Hơn 1 triệu người dân Mỹ đã được tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết hơn 1 triệu người ở nước này đã được tiêm mũi đầu tiên của vaccine ngừa bệnh COVID-19.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles , Mỹ, ngày 18/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo CDC, tính đến sáng 23/12 (theo giờ Mỹ), có ít nhất 1.008.025 người Mỹ đã được tiêm mũi đầu. Trong khi đó, gần 9,5 triệu liều đã được phân phối. Hai loại vaccine hiện đang được lưu hành tại Mỹ là loại vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất và vaccine của Moderna (Mỹ). Cả hai loại vaccine này đều cần tiêm đủ hai mũi, mỗi mũi cách nhau khoảng 3 tuần.
Truyền thông Mỹ nhận định việc thúc đẩy vaccine tại Mỹ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt đại dịch COVID-19. Các chuyên gia y tế ước tính khoảng 70% dân số Mỹ sẽ cần phải tiêm phòng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Các đợt tiêm chủng ban đầu được thực hiện khi nước Mỹ đang bước vào giai đoạn được dự đoán là nguy hiểm nhất của đại dịch, kể từ khi bùng phát dịch hồi đầu năm nay. Các chuyên gia cảnh báo số ca mắc bệnh sẽ tăng đột biến sau lễ Giáng sinh, trong bối cảnh nước Mỹ hiện ghi nhận khoảng 3.000 ca tử vong do COVID-19 mỗi ngày.
Video đang HOT
Giới chức Mỹ khuyến cáo người dân cần tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe ngay cả khi được tiêm vaccine. Theo bà Rochelle Walensky – người được Tổng thống đắc cử Joe Biden đề cử cho vị trí điều hành CDC – nhấn mạnh một mặt cần đảm bảo rằng ngày càng có nhiều người Mỹ được tiêm vaccine hơn, mặt khác chính quyền không thể bỏ qua các biện pháp phòng ngừa hiện nay.
Dược sĩ Israel nhập viện vì vô tình tiêm vaccine ngừa COVID-19 quá liều
Một dược sĩ Israel sau khi bị nhầm lẫn tiêm 4 liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đã được đưa vào bệnh viện để các y bác sĩ theo dõi.
Một lọ chứa vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer tại Ramat Gan, Israel ngày 19/12. Ảnh: Reuters
Trả lời truyền thông Israel, anh Uday Azizi cho biết sau vài giờ khi được tiêm vaccine, anh cảm thấy không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Theo quy định của hãng dược phẩm Pfizer, vaccine ngừa COVID-19 của hãng cần được tiêm hai liều, mỗi liều cách nhau vài tuần để có hiệu quả.
Nhân viên y tế chịu trách nhiệm về sự cố tiêm nhầm cho Uday Azizi giải thích họ không biết mỗi lọ thuốc thường chứa ít nhất năm liều. Sau khi phát hiện sai sót, Uday Azizi đã được chở đến bệnh viện để theo dõi, nhằm đảo bảo an toàn sức khỏe của người được tiêm.
Mặc dù bị tiêm quá liều, Azizi chia sẻ tính đến thời điểm hiện tại, anh chỉ bị đau nhức và đỏ mẩn ở khu vực tiêm. Rất có thể người dược sĩ này vẫn tiêm liều thứ 2 vaccine của Pfizer sau 3 tuần nữa. Tuy nhiên, anh không hề tỏ ra lo lắng và thậm chí còn khẳng định "không gặp vấn đề" với sự cố tiêm quá liều.
Từ ngày 20/12, Israel đã bắt đầu một đợt tiêm chủng toàn quốc. Bên cạnh những công dân trên 60 tuổi, các nhân viên y tế cũng thuộc nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã khởi động chương trình bằng cách trở thành người đầu tiên trong nước tiêm vaccine do tập đoàn dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức cùng phát triển.
Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 22/12, khoảng 30.000 người Israel đã được chủng ngừa.
Nếu Azizi vẫn duy trì tình trạng sức khỏe tốt, trường hợp của anh có thể giúp thuyết phục người Israel về mức độ an toàn của loại vaccine vừa được phê duyệt này. Kết quả một cuộc thăm dò gần đây cho thấy phần lớn người tham gia trả lời không quan tâm đến việc phải tiêm vaccine ngay lập tức, trong khi đó chưa đầy 25% người được hỏi bày tỏ sự hào hứng tham gia sáng kiến.
Chính phủ Israel đã tuyên truyền tính năng của loại vaccine mới này như một cách để mở cửa trở lại đất nước và thậm chí còn ám chỉ những người tiêm vaccine sẽ được cấp một số đặc quyền. Hộ chiếu 'xanh' sẽ được cấp cho những người hoàn thành tiêm liều thứ hai.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại một số quốc gia như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Singapore... Tuy nhiên, quá trình qhát triển và chứng nhận gấp rút loại vaccine này đã gây ra một số lo ngại, ngay cả khi các cơ quan y tế tiếp tục nhấn mạnh vaccine này an toàn.
Tuần trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thông báo họ đang phối hợp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) để điều tra nhiều trường hợp tiêm vaccine gặp phản ứng dị ứng.
Các hãng dược nỗ lực thử nghiệm vaccine với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Các hãng dược như BioNTech của Đức và Moderna của Mỹ đang nỗ lực thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của mình với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, thách thức mới nhất trong cuộc đua nhằm kiểm soát dịch bệnh. Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ ngày...