Hơn 13.000 người đã tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 Nanocovax của Việt Nam
Học viện Quân y và Viện Pasteur TP.HCM vừa tiêm xong mũi thứ nhất cho hơn 13.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin Covid-19 Nanocovax của Việt Nam.
Tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 Nanocovax cho tình nguyện viên. ẢNH H.T
Chiều 15.7, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (đơn vị sản xuất vắc xin Nanocovax), cho biết nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y và Viện Pasteur TP.HCM vừa hoàn thành tiêm mũi 1 cho hơn 13.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax ngừa Covid-19.
Như vậy trong vòng 13 ngày, nhóm nghiên cứu đã hoàn tất tiêm mũi 1 cho 12.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 3b vắc xin Nanocovax tại 4 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hà Nội có 2.000 tình nguyện viên, Hưng Yên 4.000, Long An 2.000 và An Giang 4.000. Ghi nhận ban đầu, các tình nguyện viên đều có sức khỏe ổn định sau tiêm, phản ứng sau tiêm nhẹ và hết nhanh, không ghi nhận trường hợp nào bất thường.
Trước đó, giai đoạn thử nghiệm 3a trên 1.003 tình nguyện viên cũng đã hoàn thành mũi thứ nhất và đang hoàn tất tiêm mũi tiêm 2. Đến cuối tháng 7.2021, nhóm nghiên cứu sẽ có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3a sau 42 ngày tiêm mũi 1. Phía Nanogen cho biết, đánh giá này sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để nhóm nghiên cứu và Nanogen đệ trình Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp vắc xin Nanocovax.
Cũng theo Nanogen, dự kiến trước ngày 15.8, tất cả 12.000 tình nguyện viên tham gia giai đoạn thử nghiệm 3b sẽ được tiêm mũi 2 để cuối tháng 8, đầu tháng 9 nhóm nghiên cứu sẽ có dữ liệu báo cáo Hội đồng Đạo đức, Bộ Y tế.
Video đang HOT
Vắc xin Nanocovax được nghiên cứu sản xuất theo công nghệ protein tái tổ hợp vốn đã được Nanogen ứng dụng trong sản xuất nhiều thuốc generic trong điều trị ung thư, viêm gan B, C. ẢNH TRỊNH THANH
Hiện tại, Nanogen cũng đang hoàn tất đề cương xin cấp phép thử nghiệm tiếp trên quy mô 1 triệu người. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng, vắc xin Nanocovax có thể đạt hiệu quả bảo vệ khoảng 90% và giảm tỷ lệ nhập viện, tử vong tương đương với các vắc xin trên thế giới.
Trước đó, vắc xin Nanocovax được biết đến là vắc xin ngừa Covid-19 của Việt Nam bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ cuối năm 2020.
Các nước đã hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam như thế nào?
Đẩy mạnh công tác đối ngoại về vấn đề vắc xin, Việt Nam đang tiến gần tới mục tiêu 150 triệu liều, đủ cung cấp cho 70% dân số theo nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Lô vắc xin 2 triệu liều của Hãng Moderna tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 10-7 - Ảnh: NAM TRẦN
Nhật Bản và Úc là những quốc gia mới nhất chuyển vắc xin tới cho Việt Nam. Đây là kết quả từ các nỗ lực vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vắc xin cho Việt Nam.
Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết tính tới nay, Việt Nam đã nhận được cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc xin.
Trong số này, có 38,9 triệu liều do chương trình tiếp cận vắc xin toàn cầu COVAX tài trợ, 30 triệu liều AstraZeneca theo hợp đồng ký với Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC.
Ngoài ra, Chính phủ đã ký thỏa thuận cung cấp 31 triệu liều với Hãng Pfizer của Mỹ, và 5 triệu liều Moderna của Mỹ, ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma Việt Nam.
Hiện Việt Nam còn đàm phán mua 55 triệu liều khác, gồm 40 triệu liều Sputnik V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, và 15 triệu liều Covaxin Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao cho biết nỗ lực vận động vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu hiện nay.
"Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vắc xin ta tiếp nhận đã tăng lên đáng kể", thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết.
Tính đến ngày 12-7, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin, và sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm, cũng như từ nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.
Công tác ngoại giao vắc xin, theo Bộ Ngoại giao, đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, COVAX chính thức tiếp tục phân bổ thêm 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech cho Việt Nam trong thời gian từ tháng 7 tới tháng 9-2021. Trước đó, COVAX đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều, và cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao cho biết ngoài việc hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vắc xin Moderna cho Việt Nam như đã nêu, Mỹ cũng đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin. Nước Anh cũng cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương.
Tương tự, Nhật Bản tới nay đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 3 triệu liều AstraZeneca, bao gồm 1 triệu liều dự kiến giao ngày 16-7 tới.
Úc cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vắc xin thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.
Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm ngày 20-6, và Nga đã tặng Việt Nam 1.000 liều Sputnik V từ ngày 16-3.
Một bệnh viện tư nhân tại An Giang thông báo tiêm vắc xin COVID-19 dịch vụ Ngày 14-7, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết đã nắm được thông tin Bệnh viện Hạnh Phúc thông báo tiêm vắc xin COVID-19 dịch vụ với giá 1,5 triệu đồng/liều. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh An Giang khẳng định Bệnh viện Hạnh Phúc là bệnh viện tư nhân đầu tiên thông báo tiêm dịch vụ vắc xin COVID-19...