Hơn 1.000 người Hà Nội đầu tiên được cấp thẻ Căn cước công dân
Trong ngày đầu thực hiện việc cấp, đổi thẻ Căn cước công dân, tại 31 điểm của Công an Hà Nội, có hơn 1.000 người đến làm thủ tục. Những vướng mắc trong quá trình cấp, đổi thẻ CCCD được lực lượng chức năng ghi nhận, khắc phục.
Từ 1/1/2016, 16 tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện việc cấp, đổi thẻ Căn cước công dân (CCCD). Các địa phương khác vẫn cấp chứng minh thư như bình thường. Đến năm 2020, lực lượng chức năng tiến hành cấp căn cước công dân đồng loạt ở các địa phương. Sáng 4/1, rất đông người dân đến trụ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64 – CATP Hà Nội) để làm thủ tục cấp thẻ CCCD.
Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân thể hiện những thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhiều người già và cả học sinh đủ 14 tuổi trở lên đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD.
Ngoài việc sử dụng trong các giao dịch dân sự, thẻ CCCD còn được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Trần Học Thu – Trưởng phòng PC64 (CATP Hà Nội) – cho biết, người dân làm thủ tục cấp thẻ CCCD được giữ lại các giấy tờ tùy thân cũ. Đối với CMND 9 số, cảnh sát sẽ cắt góc, loại 12 số sẽ giữ nguyên. Việc làm này, theo Đại tá Thu, là để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong cuộc sống như các giao dịch với ngân hàng không bị vướng mắc.
Video đang HOT
Theo Đại tá Trần Học Thu, trong ngày đầu tiên cấp, đổi thẻ CCCD, 31 điểm cấp, đổi của CATP Hà Nội tiếp nhận hơn 1.000 trường hợp đến làm thủ tục. Đại tá Thu khuyến cáo, CMND 9 số và 12 số vẫn còn giá trị sử dụng nên người dân không nên đổ xô đi cấp, đổi sang thẻ CCCD.
Ngày 4/1, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH – Công an quận Ba Đình – tiếp nhận hơn 100 trường hợp đến cấp, đổi thẻ CCCD. Trước đó, đơn vị này đã tổ chức tập huấn cho 138 cảnh sát khu vực, gửi mẫu đơn, phát loa truyền thanh tuyên truyền ở các phường trên địa bàn.
Theo Thượng úy Trần Thái Hòa – Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC về TTXH (CAQ Ba Đình) – việc cấp thẻ CCCD gặp một số vướng mắc như thời gian trả kết quả theo lịch hẹn (7 ngày) là quá gấp. Những trường hợp chưa làm CMND 12, cảnh sát phải xác minh một cách thủ công, ít nhất 8 ngày mới hoàn tất.
Theo Luật Căn cước công dân, người dân đến làm thủ tục cấp, đổi thẻ CCCD không phải mang theo sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, theo Thượng úy Trần Thái Hòa, do hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số chưa đầy đủ, cảnh sát chưa thể truy xuất toàn bộ dữ liệu thông tin người dân nên vẫn phải yêu cầu người dân đến làm thủ tục mang theo sổ hộ khẩu.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân trong 10 phút
Trong ngày đầu tiên cấp thẻ căn cước công dân, tại Hà Nội, người dân chỉ phải đợi trong khoảng 5 phút là đến lượt và 10 phút hoàn thành các thủ tục.
Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, hôm nay là ngày đầu tiên Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64, Công an Hà Nội) cấp thẻ căn cước công dân cho người có nhu cầu. Từ sáng, rất đông người đã đến làm thủ tục cấp thẻ.
Tại các bàn đăng ký, công an hướng dẫn người dân lấy tờ khai, khai thông tin cần thiết. Người đến làm thủ tục chỉ phải mang theo sổ hộ khẩu bản gốc, lấy tờ khai và viết theo hướng dẫn.
Mọi thủ tục làm thẻ căn cước đều được niêm yết giúp người dân dễ dàng hoàn thành tờ khai.
Theo Phó đội trưởng Đội chứng minh nhân dân Nguyễn Văn Hương, do hôm nay là ngày đầu nên số người đăng ký đông, khoảng 500.
Thông tin cá nhân được lưu trữ trên phần mềm, giúp các cơ quan chức năng xây dựng một kho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các khâu lấy thông tin, vân tay và chụp ảnh đều làm rất nhanh.
Sau khi lấy dấu vân tay, công dân sẽ phải chụp ảnh. Có 2 máy ảnh đặt ở điểm cấp thẻ.
Lê Hoàng Thái Hương học lớp 9 trường Đống Đa cho biết khá hồi hộp khi làm thẻ căn cước. Để tránh sai sót, mọi thủ tục đều do bố em làm giúp.
Hiện việc cấp thẻ căn cước công dân được triển khai ở 16 tỉnh thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Vũng Tàu và Quảng Bình. Các địa phương khác vẫn cấp chứng minh thư như bình thường. Đến năm 2020, việc cấp thẻ căn cước công dân sẽ diễn ra đồng loạt ở các địa phương. Địa phương nào cấp thẻ căn cước thì dừng cấp chứng minh nhân dân.
Để phục vụ công tác cấp thẻ, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội, đã tập huấn cho hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các quận, huyện tại 31 điểm của thành phố về việc cấp loại thẻ mới này.
Chị Nguyễn Thu Hiền đến từ Trương Định nói: "Tôi rất hài lòng với các thủ tục làm thẻ căn cước. Mặc dù khá đông, nhưng tôi chỉ phải đợi 5 phút là đến lượt, chỉ mất 10 phút là hoàn tất thủ tục".
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.
Giang Huy
Theo VNE
Thẻ căn cước công dân được cấp như thế nào từ năm 2016 Loại thẻ này được cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên tại công an quận, huyện và thủ tục giống cấp chứng minh thư 12 số. Theo Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ 1/1/2016, tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số. Đây là giấy tờ tùy...