Hơn 14 tỷ thông báo khẩn về Covid đã được “lan tỏa” như thế nào?
Sức lan tỏa lớn từ 67 triệu người dùng thường xuyên, khả năng truyền tải thông tin chi tiết và nhanh chóng, Zalo đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid ở Việt Nam.
Đầu tháng 5/2021, dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thông điệp phòng, chống dịch thời kỳ mới “5K vaccine công nghệ” các tỉnh, thành phố đồng loạt đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch.
Với hơn 67 triệu người dùng, Zalo được nhiều bộ ngành và địa phương lựa chọn để kết nối, truyền tải kịp thời những thông tin nhanh chóng, chính xác về Covid-19 đến người dân, trở thành nền tảng công nghệ hiệu quả hỗ trợ chống dịch.
Cầu nối xuyên suốt giữa người dân và chính quyền
Trong bối cảnh việc tiếp xúc trực tiếp bị hạn chế tối đa, Zalo đã phát huy thế mạnh kết nối khi được nhiều địa phương vận dụng trong khai báo y tế, truy vết, gửi thông báo khẩn, cập nhật danh sách bệnh nhân Covid-19 tại địa phương, tiếp nhận phản ánh người dân thông qua tin nhắn, hotline,… đến các hoạt động phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Người dân xuất trình mã QR Khai báo y tế được lưu trữ trong thư mục “Ví QR” trên Zalo (Ảnh: Y Kiện).
Đơn cử tại TPHCM, công tác triển khai lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 truy tìm F0 trên diện rộng được nhiều quận triển khai hiệu quả nhờ ứng dụng Zalo để thông báo về kế hoạch, thời gian và hướng dẫn cụ thể đến người dân. Hay như tỉnh Bắc Giang cũng đã khởi tạo 3 kênh Zalo gồm: Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang; Công nhân KCN tỉnh Bắc Giang và Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang để phục vụ công tác chống dịch.
Đặc biệt, trong giai đoạn cao điểm (từ tháng 7/2021), hàng loạt tài khoản Zalo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại các nhiều tỉnh thành nhanh chóng được thành lập và được ví như biệt đội phản ứng nhanh giúp kết nối thông suốt Ban Chỉ đạo phòng chống dịch với người dân, thông tin kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền và cập nhật tình hình dịch bệnh.
Các khuyến cáo, hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 liên tục được gửi đi qua Zalo chính thức của các tỉnh thành.
Video đang HOT
Tính đến tháng 12/2021, đã có hơn 14 tỷ thông báo khẩn đã được gửi đến người dân thông qua tài khoản Zalo chính thức của Bộ Y tế và hàng chục tỉnh, thành phố để cập nhật tình hình dịch bệnh, khuyến cáo hay các quy định mới về phòng chống dịch Covid-19.
Nhiều khu công nghiệp cũng triển khai mô hình “Tổ an toàn Covid-19″ trên Zalo. Hàng ngày, thông qua các “Tổ an toàn Covid-19″, doanh nghiệp hướng dẫn, nhắc nhở người lao động thực hiện biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc. Hỗ trợ cơ quan chức năng truy vết các trường hợp F1, F2 và trường hợp khẩn cấp khi doanh nghiệp có người mắc bệnh hoặc cách ly.
Dấu ấn trong các chiến dịch tiêm chủng tại TPHCM và các tỉnh thành
Từ giữa tháng 6/2021, khi TPHCM là địa phương tiên phong khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 lớn nhất cả nước, Zalo đã được Sở Y tế TPHCM lựa chọn là nền tảng giúp gửi tin nhắn đến hàng trăm nghìn người dân thành phố.
Ông Nguyễn Quang Diệu, PGĐ Dịch vụ công & Chuyển đổi số Zalo, phụ trách chính dự án Hỗ trợ nhắn tin tiêm chủng chia sẻ: “Đội ngũ Zalo nhận tin tập hợp và chuẩn bị hạ tầng cần thiết trước ngày triển khai công tác gửi tin chỉ một ngày. Trong đó, Zalo phụ trách hỗ trợ Sở Y tế TPHCM xử lý dữ liệu thô thành dữ liệu chuẩn và gửi thông tin đến từng người dân.”
Thông tin tiêm chủng được gửi đến điện thoại của từng người dân (Ảnh: Nguyên Thảo).
Thông qua những tin nhắn gửi đi trên Zalo, người dân nhận được thông báo mời tiêm chủng ghi rõ tên, thời gian, địa điểm, các lưu ý, khuyến cáo và đặc biệt tin nhắn còn tích hợp sẵn chỗ khai báo y tế. Giải quyết vấn đề quá tải tại các điểm tiêm, đảm bảo giãn cách và hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
Mô hình này cũng trở thành “case study” để nhiều quận huyện, tỉnh thành khác tham khảo và triển khai thành công tại địa phương của mình.
Qua Zalo, hàng trăm nghìn tin nhắn mời tiêm chủng được gửi đi, hỗ trợ công tác tiêm chủng tại nhiều địa phương diễn ra an toàn, nhanh chóng, đạt mục tiêu phủ rộng vaccine từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”.
100.000 người được giúp đỡ nhờ Zalo Connect
Tháng 7/2021, khi tình hình dịch bệnh Covid tại TPHCM ngày càng phức tạp, thành phố phải giãn cách xã hội trong thời gian dài, một số nơi phải phong tỏa khiến việc kết nối nguồn lực xã hội, giúp đỡ người yếu thế gặp nhiều khó khăn. Zalo dựa trên 2 giá trị lõi của sản phẩm là “nhắn tin” và “nhật ký” đã nhen nhóm ý tưởng xây dựng Zalo Connect.
Chỉ sau 5 ngày gấp rút hoàn thiện, tính năng Zalo Connect ra đời giúp người dân dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp từ cộng đồng. Song song, kết nối các cá nhân, tổ chức thiện nguyện nhanh chóng tìm được các trường hợp khó khăn gần khu vực sinh sống của mình, tương trợ lẫn nhau kịp thời trong dịch bệnh.
Tính năng Zalo Connect ra đời vào cuối tháng 7/2021 giúp người dân dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp từ cộng đồng.
Trong suốt giai đoạn giãn cách, tùy từng thời điểm Zalo Connect đã cho ra đời hàng loạt tiện ích hỗ trợ nhu cầu thiết thực của người dân. Đơn cử, giai đoạn tháng 7, tháng 8, Zalo Connect tập trung vào tiện ích “Hỗ trợ nhu yếu phẩm và Tư vấn y khoa”, tiếp theo khi thành phố siết chặt giãn cách thì tiện ích “Đi chợ hộ và cung cấp hàng thiết yếu” được ra mắt. Đến mùa tựu trường tiện ích “Hỗ trợ đồ dùng học tập” tiếp tục được bổ sung để cộng đồng có thể trao/ tặng sách vở, thiết bị học tập… cho các hoàn cảnh khó khăn.
Thời gian đầu Zalo Connect được triển khai tại TPHCM, sau đó một số địa phương đã sử dụng thông tin từ Zalo Connect để giúp đỡ và hỗ trợ người dân khó khăn trên địa bàn. Đã có nhiều người tham gia vào cộng đồng Zalo Connect, chung sức giúp những hoàn cảnh khó khăn trong dịch Covid-19.
Hàng trăm nghìn câu chuyện nghĩa tình được viết lên giữa dịch bệnh thông qua Zalo Connect (Ảnh: NVCC).
Thông qua Zalo Connect, đã có hơn 100.000 trường hợp khó khăn được hỗ trợ. Tiện ích “Đi chợ hộ và cung cấp hàng thiết yếu” cũng đã thu hút hơn 50.000 điểm cung cấp hàng thiết yếu, giúp đỡ hàng triệu người tiếp cận lương thực, nhu yếu phẩm dễ dàng hơn.
