, tăng 2,32% so với đầu năm, tương đương tăng trên 203.568 tỷ đồng. Riêng tháng 5 đã tăng 197.282 tỷ đồng.
Doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi tại ngân hàng trong 2 tháng đầu năm
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm tới hơn 190.000 tỷ đồng, gấp đôi mức giảm trong cùng kỳ năm 2019.
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các TCTD khác trong nước mua) tăng 0,94%, đạt hơn 10,67 triệu tỷ đồng.
Tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng cuối tháng 2/2020 đạt gần 8,79 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 3.000 tỷ so với cuối năm 2019.
Đáng chú ý, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các TCTD sụt giảm mạnh tới 4,84% xuống còn 3,77 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng 3,91% lên hơn 5 triệu tỷ đồng.
Huy động tiền gửi bắt đầu tăng trở lại trong tháng 3 khi theo dữ liệu của Tổng cục thống kê, đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 còn huy động vốn tăng 0,51%.
Việc các doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng trong 1-2 tháng đầu năm là chuyện không hiếm thấy do trùng vào dịp lễ Tết Nguyên Đán, doanh nghiệp phải rút tiền ra để trả lương, thưởng cuối năm cho nhân viên.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, tiền gửi của các doanh nghiệp tại các TCTD giảm 2,87% tương đương với gần 96.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm 4,84% tương đương với giảm hơn 190.000 tỷ đồng, tức gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi huy động sụt giảm 2 tháng đầu năm thì tín dụng cũng tăng rất chậm, chỉ tăng 0,17% lên hơn 8,2 triệu tỷ đồng.cTrong đó, tín dụng lĩnh vực thương mại sụt giảm mạnh nhất (giảm 0,9%), và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng giảm nhẹ 0,09%.
Tương tự huy động vốn, tín dụng cũng bắt đầu bật tăng trở lại từ tháng 3. Theo NHNN, tín dụng đến ngày 31/3 đạt hơn 8,3 triệu tỷ, tăng 1,3% so với cuối năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (3,19%).
Theo NHNN, mặc dù các TCTD đã đưa ra nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi (giảm 2-2,5%) có quy mô lớn nhưng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng có xu hướng giảm dẫn đến việc rút vốn của khách hàng còn hạn chế.
Có thể thấy, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh tới việc gửi tiền, nhu cầu vay tiền và trả nợ của các doanh nghiệp. Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, đến nay, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Ngọc Bích
Cổ phiếu ngân hàng nâng giá trị thị trường chứng khoán Trong hoạt động kinh tế, dòng vốn tín dụng được ví như là "mạch máu" nuôi nền kinh tế. Còn trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng được xem là nhóm cổ phiếu trụ cột. Theo đề án tái cơ cấu TTCK, đến hết năm 2020, tất cả các ngân hàng thương mại phải đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn...