Hơn 1 tỉ USD tiền điện tử bị đánh cắp trong năm 2021 ở Mỹ
Theo thống kê của Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC), có hơn 46.000 người đã báo mất tài sản tiền điện tử mã hóa vì bị lừa đảo với tổng giá trị thiệt hại lên đến hơn 1 tỉ USD.
Theo FTC, gần một nửa trong số các nạn nhân mất tài sản tiền điện tử mã hóa trình báo rằng họ bị lừa thông qua các bài quảng cáo, bài đăng hoặc tin nhắn trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Thị trường tiền điện tử mã hóa rực sắc xanh trong năm 2021, nạn lừa đảo trong lĩnh vực này cũng gia tăng nhanh chóng
FTC cho biết phương tiện truyền thông xã hội và tiền điện tử mã hóa là sự kết hợp “dễ cháy như rơm và lửa” để lừa đảo. Trong đó, có khoảng 575 triệu USD – khoảng 50% tổng thiệt hại – được cho là xuất phát từ những “cơ hội đầu tư không có thật”.
Video đang HOT
Xét về mặt nền tảng, FTC thống kê rằng có đến 40% số vụ lừa đảo được thực hiện thông qua các mạng xã hội phổ biến như Instagram, Facebook, WhatsApp và Telegram.
Ngoài ra, khoản lỗ trung bình được báo cáo cho mỗi cá nhân là 2.600 USD và hầu hết nạn nhân sử dụng Bitcoin ( BTC), Tether USD (USDT) và Ethereum (ETH) để gửi tiền cho những kẻ lừa đảo.
Trong năm 2021, thị trường tiền điện tử mã hóa trở nên nhộn nhịp và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, với giá Bitcoin và hàng loạt altcoin khác tăng một cách điên rồ. Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhiều nhà đầu tư nhỏ và vừa, số vụ lừa đảo trong lĩnh vực tiền điện tử mã hóa cũng có chiều hướng tăng theo.
Tiền điện tử thành nơi 'trú ẩn' an toàn khi xảy ra khủng hoảng Nga - Ukraine?
Trong bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine, tiền điện tử mã hóa được cho là phương tiện cất giữ tài sản và huy động vốn an toàn vì tránh được các lệnh trừng phạt quốc tế hay những cuộc tấn công vào ngân hàng của tin tặc.
Sau khi khủng hoảng quân sự diễn ra tại Ukraine, Mỹ và đồng minh đưa ra các lệnh trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Nga và điều này khiến thị trường chứng khoán lao dốc không phanh. Ở chiều hướng ngược lại, giá tiền điện tử mã hóa (cryptocurrencies) bất ngờ tăng mạnh từ hôm 28.2.
Cụ thể, ghi nhận đỉnh điểm hôm 1.3, đồng Bitcoin (BTC) đã đạt giá trị 44.404,10 USD, trong khi đó đồng Ether (ETH) đạt 2.973,34 USD.
BTC, ETH và nhiều đồng điện tử bất ngờ tăng giá, đạt đỉnh điểm hôm 1.3
Nhận định bởi nhà nghiên cứu Michael Rinko tại AscendEx, cuộc xung đột đã làm nổi bật tầm quan trọng của các tính chất không biên giới và chống kiểm duyệt của Bitcoin, tuy nhiên ông cho rằng đó không phải là lý do khiến tiền điện tử tăng mạnh. Theo ông, sự gia tăng của tiền điện tử hôm 28.2 dường như phản ánh rõ hơn việc tăng lãi suất và lạm phát có thể tăng mạnh trong bối cảnh địa chính trị không chắc chắn này.
Xung đột thời 4.0, tiền điện tử là nơi "nương tựa" tài sản?
Quay trở lại giữa tháng 2 vừa qua, Quốc hội Ukraine thông qua Luật tài sản ảo sửa đổi, chính thức hợp thức hóa tiền điện tử mã hóa tại đất nước này.
Xung đột quân sự xảy ra, chính sự hợp thức hóa tiền điện tử cách đó không lâu, kết hợp với tính chất không biên giới và chống kiểm duyệt, đã giúp Ukraine "tranh thủ" các khoản tài trợ quốc tế mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Ngay từ 26.2, chính phủ Ukraine đã đăng các địa chỉ ví điện tử trên Twitter để nhận tiền tài trợ. Theo thống kê bởi công ty chuyên blockchain Elliptic, chỉ trong vài ngày, Ukraine và các tổ chức phi chính phủ tại đất nước này đã huy động được 24,6 triệu USD, chủ yếu bằng Bitcoin (42%), Ethereum (38%) và các tiền điện tử khác (17%).
Ngoài ra, việc chuyển từ hryvnia (đơn vị tiền tệ chính thức tại Ukraine) sang tiền điện tử mã hóa cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện qua sự gia tăng đột ngột của phí giao dịch trên thị trường địa phương.
Không những ảnh hưởng trực tiếp đến Ukraine, xung đột bùng nổ đã "kéo" đồng tiền ruble của Nga mất hơn 22% giá trị so với đồng USD. Kết hợp với các lệnh trừng phạt của phương Tây, chủ yếu đánh vào ngành tài chính - ngân hàng, nhiều người Nga cũng chọn "nương tựa" vào BTC và nhiều đồng tiền mã hóa ổn định khác để giữ tài sản của mình.
Bên cạnh đó, không gian mạng cũng là một mặt trận trong xung đột thời 4.0 và ngân hàng là một trong những đối tượng được nhắm đến đầu tiên. Những cuộc tấn công này được cho là một nguyên nhân góp phần thôi thúc nhiều người chuyển sang tiền điện tử mã hóa.
Bitcoin có thể chạm đáy 14.000 USD trong năm 2022 Nhà phân tích tại CryptoQuant cho rằng thời điểm tới đây sẽ rất tốt để đầu tư Bitcoin. Bitcoin (BTC) đang đối mặt với một "chu kỳ đáy" kể từ đầu tháng 5, khi giá đồng tiền mã hóa lao dốc từ 39.000 USD xuống mức thấp nhất là 26.700 USD. Tính đến sáng ngày 3/6, giá BTC đã ổn định trở lại...