Hơn 13.200 tỷ đồng phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Đến hết tháng 5-2020, kinh phí đã chi cho công tác phòng, chống dịch tả châu Phi lên tới hơn 13.200 tỷ đồng.
Bộ NN&PTNT cho biết, tổng kinh phí ngân sách Trung ương (do Bộ Tài chính cấp), ngân sách địa phương và kinh phí được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đến tháng 5 khoảng hơn 13.248 tỷ đồng.
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn tại 63 tỉnh/thành phố cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 606 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay cho hơn 163 tỷ đồng dư nợ; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh dư nợ 479 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31-5, tổng số kinh phí đã chi từ ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi là trên 12.000 tỷ đồng, bằng khoảng 98% nhu cầu kinh phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, kinh phí tiêu hủy lợn mắc bệnh, hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Đến hết tháng 5-2020, đã chi hơn 13.200 tỷ để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Trong năm 2020 (tính đến 31-5-2020), Bộ Tài chính đã bổ sung thêm từ ngân sách Trung ương cho các địa phương là 489 tỷ đồng. Tổng kinh phí trung ương đã xuất cấp hỗ trợ 56 tỉnh, thành phố từ năm 2019 đến hết tháng 5-2020 là 5.459 tỷ đồng, tương đương khoảng 72% số kinh phí ngân sách Trung ương dự kiến phải hỗ trợ địa phương.
Hiện nay, còn lại khoảng 2.100 tỷ đồng ngân sách Trung ương phải hỗ trợ. Tuy nhiên các địa phương phải có báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), Bộ Tài chính sẽ xem xét, hỗ trợ theo quy định.
Trên cơ sở tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi được áp dụng từ ngày 1-1-2020 trở đi.
Theo quy định, hỗ trợ người chăn nuôi, hộ chăn nuôi nông hộ, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi với mức cụ thể: đối với lợn con, lợn thịt các loại hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi; Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác hỗ trợ 35.000 đồng/kg lợn hơi.
Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi; Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác hỗ trợ 12.000 đồng/kg lợn hơi.
Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).
Người chăn nuôi khó tái đàn vì lợn giống giá cao
Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã cơ bản được khống chế nhưng giá lợn giống quá cao khiến người chăn nuôi khó tái đàn.
Nửa năm nay, kể từ ngày đàn lợn gần chục con nhiễm bệnh dịch tả châu Phi phải tiêu hủy, gia đình ông Trần Đình Hồng, ở xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thể tái đàn.
Ông Hồng kể, mấy tháng nay chuồng trại đã được sát trùng rất kỹ chờ mua lợn giống về thả nuôi. Tuy nhiên, hiện nay giá lợn giống quá đắt, dao động từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/con nên việc tái đàn với nông dân rất khó khăn.
"Dịch tả lợn châu Phi nên tôi không nuôi nữa. Giờ muốn nuôi cũng phải bỏ chuồng trống chứ lợn con đắt quá" - ông Hồng nói.
Lâu nay giá lợn lên xuống thất thường nên người chăn nuôi rất thận trọng trong việc tái đàn. Bà Lâm Thị Thúy ở xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi tính toán, giờ nếu bỏ ra vài chục triệu đồng để tái đàn thì không biết liệu 4 - 5 tháng nữa khi xuất bán giá có còn giữ được ở mức cao. Chỉ cần giá lợn hơi hạ xuống mức 30.000- 40.000 đồng/kg như mọi năm thì ngay lập tức người chăn nuôi sẽ lỗ nặng.
Người chăn nuôi khó tái đàn vì lợn giống giá cao. (Ảnh: KT)
"Giá lợn lên xuống thất thường lắm, giờ mà tái đàn rồi ít nữa nhiều quá cũng khó, giờ lên đó nhưng biết đâu sau này lại hạ" - bà Thuý lo lắng.
Ông Đỗ Văn Chung, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời điểm này khi dịch tả lợn châu Phi tạm lắng người dân có thể tái đàn. Nhưng tái đàn trong thời điểm giá lợn giống tăng khá cao người dân cũng cần tính toán kỹ để khỏi thua lỗ về sau. Bên cạnh đó, khi tái đàn người dân cũng cần chú trọng đến khâu vệ sinh chuồng trại, hạn chế dịch bệnh phát sinh.
"Sau 30 ngày hết dịch bà con nên sát trùng chuồng trại rồi mới tái đàn. Và khi tái đàn cần phải báo cáo với chính quyền địa phương để có biện pháp theo dõi. Khi tái đàn cần phải chọn những con giống có nguồn gốc rõ ràng. Trước nhu cầu thịt lợn đang tăng cao, khuyến cáo bà con phát triển chăn nuôi cần tính toán" - ông Chung cho biết./.
Chuẩn bị nhập khẩu lợn sống, giá trong nước bắt đầu giảm Giá lợn hơi trên thị trường đang có xu hướng giảm rõ rệt, ít ngày trước khi cơ quan chức năng dự kiến nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Giá lợn hơi bắt đầu giảm Do nhu cầu lợn sống trong nước tăng nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây khuyến khích doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu...