Hôm nay tròn 24 năm ngày Apple kiện Microsoft và Intel vì ăn cắp mã nguồn
Một trong những vụ kiện tụng lớn nhất trong ngành công nghệ của những năm 90.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 1995, Apple mở rộng vụ kiện của mình với San Francisco Canyon Company để bao gồm cả Microsoft và Intel. Vụ kiện nói rằng Microsoft đã ăn cắp mã nguồn của Apple để cải thiện khả năng chơi video trên hệ điều hành Windows. Apple đòi Microsoft phải trả số tiền lên đến hàng tỷ USD, để đáp trả thì CEO của Microsoft lúc bấy giờ là Bill Gates đe dọa sẽ không hỗ trợ Office trên Mac nữa.
Phần mềm QuickTime trên Windows
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1992, khi Apple thuê một công ty mang tên San Francisco Canyon để phát triển phần mềm chơi video QuickTime dành cho Windows. Sản phẩm này được hoàn thiện vào tháng 11 năm 1992. Ngay sau đó, Intel tiếp tục thuê San Francisco Canyon để tăng chất lượng phần mềm video, cũng được dùng trong Windows.
Mọi rắc rối bắt đầu khi Apple nói rằng phần mềm mới có nhiều dòng code lấy từ QuickTime được công ty San Francisco Canyon phát triển trước đó. Apple ngay sau đó đã bắt đầu kiện công ty này, và mở rộng để bao gồm Intel và Microsoft vào ngày 14 tháng 2. Tòa đưa ra kết luận cuối cùng, cấm Windows được sử dụng phiên bản mới nhất của phần mềm video dành cho Windows.
Microsoft muốn có tất cả
Video đang HOT
Có lẽ mọi chuyện đã đi đến hồi kết, nhưng vẫn tiếp diễn do những điều sai phạm mới mà luật sư của Apple cáo buộc Microsoft. Lúc này, Microsoft thời đó đang phát triển rất mạnh với sự ra mắt của Windows 95, Apple lại tiếp tục vào thế tấn công. Họ cáo buộc Microsoft không phát hành phiên bản beta của hệ điều hành mới để nó có thể tương thích với các máy Mac của mình.
Lúc đó, Microsoft đã gửi Windows 95 cho 40.000 đơn vị lớn nhỏ, nhưng trong đó không có Apple trừ khi hãng này phải dừng tất cả các vụ kiện. Microsoft cũng bắt Apple phải xóa phần mềm OpenDoc, có tính cạnh tranh với công nghệ Liên kết và tích hợp đối tượng của họ.
Đại diện của Microsoft là Pam Edstrom đã phát đi thông báo: “Theo đúng luật, Microsoft không bắt buộc phải phân phối phần mềm beta của mình cho bất cứ ai. Microsoft phát hành nó cho một vài đối tác để họ có thể phát hiện lỗi giúp nó trở nên hoàn thiện hơn, và Apple không nằm trong số đó.”
Microsoft và Apple cuối cùng cũng giảng hòa
Báo giới Mỹ thời đó thì đứng về phía Apple, và cho rằng những xích mích này là cách để Microsoft bắt nạt những công ty nhỏ hơn mình. Tờ Los Angeles Times viết:
“Vụ kiện giữa Apple và Microsoft là cuộc cạnh tranh giữa 2 công ty phát triển phần mềm cốt lõi, điều khiển tất cả những máy tính hiện nay. Microsoft tạo được hệ điều hành (hay phần mềm cốt lõi) điều khiển hơn 85% máy tính trên toàn cầu, nhưng họ còn muốn thao túng nốt 15% còn lại của Apple.”
Cuối cùng, 2 công ty này cũng đi dến hòa giải vào năm 1997. Apple đồng ý xóa bỏ những vụ kiện với Microsoft, trong đó có vụ kiện liên quan đến QuickTime đã đề cập. Apple đặt trình duyệt web Internet Explorer làm trình duyệt mặc định (sau này mới đổi thành Safari), Microsoft thì mua 150 triệu USD tiền cổ phiếu (không có giá trị trong hội đồng quản trị) của Apple, cùng với đó là tiếp tục hỗ trợ máy tính Mac.
