Hôm nay, tuyên án 38 bị cáo trong vụ Việt Á
VKS xác định, tổng số tiền Phan Quốc Việt đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng. Hành vi của bị cáo gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 431 tỷ đồng.
Chiều nay 12/1, HĐXX vụ Việt Á sẽ tuyên án 38 bị cáo về 6 nhóm tội: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Theo quan điểm luận tội của đại diện VKS, lợi dụng chủ trương của Nhà nước về việc giao các đơn vị chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ KH&CN) để bị cáo này tác động đến ông Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN), Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN) quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm trái pháp luật.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TTXVN
Với mục đích được sản xuất, bán test xét nghiệm thu lời bất chính, Phan Quốc Việt tiếp tục cấu kết với bị cáo Hùng, Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) cùng thư ký của ông Long là Nguyễn Huỳnh và các bị can khác thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Việt Á được kiểm định test xét nghiệm; được nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài, nhằm mục đích lập hồ sơ gửi Bộ Y tế xin cấp số đăng ký lưu hành.
Chuỗi hành vi trên của các bị cáo đã biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm của Việt Á.
Để thuận lợi cho việc bán sản phẩm test xét nghiệm trên cả nước, Phan Quốc Việt còn cấu kết với các bị cáo thuộc Bộ KH&CN để được đề nghị tặng bằng khen đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho test xét nghiệm.
Bị cáo Việt cũng cấu kết với với các bị cáo thuộc Bộ Y tế để được hiệp thương theo giá đã được nâng khống, chậm kiểm tra giá hiệp thương để tạo mặt bằng giá test xét nghiệm thu lời bất chính.
Thẩm phán Trần Nam Hà ngồi ghế Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ Việt Á. Ảnh TTXVN
Để được các đồng phạm can thiệp giúp đỡ như nêu trên, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để tiêu thụ test xét nghiệm tại nhiều địa phương với số lượng lớn và được thanh toán theo giá đã từng nâng khống, Phan Quốc Việt cùng cấp dưới đã thông đồng, cấu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật về đấu thầu, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá mà Công ty Việt Á đưa ra trái quy định.
Quá trình tiêu thụ test xét nghiệm, Phan Quốc Việt chỉ đạo nhân viên tính toán và chi tiền % ngoài hợp đồng; trực tiếp chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ hơn 34 tỷ đồng cho nhiều lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.
Tổng số tiền bị cáo Việt đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng. Hành vi của Phan Quốc Việt bị VKS cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 431 tỷ đồng.
Theo đại diện VKS, vụ Việt Á là điển hình cho “nhóm lợi ích” và “thông đồng cấu kết tham nhũng có hệ thống”. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng, sức khoẻ của người dân, Đảng, Chính phủ và toàn dân phải nỗ lực, gồng mình để chống chọi, hạn chế lây lan và ngăn ngừa dịch bệnh, thì một bộ phận lãnh đạo cấp cao tại các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã cấu kết thông đồng với doanh nghiệp, lợi dụng tình hình dịch bệnh để hưởng lợi ích nhóm, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản Nhà nước.
Việc này đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và cá nhân, làm cho một bộ phận cán bộ, công chức bị thoái hoá biến chất, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Vụ Việt Á: Bị cáo Phan Quốc Việt gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng
VKSND Tối cao cho rằng, hành vi của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng...
Liên quan đến vụ Việt Á, bị cáo Phan Quốc Việt vừa bị Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt 25 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Hôm nay (3/1), bị cáo Việt lại hầu tòa cùng 37 người khác.
Vai trò của vợ bị cáo Phan Quốc Việt
Công ty Việt Á có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông sở hữu vốn điều lệ. Trong đó, Phan Quốc Việt sở hữu 47,25% vốn điều lệ, bà Hồ Thị Thanh Thủy (vợ của bị cáo Việt) sở hữu 24%.
Theo cáo trạng của VKS Quân sự Trung ương, sau khi được Bộ KH&CN giao đề tài, trên cơ sở tham khảo quy trình do Tổ chức Y tế thế giới công bố, nhóm nghiên cứu Học viện Quân y (HVQY) đã nghiên cứu để tối ưu hóa, đến ngày 9/2/2020 bước đầu tìm ra quy trình chế tạo bộ sinh phẩm RT- PCR sử dụng gene đích là P và E và real- time RT-PCR sử dụng gene đích là P phát hiện vi rút SARS- CoV- 2 trong phòng thí nghiệm.
Ngày 10/2/2020, ông Hồ Anh Sơn (cựu Thượng tá, cựu Phó Giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, HVQY) đã ký biên bản bàn giao quy trình chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real- time RT-PCR với Công ty Việt Á để sản xuất thử nghiệm theo yêu cầu của Đề tài nhưng không có nội dung chi tiết về công thức mồi và mẫu dò (dựa trên quy trình này không đủ điều kiện để sản xuất 20.000 test thử nghiệm).
Bị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: CTV
Khoảng cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2020, bà Hồ Thị Thanh Thủy (Phó TGĐ Công ty Việt Á) đã nghiên cứu, tối ưu từ các tài liệu do Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và một số nước khác công bố trên mạng Internet và xây dựng quy trình sản xuất kit sử dụng gene đích là N phát hiện vi rút SARS- CoV- 2.
