Hơn 1.400 tỷ USD ‘biến mất’ khỏi Anh
Các ngân hàng và công ty bảo hiểm ở Anh đã chuyển 1.000 tỷ bảng Anh (1.400 tỷ USD) ra khỏi Anh đến các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Đồng đô la Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo kết quả một nghiên cứu của hãng New Financial công bố ngày 16/4, trên 440 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng của Anh đã chuyển các bộ phận kinh doanh và điều chuyển nhân viên ra khỏi Anh hoặc mở trụ sở mới ở các nước EU sau Brexit.
Trong số 1.000 tỷ bảng Anh được chuyển ra các nước EU, có đến 900 tỷ bảng Anh là của các ngân hàng có trụ sở ở Anh – tương đương 10% tổng tài sản của các ngân hàng ở nước này. Phần tài sản còn lại là của các công ty bảo hiểm.
Video đang HOT
Anh đã chính thức rời EU từ ngày 1/1/2021. Tuy nhiên, cuộc “ly hôn” này vẫn đang đặt ra không ít rắc rối trong quan hệ hậu Brexit giữa hai bên liên quan đến mọi vấn đề, từ giao thương, kinh tế, con người, lao động đến ngoại giao…
Tháng trước, Anh và EU đã ký biên bản ghi nhớ trong đó nhất trí quy định hậu Brexit về các dịch vụ tài chính, ba tháng sau khi một thỏa thuận thương mại bao quát hơn được ký kết vào ngày 24/12 năm ngoái. Dù vậy, bản ghi nhớ bị cho là chưa giải quyết vấn đề quan trọng là quy chế tương đương, theo đó cho phép các công ty có trụ sở tại Anh được hoạt động tại châu Âu.
Anh và EU nhất trí quy định hậu Brexit về các dịch vụ tài chính
Bộ Tài chính Vương quốc Anh thông báo, nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí quy định hậu Brexit về các dịch vụ tài chính, 3 tháng sau khi một thỏa thuận thương mại bao quát hơn được ký kết vào ngày 24/12 năm ngoái.
Trung tâm tài chính London.
Bản ghi nhớ, vẫn đang chờ được ký, sẽ "tạo ra khuôn khổ cho sự hợp tác tự nguyện dựa trên các quy định" và thiết lập một diễn đàn sẽ "đóng vai trò là một nền tảng để tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại về các vấn đề dịch vụ tài chính".
Các chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được thông báo, nhưng toàn văn bản ghi nhớ sẽ được công bố nếu thỏa thuận được ký trước thời hạn chót vào cuối tháng 3 mà Anh và EU đặt ra.
City of London, trung tâm dịch vụ tài chính London, không kỳ vọng về một thỏa thuận tham vọng, do vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với nền kinh tế Anh, khi đóng góp 7% trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 10% nguồn thu thuế 76 tỷ bảng của nước này.
Bản ghi nhớ cũng không được cho là sẽ giải quyết vấn đề quan trọng là quy chế tương đương, theo đó cho phép các công ty có trụ sở tại Anh được hoạt động tại châu Âu.
Quy chế tương đương sẽ được nhất trí khi được trao cho 40 lĩnh vực hoạt động và quy chế này có thể dễ dàng bị rút lại. Trong thời gian tới, EU chỉ cấp cho 2 lĩnh vực của Anh, trong khi Anh cấp cho 17 lĩnh vực của EU.
Việc mất "hộ chiếu tài chính" là Khu vực Kinh tế châu Âu, theo đó các công ty của Anh được cung cấp dịch vụ tại châu Âu, đã bắt đầu có tác động đến lĩnh vực tài chính của Anh. Amsterdam đã thay London trở thành trung tâm chứng khoán của châu Âu. Khoảng 6 tỷ USD đã từ Anh chuyển sang EU trong ngày giao dịch đầu tiên khi Anh rời thị trường chung.
EU ký thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Anh Các lãnh đạo EU ký thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Anh và gửi nó đến London trên một máy bay RAF. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 30/12 ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác dài 1.246 trang tại Bỉ, gần một tuần sau khi Anh...