Hơn 1.200 tỷ đồng trôi theo lũ miền Tây
Năm nay lũ tràn đồng rất sớm gây thiệt hại trên 1.200 tỷ đồng, nhiều nơi nước lũ cao hơn đỉnh lịch sử 10 năm trước. 44 người đã chết, cuộc sống hàng nghìn người đang bị đảo lộn.
Ngày 16/10, ông Nguyễn Trạng Sư (Phó chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, hàng trăm người đang vừa gia cố đoạn đê bị lũ gây sạt lở với chiều dài hơn 60m ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự vừa giúp dân di dời tài sản, đưa người già, trẻ em đến nơi an toàn.
Nước lũ ngoạm mất đất, xoáy sâu vào đất liền hơn 20m cắt đứt đường giao thông nối liền 3 ấp ở Long Thuận, gây thiệt hại hàng chục ha hoa màu, nhấn chìm nhiều ao cá nuôi.
Hai ngày trước, lũ ngoạm đứt thân đê dài 70m ở Châu Đốc (An Giang) nhấn chìm hơn 500 ha. Ảnh: Thiên Phước
Video đang HOT
Trong khi đó vùng giáp ranh biên giới Campuchia, cánh đồng lúa trên 500ha ở thị xã Châu Đốc (An Giang) bị lũ nhấn chìm hai ngày trước vẫn còn ngập sâu trong nước. Dù đoạn đê bị “thủy thần” nuốt chửng dài 70m được hàn lại nhưng nước trong nội đồng mênh mông. Hàng chục máy bơm hoạt động suốt ngày đêm với hy vọng cứu được đồng lúa khoảng 1,5 tháng tuổi.
Ông Phạm Quang Anh Uy (Chánh văn phòng UBND thị xã Châu Đốc, An Giang) cho biết, nếu bơm hết nước trong đồng ra ngoài sông trước 5 ngày sẽ cứu được lúa nhưng năng suất có thể giảm 30% trở lên. Quá thời gian trên nhiều khả năng trên 500ha lúa có nguy cơ mất trắng, giá trị thiệt hại mỗi ha khoảng 3,6 triệu đồng.
Lão nông Trần Thiện Khiêm ở xã Long Thuận (Hồng Ngự, Đồng Tháp) than vãn, năm ngoái lũ không về người dân đầu nguồn mất đi rất nhiều thu nhập từ cá tôm, rắn rùa, rau, ấu… nhưng năm nay lũ về sớm, nước dâng quá cao gây thiệt hại nặng nề. Một số nơi nước lũ vượt đỉnh lịch sử mười năm trước, gây ngập trên 77.000 nhà dân.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp các tỉnh, thành miền Tây, đến chiều 16/10 toàn vùng có gần 7.500 ha lúa mất trắng, diện tích thủy sản bị hư hại trên 2.500ha, 152 căn nhà bị lũ cuốn… thiệt hại trên 1.200 tỷ đồng. Trong đó An Giang và Đồng Tháp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, riêng Đồng Tháp con số thiệt hại đã trên 850 tỷ đồng.
Từ đầu mùa lũ đến nay miền Tây có 44 người thiệt mạng do lũ, trong đó có 38 trẻ em. Hơn hai tuần trước, dân quân Huỳnh Văn Tùng (26 tuổi) ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên (An Giang) trong lúc tham gia cứu đê đã bị rắn độc cắn chết bỏ lại vợ trẻ với hai con. Ngày 16/10 anh Phan Văn Mãi (Bí thư Trung ương Đoàn) đến gia đình truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”, hỗ trợ gia đình 5 triệu đồng.
Theo VNExpress
Lại vỡ đê, dân An Giang "chết đứng" trên đồng
Khoảng 8 giờ 30 phút, ngày 14-10, một đoạn đê dài hơn 30 m trên kênh 10 thuộc xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc (An Giang) đã bị nước lũ cuốn trôi. Hậu quả, toàn bộ 250 ha lúa vụ 3 khoảng 40 ngày tuổi của nông dân trước nguy cơ mất trắng vì nước lũ đã chụp đồng.
Đoạn đê dài hơn 30 mét ỡ Vĩnh Châu bị vỡ.
Theo nhiều người dân nơi đây cho biết, trong lúc đang làm nhiệm vụ gia cố đê bao thì bất ngờ mặt đê bị nước lũ phá hỏng, cuốn chiếc Kobe mất hút dưới dòng nước chảy xiết. Người lái xe đã may mắn nhảy ra ngoài, thoát chết trong gang tấc.Sau khi đê vỡ, nước lũ từ kênh 10 cuồn cuộn tràn vào nội đồng như thác đổ. Chỉ chưa đầy 5 giờ, toàn bộ đồng lúa ngập sâu trong nước, khiến hàng trăm hộ dân hụt hẫng, nhìn lúa của mình trôi theo dòng lũ.
Nhiều hộ dân phải di dời nhà khẩn cấp lên bờ kênh Tha La lánh nạn.
Sau sự cố này, tại các tiểu vùng lúa vụ 3 giáp ranh ở xã Vĩnh Châu, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Tế cũng đang thấp thỏm lo âu trước nguy cơ mất trắng cận kề, nếu đoạn đê mới vỡ không được kịp thời vá lại.
Theo nhiều nông dân, sở dĩ sự cố đáng tiếc này xảy ra là do có phần chủ quan hoặc làm không đúng cách việc gia cố đê bao.
Ông Mai Văn Điền, một nông dân vừa bị nước lũ "chụp" mất hơn 30 công lúa, tức giận nói: "Tại mấy ổng (lực lượng gia cố đê) làm quá ẩu. Cứ dùng Kobe múc đất sát chân đê hoài thì nước đạp mạnh làm sao đê chịu nổi, bể là chuyện đương nhiên. Từ giữa tháng 9 tới giờ, thấy con đập tràn Tha La đắp lại rồi, bà con ở đây ai nấy cũng mừng vì nghĩ là lúa được ăn chắc. Bây giờ thì coi như trắng tay rồi. Một hạt lúa để ăn còn không có chứ nói chi đến chuyện còn lúa giống để làm mùa sau".
Còn ông Nguyễn Văn Chiến cũng không giấu nổi thất vọng, cho hay hơn 14 công lúa của gia đình ông đã sạ 45 ngày và đang làm đòng. Đang trong lúc cặm cụi bón phân cho lúa thì ông hay tin cách đó vài trăm mét con đê bị vỡ. "Lúc đó tui muốn chết đứng trên đồng luôn chứ biết làm gì bây giờ. Phải chi nước lũ đánh sập mặt đê phía kênh Tha La thường xuyên bị sóng đạp thì mình không tức, đằng này con kênh 10 chỉ là kênh phụ mà lại để cho bể".
Ông Trần Văn Trơ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Châu, cho biết sau khi nhận thông tin vỡ đê, chính quyền địa phương huy động hơn 1.000 lực lượng ứng cứu đê, bao gồm sự chi viện của các lực lượng quân sự, công an và cả người dân.
Theo Người Lao Động
Lũ bớt 'căng', đê vẫn sạt lở Ngày 4/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã dần đầu đoàn công tác Chính phủ đến tỉnh Đồng Tháp để kiểm tra tình hình phòng chống lũ. PTT khảo sát tình hình lũ lụt Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế ở khu vực ấp Tân Phú A, xã Tân Bình (huyện Thanh Bình), việc gia cố đê bao bảo vệ...