Số tiền mà Microsoft chuyển cho Apple đến rất đúng lúc, vì thời gian này ‘Táo’ đang trên bờ vực phá sản. Sau một thời gian ngắn, Microsoft lại chính là công ty có dấu hiệu đi xuống, còn Apple lại thành công vượt trội với các sản phẩm như iMac G3, iTunes, iPod, iPhone, và vẫn giữ thế dẫn đầu trong Thế giới công nghệ tính tới hiện nay.
Theo Genk
Samsung tiếp tục có một năm chi tất tay, dẫn đầu về chi tiêu R&D trong năm 2018
Hãng điện tử Hàn Quốc Samsung đã có một năm chi tiêu mạnh mẽ cho R&D nhằm khôi phục lại đà tăng trưởng sau khi nhiều bộ phận như mảng di động và chip nhớ có dấu hiệu đi xuống.
Trong năm 2018 vừa qua, hãng điện tử Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu danh sách các công ty chi tiêu nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Cụ thể theo Viện phát triển công nghệ Hàn Quốc (KIAT), Samsung và 24 công ty Hàn Quốc khác nằm trong số 1.000 công ty chi nhiều nhất cho R&D trong năm qua. Thống kê này dựa trên bảng tổng hợp đầu tư cho R&D trong năm 2018 của Liên minh Châu Âu.
Samsung dẫn đầu danh sách với khoản chi cho R&D lên tới 15,3 tỷ USD, chiếm khoảng 7,2% doanh thu của hãng trong năm qua và tăng ba bậc so với một năm trước. Samsung thậm chí còn xếp trước cả Alphabet (công ty mẹ của Google) với khoản chi cho R&D là 15,2 tỷ USD.
Trong Top 10 còn có một số cái tên nổi bật trong giới công nghệ như Microsoft đứng ở vị trí thứ 4 (12,3 tỷ USD), Huawei ở vị trí thứ 5 (11,3 tỷ USD), Intel đứng thứ 6 (10,9 tỷ USD) và Apple ở vị trí thứ 7 (9,7 tỷ USD).
Trái ngược lại, người đồng hương LG có mức chi cho R&D khá thấp, chỉ khoảng 2,9 tỷ USD và đứng thứ 53 trong danh sách, giảm ba bậc so với năm 2017.
Hãng sản xuất chip nhớ SK Hynix đã chi khoảng 2,1 tỷ USD cho R&D trong năm 2018 chiếm 8,3% doanh thu. Mặc dù vậy công ty vẫn tăng tới 16 bậc trong bảng xếp hạng và đứng thứ 67.
Một số công ty Hàn Quốc khác như Hyundai Motor đứng thứ 73 với chi phí R&D là 2 tỷ USD và Kia Motor đứng thứ 118 với 1,3 tỷ USD.
Tính theo quốc gia, 25 công ty của Hàn Quốc đã chi tổng cộng 30 tỷ USD cho R&D, đứng thứ 6 trong số các quốc gia chi nhiều nhất cho R&D.
Mỹ là quốc gia chi nhiều nhất cho R&D với số tiền bỏ ra của hơn 319 công ty lên tới 284 tỷ USD. Nước này cũng chiếm tới 39% tổng chi cho R&D trong năm 2018.
Tham khảo Pulsnew
Microsoft tìm được nhà cung cấp chip FPGA mới cho đám mây Azure, cắt một nửa đơn hàng từ Intel Đây được xem như một cú đánh mạnh vào mảng chip FPGA của Intel, khi công ty đã đầu tư hàng chục tỷ USD để nhẩy vào thị trường này 3 năm trước. Theo nguồn tin của Bloomberg, Xilinx Inc, nhà sản xuất chip FPGA (chip mảng phần tử logic có thể lập trình được) - loại vi xử lý đang được sử...