Với những đóng tích cực, hiệu quả vào công tác phòng chống dịch Covid-19 trên cả nước, trong năm 2021 Zalo đã liên tục đón nhận bằng khen từ các tỉnh thành gồm: Công An tỉnh Hải Dương (tháng 3/2021), UBND tỉnh Bắc Giang (tháng 9/2021) và Sở TT&TT tỉnh Lâm Đồng (tháng 12/2021).
Về Vĩnh Phúc ăn Tết phải có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2
Vĩnh Phúc đề nghị người dân tuyên truyền, vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập, làm việc ngoài tỉnh hạn chế đi/về tỉnh trong dịp Tết sắp tới.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa cho biết nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam, trong đó có Vĩnh Phúc là rất cao. Hiện số ca mắc Covid-19 mới tăng nhanh tại nhiều tỉnh; trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong một tháng gần đây, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 51 ca, nhiều ca tại cộng đồng và đã xuất hiện tại các doanh nghiệp cả trong và ngoài khu công nghiệp.
Để chủ động, quyết liệt kiểm soát dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động và người dân hạn chế di chuyển khi không cần thiết. Tuyên truyền, vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập, làm việc ngoài tỉnh hạn chế đi/về tỉnh Vĩnh Phúc.
"Trường hợp do nhu cầu phải đến/về địa phương, yêu cầu phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương và làm xét nghiệm, có kết quả âm tính SARS-CoV-2 trước khi trở về địa phương, gia đình"- văn bản của UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa).
Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo dừng tổ chức các lễ hội, các sự kiện, liên hoan, tiệc cuối năm tập trung đông người, trừ các hội nghị theo yêu cầu nhiệm vụ, được phép cơ quan có thẩm quyền.
"Nghiêm cấm tổ chức ăn uống linh đình. Hạn chế tối đa số người tại các đám cưới, đám hiếu, đám giỗ, chạp, sang cát, mừng thọ... theo đúng hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; gia đình tổ chức phải ký cam kết thực hiện nghiêm với chính quyền địa phương bằng văn bản. UBND cấp xã, tổ Covid cộng đồng, tổ liên gia tự quản giám sát việc thực hiện theo quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm"- địa phương này nhấn mạnh.
Địa phương này đặt mục tiêu đến ngày 31/12/2021 tiêm vaccine đạt tỷ lệ 100% mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp chống chỉ định); đạt 100% số trẻ từ 12-17 tuổi tiêm mũi một (trẻ đủ điều kiện), đảm bảo an toàn và nhanh nhất có thể theo hướng dẫn của Sở Y tế, không để sót ai thuộc diện chỉ định tiêm mà không được tiêm chủng đầy đủ.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải rà soát và chịu trách nhiệm phân loại, báo cáo số lượng đủ điều kiện tiêm chủng, số không đủ điều kiện tiêm chủng với Sở Y tế.
Đối với những người đủ điều kiện tiêm chủng nhưng cố tình không tiêm vaccine, nếu mắc Covid-19 phải chịu trách nhiệm và phải tự chi trả các chi phí điều trị.
Chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn phải có trách nhiệm xét nghiệm test nhanh Covid-19 cho khách lưu trú; kết quả âm tính mới được phép lưu trú.
Các doanh nghiệp thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch tới từng phân xưởng, khu vực sản xuất..., đánh giá tối thiểu 1 tuần/lần. Kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm là cơ sở để yêu cầu doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm luân phiên mẫu gộp cho từ 10-20% người lao động/1 tuần trong các doanh nghiệp.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam trên địa bàn tỉnh, để kiểm soát, ngăn chặn biến chủng Omicron xâm nhập và lây lan trên địa bàn, đặc biệt là người đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã phát hiện biến chủng này như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines...
Kit xét nghiệm của Việt Á: WHO không chấp thuận, vẫn bán giá trên trời Nhiều tỉnh, thành đã mua các bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á với giá rất cao dù WHO đánh giá sản phẩm "không đủ điều kiện". Trái với thông tin được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) công bố trong một cuộc họp báo và đăng tải trong mục "Hoạt động Công đoàn" trên website chính thức vào ngày...