Hơn 11,1 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 11,1 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 528.000 người chết, nhiều nước châu Mỹ vẫn đang chật vật đối phó dịch bệnh.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 11.170.010 ca nhiễm và 528.228 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 209.342 và 5.249 trong 24 giờ qua. 6.232.789 người đã bình phục.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Houston, Mỹ ngày 2/7. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.885.652 ca nhiễm và 132.043 ca tử vong, tăng lần lượt 49.968 và 558 ca trong 24 giờ. Gần 40 bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.
Texas ngày thứ ba liên tiếp ghi nhận số ca mới vượt 7.000. Từ 2/7, cư dân tại các hạt báo cáo hơn 20 ca nhiễm đang điều trị, tức khoảng 95% người dân Texas, bắt buộc phải che mặt khi ra ngoài.
California yêu cầu 19 hạt, gồm Los Angeles, Riverside đóng cửa các hình thức kinh doanh trong nhà, như nhà hàng, nhà máy rượu và câu lạc bộ chơi bài, trong ba tuần. Michigan cũng yêu cầu đóng cửa khu vực ngồi trong nhà của các quán bar và nhà hàng tại một số khu vực. Tuy nhiên, họ vẫn được tiếp tục phục vụ khách hàng ở ngoài trời và cũng được phép bán đồ mang về.
Thống đốc Pennsylvania ra lệnh yêu cầu người dân đeo khẩu trang bất cứ khi nào ra ngoài. Thành phố New York dự kiến cho phép các nhà hàng mở lại khu ăn uống trong nhà từ ngày 6/7, nhưng Thị trưởng Bill de Blasio đã thông báo hoãn kế hoạch.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 37.728 ca nhiễm và 1.184 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.539.081 và 63.174.
Mặc dù dịch vẫn hoành hành mạnh, các thành phố lớn vẫn mở cửa trở lại. Từ ngày 2/7, các quán bar trong Rio de Janeiro được phép hoạt động, ít người đeo khẩu trang. Sao Paulo, thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, dự kiến cho phép quán bar và nhà hàng mở lại vào tuần tới.
Tổng thống Jair Bolsonaro bị các chuyên gia y tế chỉ trích mạnh mẽ vì cách xử lý khủng hoảng. Ông gọi đại dịch là “cúm vặt” và không tỏ ra bận tâm tới số người chết ngày càng gia tăng. Bolsonaro ngày 3/7 phủ quyết các phần của một đạo luật yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi nhiều người tụ tập trong không gian kín như nhà thờ và trường học.
Peru ghi nhận thêm 3.595 ca nhiễm và 181 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 295.599 và 10.226, là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới. Đây là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa từ giữa tháng 3 nhưng đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất vào tháng 5. Từ 1/7, 96% hoạt động sản xuất, bao gồm khai mỏ, các ngành công nghiệp và thương mại được nối lại nhưng phải tuân thủ các quy định y tế về chống dịch. Các nhà hàng và cửa hàng sẽ mở cửa trở lại nhưng tiếp đón lượng khách hàng hạn chế.
Video đang HOT
Chile xếp thứ bảy thế giới với 288.089 ca nhiễm và 6.051 ca tử vong, tăng lần lượt 3.548 và 131 so với hôm trước. Chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Mexico vượt qua Iran, trở thành vùng dịch lớn thứ mười thế giới với 238.511 ca nhiễm và 29.189 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.741 và 679 ca. Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.
Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 176 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 9.859. Số ca nhiễm tăng 6.718, lên 667.883, đánh dấu ngày thứ tám liên tiếp ca mới trong một ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát.
Bộ trưởng Y tế Nga ngày 3/7 cho biết cuộc sống khó có thể trở lại bình thường cho đến sớm nhất là tháng hai năm sau. Ông cho biết 3.500 người Nga vẫn phải dùng máy thở và gọi đây là “con số nghiêm trọng”.
Một số hạn chế, bao gồm lệnh cấm các chuyến bay quốc tế, duy trì đến tháng 8. Nhưng nhiều biện pháp đã được nới lỏng, với các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa được phép mở lại nhưng cần tuân thủ các chỉ thị về giãn cách xã hội.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 442 ca nhiễm và 17 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 297.625 và 28.385. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần. Trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện được phép phục vụ số lượng khách hạn chế, có thời gian phục vụ đặc biệt cho người cao tuổi. Quán bar được phép hoạt động trở lại với 1/3 công suất.
Anh báo cáo thêm 519 ca nhiễm và 136 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 284.276 và 28.385. Tình hình dịch bệnh tại Anh đã bớt nghiêm trọng trong những tuần gần đây, Thủ tướng Boris Johnson đang dần rút lại những lệnh hạn chế toàn quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Người nhập cảnh vào Anh từ hơn 50 quốc gia, chủ yếu là châu Âu, Australia và New Zealand, không phải tự cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh. Mỹ, Trung Quốc không nằm trong danh sách.
Italy ghi nhận thêm 201 ca nhiễm và 30 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 240.961 và 34.818. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar được mở cửa, phương tiện giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, người dân được tự do di chuyển khắp đất nước.
Đức báo cáo thêm 283 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 197.000, trong khi số ca tử vong tăng 9, lên 9.073.
Đức được cho là từng kiểm soát thành công Covid-19 với tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với hầu hết nước lớn ở châu Âu, dù các biện pháp phong tỏa khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đợt bùng phát gần đây tại lò mổ ở bang Bắc Rhine-Westphalia buộc chính quyền phong tỏa khoảng 600.000 người, đồng thời làm dấy lên lo ngại Đức vẫn dễ tổn thương trước đại dịch, bất chấp thành công ban đầu.
Liên minh châu Âu từ 1/7 mở biên với người từ 14 quốc gia, không bao gồm Nga, Brazil hay Mỹ.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.566 ca nhiễm, nâng tổng số lên 235.429, trong đó 11.260 người chết, tăng 154 ca so với hôm trước. Iran hôm 29/6 ghi nhận 162 người chết vì nCoV trong 24 giờ, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu hôm 19/2. Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho biết Covid-19 tại các tỉnh hoặc thành phố ở biên giới vẫn chưa đạt đỉnh. “Chúng tôi vẫn trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất”, Sadat nói.
Toàn bộ cửa hàng, quán bar, nhà hàng, phương tiện công cộng ở nước này đã mở cửa. Trường học tại một số khu vực chưa hoạt động trở lại.
Arab Saudi ghi nhận thêm 4.193 ca nhiễm và 50 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 201.801 và 1.802. Nước này chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6. Tuy nhiên, chính phủ Arab Saudi năm nay chỉ “cho phép 1.000 người hoặc ít hơn” tới hành hương tại thánh địa Mecca và chỉ người dân nước này mới có cơ hội.
Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với 649.889 ca nhiễm và 18.669 ca tử vong, tăng lần lượt 22.721 và 444. Một số thành phố Ấn Độ chuẩn bị kéo dài các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn nCoV lây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn cao.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 30/6 cho biết “sự tắc trách” trong xã hội ngày càng tăng kể từ khi chính phủ nới lỏng hạn chế, thêm rằng người dân đang phớt lờ cách biệt cộng đồng và các hướng dẫn y tế khác. Trường học, rạp chiếu phim, phòng gym và quán bar ở Ấn Độ vẫn phải đóng cửa.
Trung Quốc chưa công bố số liệu. Giới chức Bắc Kinh thông báo Bắc Kinh đã kiềm chế được ổ dịch mới và dỡ hầu hết hạn chế đi lại từ 4/7. Tất cả những người sống trong khu vực được coi là “nguy cơ thấp” có thể rời Bắc Kinh mà không cần kết quả xét nghiệm nCoV. Bắc Kinh đã xét nghiệm hơn 10 triệu người từ 11/6 đến 3/7, gần một nửa dân số thành phố.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 60.695 ca nhiễm, tăng 1.301 trường hợp so với hôm qua, trong đó 3.036 người chết, tăng 49 ca. Trường học phải tiếp tục đóng cửa cho đến ngày 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động.
Singapore là vùng dịch lớn thứ hai khu vực, với 44.479 ca nhiễm, tăng 169, trong đó 26 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn, trong khi cuộc tổng tuyển cử vẫn được tổ chức vào ngày 10/7. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông quyết định tiến hành bầu cử ngay bây giờ bởi không chắc Covid-19 có thể chấm dứt vào năm sau hay không.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
WHO ngày 3/7 giới kêu gọi các quốc gia bị bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở Covid-19 cần “thức tỉnh” trước thực tế thay vì cãi cọ về chúng.
“Mọi người cần phải thức dậy. Dữ liệu không nói dối. Tình hình không nói dối”, Michael Ryan, giám đốc mảng phản ứng khẩn cấp của WHO nói với phóng viên ở Geneva. “Không bao giờ là quá muộn để kiểm soát dịch bệnh”.
Làn sóng COVID-19 thứ hai có thể nhấn chìm thị trường dầu mỏ
Đà tăng của giá dầu đã khựng lại, khi lo ngại bấy lâu về "làn sóng COVID-19 thứ hai đã thành thực tế, gây ra những đe dọa mới nhưng lại cũ đối với kinh tế toàn cầu.
Các bể chứa dầu tại Houston, bang Texas, Mỹ ngày 21/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bùng phát lây nhiễm mới tại Bắc Kinh hồi cuối tuần qua đã buộc chính quyền Trung Quốc đặt một phần thủ đô vào chế độ "thời chiến". Trường học, trung tâm thể thao, trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ lại thêm một vòng đóng cửa, nhiều bốt kiểm soát được dựng lên.
