Hôm nay Thủ tướng Đức chính thức thăm Việt Nam
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Đức trong hơn 10 năm qua.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13-14/11/2022.
Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị – ngoại giao, hai bên duy trì đều đặn tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Angela Merkel (6 /2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Frank-Walter Steinmeer ( New York, 9/2021); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Olaf Scholz (3/2022).
Về kinh tế – thương mại, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU và là nước đã thúc đẩy EU sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và lớn thứ 6 của Đức ở châu Á. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa hai nước đạt trên 11 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2020, trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Video đang HOT
Về hợp tác phát triển, Đức là quốc gia cung cấp ODA trị giá trên 2 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Trong Chiến lược Hợp tác phát triển đến năm 2030 (BMZ 2030), Đức xác định Việt Nam là Đối tác toàn cầu, tập trung ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ khí hậu và tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo, đào tạo nghề và y tế.
Trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đức viện trợ cho Việt Nam hơn 10 triệu liều vaccine cùng nhiều thiết bị y tế, góp phần hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục phát triển kinh tế – xã hội.
Về hợp tác đa phương, hai nước phối hợp chặt chẽ tại LHQ và các cơ chế đa phương khác như ASEM, ASEAN – Đức, ASEAN – EU. Đức tích cực ủng hộ quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa binh trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước phát triển tích cực, ngày càng sâu rộng, hiệu quả và toàn diện.
Từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel (tháng 10/2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.
Trong các phát biểu nhậm chức (12/2021) và tại Hội nghị cấp cao G7 (26-28/6/2022), Thủ tướng Scholz đều nhắc đến Việt Nam như một đối tác quan trọng, giàu tiềm năng mà Đức muốn tăng cường hợp tác.
Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Olaf Scholz được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mối quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Các nước Tây Balkan ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt tại Đức
Những thỏa thuận không chỉ được coi là một bước đột phá cho hội nhập khu vực mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đang diễn ra.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (phải) và Thủ tướng Albania Edi Rama (trái) về Hội nghị Tây Balkans tại Đức ngày 3/11. Ảnh: EPA-EFE
Sáu nhà lãnh đạo khu vực Tây Balkan đã ký 3 thỏa thuận quan trọng trong khuôn khổ Tiến trình Berlin hôm 3/11, gửi đi những tín hiệu tích cực trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng của khu vực dự kiến diễn ra tại Albania vào tháng 12 này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và các quan chức hàng đầu của EU - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel - đã cùng các nhà lãnh đạo đến từ Serbia, Kosovo, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia và Albania tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Tiến trình Berlin.
Ông Scholz, người chủ trì hội nghị, cho biết: "Châu Âu không có Tây Balkan không hoàn chỉnh, và các nước trong khu vực nên tin tưởng vào Tiến trình Berlin". Thủ tướng Đức lưu ý rằng khu vực Tây Balkan "thuộc về phần tự do và dân chủ của châu Âu", nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện nhu cầu gia nhập EU từ lâu của họ.
Cuộc họp trên, được khởi xướng vào năm 2014 dưới thời cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tây Balkan và một số nước EU, cũng như thúc đẩy sự hội nhập giữa các quốc gia trong khu vực.
Trong thông cáo chung của cuộc họp, các bên tham gia đã đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo về Tiến trình Berlin vào năm 2023 tại Albania. Nước này cũng sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan sắp tới vào ngày 9/12/2022.
Sau hai năm đàm phán căng thẳng, các nước đã đạt được thỏa thuận nhân cuộc họp ở Berlin lần này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại tự do của công dân trong toàn khu vực và sự công nhận lẫn nhau về trình độ chuyên môn của các bác sĩ, nha sĩ và kiến trúc sư. Hiện tại, việc công nhận những nội dung như vậy có thể khiến người đăng ký phải trả tới 500 euro.
Các thỏa thuận trên không chỉ được coi là một bước đột phá cho hội nhập khu vực mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đang diễn ra.
Thủ tướng Scholz cho biết ông hy vọng rằng thỏa thuận mới về sự thừa nhận lẫn nhau sẽ mở đường cho sự hòa giải hơn nữa giữa hai bên. "Đã đến lúc phải vượt qua các cuộc xung đột khu vực, vốn đã khiến các nước bị chia rẽ trong một thời gian dài, và quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia phải được đẩy mạnh", ông Scholz nêu rõ.
Phát biểu tại Berlin, Thủ tướng Albania Edi Rama đã ca ngợi vai trò của ông Scholz trong quá trình đàm phán 3 hiệp định trên.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen nói: "EU tiếp tục ủng hộ Tây Balkan - cả trong giai đoạn thuận lợi và khó khăn. Chúng tôi đang đầu tư vào cấu trúc kinh tế của khu vực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và trở nên xanh hơn, mạnh mẽ hơn và bền vững hơn từ cuộc khủng hoảng hiện nay".
Đức và Pháp đe dọa trả đũa thương mại Mỹ Berlin và Paris muốn đàm phán với Washington về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh - nhưng họ sẵn sàng đáp trả nếu cần thiết. Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã thống nhất với nhau trên mặt trận thương mại...