Ngày 7/2/2020, bà Thủy đã nghiên cứu xong quy trình (thành phần tạo nên kit gồm 11 hóa chất) và đặt hàng mua các hóa chất để sản xuất kit phát hiện vi rút SARS- CoV- 2. Khoảng giữa tháng 2/2020, ông Việt đã chỉ đạo vợ mang các bộ kit ra Hà Nội để đánh giá chất lượng.
Ngày 21/2/2020, ông Hồ Anh Sơn và Phan Quốc Việt thống nhất cho chạy thử bộ sinh phẩm do nhóm nghiên cứu của HVQY chế tạo và bộ sinh phẩm do Công ty Việt Á mang đến trên máy real- time tại labo phòng thí nghiệm của HVQY. Kết quả, bộ kit do Công ty Việt Á đưa đến có chất lượng tốt hơn bộ sinh phẩm của HVQY.
Tháng 3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài của Bộ KH&CN đã thông qua quy trình do HVQY nghiên cứu, nhưng dựa trên kết quả đánh giá bộ kit của Công ty Việt Á cung cấp và kiến nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép để sử dụng phòng, chống dịch.
Cáo buộc của VKSND Tối cao cho rằng, bị cáo Phan Quốc Việt và Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN) đều biết rõ kết quả nghiên cứu đề tài thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&CN làm đại diện cho đến khi nghiệm thu, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng do có thỏa thuận và nhận tiền (tổng số tiền 350.000 USD) từ Chủ tịch Việt Á nên bị cáo Hùng đã giúp Công ty Việt Á được tham gia phối hợp nghiên cứu, kiểm định, nghiệm thu và sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành rồi sản xuất, bán thương mại test xét nghiệm.
Việc này đã biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu của Nhà nước, thành sản phẩm thương mại thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.
Ông Hùng thậm chí còn cố ý không tham mưu, thực hiện đúng trách nhiệm chủ sở hữu Nhà nước đối với sản phẩm của đề tài, xâm hại quyền sở hữu, quản lý tài sản của Nhà nước do Bộ KH&CN là đại diện Chủ sở hữu, giúp Công ty Việt Á bán thương mại trái phép, gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, hành vi của bị cáo Việt gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.
Đối với hành vi sai phạm của ông Trịnh Thanh Hùng và Phan Quốc Việt gây thất thoát 18,98 tỷ đồng tiền Ngân sách chi cho nghiên cứu đề tài đã được CQĐT tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra, xét xử theo thẩm quyền nên không đề cập xử lý trong vụ án này.
Những người liên quan
Đối với một số cá nhân tại Bộ KH&CN gồm các ông: Huỳnh Thành Đạt (Bộ trưởng Bộ KH&CN), Trần Văn Tùng (nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN), Nguyễn Đình Hậu (Vụ trưởng Vụ KH&CN) có trách nhiệm liên quan trong việc quản lý, khen thưởng, thông tin tuyên truyền Đề tài.
Nhưng VKSND Tối cao cho rằng, các cá nhân trên không can thiệp, tác động hoặc thông đồng, thỏa thuận; cũng không được hưởng lợi nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an không xem xét trách nhiệm hình sự, kiến nghị xử lý theo quy định về Đảng, chính quyền là phù hợp.
Ông Nguyễn Trường Sơn (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế) đã ký 2 quyết định cấp số đăng ký lưu hành tạm thời và chính thức cho test xét nghiệm để Công ty Việt Á sản xuất, bán thương mại thu thời bất chính, gây thiệt hại Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực ông Sơn phụ trách. Ông Sơn không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Công ty Việt Á, cũng không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, hơn nữa ông đã bị UBKTTW và Thủ tướng ra quyết định kỷ luật nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an vận dụng các quy định của pháp luật, miễn trách nhiệm hình sự là có căn cứ.
Ông Trương Quốc Cường (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế), từng là Chủ tịch Hội đồng cấp số đăng ký lưu hành nhưng đã thiếu kiểm tra trong việc cấp số đăng ký lưu hành, giá hiệp thương.
Theo đánh giá của VKSND Tối cáo, ông Cường không thông đồng; không có động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân, các sai phạm trên, trách nhiệm chính thuộc về cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và các bị can nên CQĐT không xem xét trách nhiệm đối với ông Cường là phù hợp.
Đối với một số cá nhân tại Bộ Tài chính gồm các ông: Đỗ Hoàng Anh Tuấn (nguyên Thứ trưởng), Nguyễn Anh Tuấn (nguyên Cục trưởng Cục giá) có liên quan đến Hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương.
Nhưng theo VKSND Tối cao, việc Hiệp thương thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế. Hơn nữa, khi kiểm tra hiệp thương, hai ông đã đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra chi phí, không thông đồng, không có động cơ vụ lợi, chủ động khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất vụ án nên CQĐT không xem xét trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Chuỗi sai phạm trong vụ Việt Á khiến Phan Quốc Việt và 37 bị cáo phải hầu tòa Bằng thủ đoạn tinh vi, được tính toán kỹ lưỡng, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu của đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm của công ty, sản xuất, bán giá nâng khống, thu lợi bất chính số tiền lớn. Liên quan đến vụ Việt Á, ngày 3/1/2024, Chủ...