Trên khắp nước Mỹ, số ca nhiễm mới đang tăng lên ở nhiều bang, ngay cả khi người Mỹ tỏ rõ mệt mỏi, miễn cưỡng khi tiếp tục phải đeo khẩu trang và tuân thủ quy định giãn cách xã hội. Tuy nhiên, không giống hồi tháng ba, tháng tư - với New York là tâm dịch, làn sóng bùng phát mới có xu hướng tập trung ở các bang miền nam. Hôm 14/6, Mỹ ghi nhận 26.000 trường hợp mắc mới, con số cao nhất tính theo ngày trong vòng một tháng qua.
"Làn sóng thứ hai đã bắt đầu", ông William Schaffner đến từ Đại học Y Vanderbilt bày tỏ quan điểm trên kênh CNBC. Đại dịch chưa lúc nào chấm dứt và vì thế có vẻ như không có sự phân định rõ giữa làn sóng thứ nhất và thứ hai. Nhưng bùng phát những ca nhiễm mới trong vài ngày gần đây khiến các thị trường rơi vào trạng thái bán tháo.
Dầu quay đầu giảm giá vào ngày 15/6, với mức giảm 10% chỉ sau chưa đầy một tuần. Theo Bjornar Tonhaugen - người đứng đầu mạng thị trường dầu mỏ thuộc công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy, lo ngại về sự khởi đầu của làn sóng COVID-19 thứ hai đã len lỏi vào tất cả các sàn giao dịch toàn cầu, từ Bắc Kinh tới Florida. Các thị trường dịch chuyển theo các đợt sóng giữa "lòng tham" và "sự sợ hãi".
Robert Kaplan, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ chi nhánh Dallas, cho rằng sức khỏe của nền kinh tế Mỹ không chỉ phụ thuộc vào gói kích thích liên bang hay mở cửa kinh tế trở lại với các doanh nghiệp, mà còn là các biện pháp bảo đảm y tế công cộng, trong đó có đeo khẩu trang cùng các bước kiểm soát khác.
"Mức độ chúng ta làm điều đó tốt đến đâu sẽ quyết định kinh tế hồi phục nhanh ở mức nào. Kinh tế sẽ tiến nhanh hơn nếu chúng ta phòng bệnh tốt hơn", ông Kaplan chia sẻ trên kênh truyền hình CBS. Tại thời điểm này, theo ông, mức độ phòng bệnh tại các bang là không đồng đều.
Trong khi đó, số lượng dầu tại các kho dự trữ tăng lên trong những tháng vừa qua vẫn là điểm gây quan ngại. Theo hãng nghiên cứu thị trường HIS Markit, riêng Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đã bổ sung thêm 440 triệu thùng vào kho dự trữ quốc gia, mức tăng lớn nhất so với tất cả các nước ở bất kỳ thời điểm nào.
Chính việc Trung Quốc tăng mua dự trữ đã tạo ra lực đẩy để giá dầu đi lên, tạo ra nguồn cầu trong thời điểm suy thoái sâu. Nhưng hiện không thể chắc rằng mức tăng dự trữ này sẽ tiếp tục được duy trì.
Thị trường dầu mỏ còn chịu thêm tác động đảo chiều khác. Đó chính việc giá dầu thực tế đã tăng quá mạnh trong thời gian qua, kể từ thời điểm rớt xuống đáy, tăng mạnh trước cả khi có các số liệu về bùng phát số ca nhiễm mới COVID-19. Theo báo cáo tư vấn gửi khách hàng của ngân hàng Commmerzbank, mức độ bán tháo trên thị trường dầu mỏ cuối tuần qua khởi nguồn chính từ những kỳ vọng thái quá trước đó.
Commmerzbank nhận định, thị trường dầu mỏ trước đó ở vào trạng thái "điếc một tai": Chỉ tập trung vào các thông tin tích cực như sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ giảm, nhóm OPEC cắt giảm sản lượng mà bỏ qua các yếu tố tiêu cực khác - đó là việc COVID-19 chưa bao giờ biến mất, ngược lại đang lây lan sang những khu vực mới, nổi bật là ở Brazil.
"Triển vọng đối với thị trường dầu mỏ dường như lại một lần nữa u ám hơn do những dữ liệu kinh tế yếu kém, cùng với đó là những lo ngại về làn sóng COVID-19 thứ hai. Cầu dầu mỏ ngoài Trung Quốc vẫn yếu và đó là lý do chúng tôi nhìn nhận giá dầu còn giảm trong ngắn hạn", Commmerzbank đánh giá.
Em trai George Floyd dự điều trần tại quốc hội Mỹ Philonise Floyd, em trai của George Floyd, tham dự điều trần tại quốc hội Mỹ và kêu gọi "chấm dứt đau thương" liên quan tới bạo lực của cảnh sát. "Tôi đến đây để xin các vị hãy chấm dứt nó. Hãy chấm dứt đau thương. Tôi không thể tả nổi sự đau đớn khi xem lại cảnh... anh trai mình, người cả...