Hôm nay nấu gì: Cơm chiều có món chính nhìn quen nhưng vị lạ, món phụ chỉ có giá vài nghìn đồng nhưng trôi cơm
Chỉ vài bước đơn giản là bạn đã có ngay bữa cơm ngon này cho gia đình thưởng thức rồi.
Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món:
- Chả bò lá lốt: 78.000đ
- Rau muống xào tỏi: 8.000đ
- Cà muối: 5.000đ
- Dưa chuột: 8.000đ
Tổng: 97.000đ
Nguyên liệu: – Thịt bò xay: 200g – Thịt lợn xay: 200g ( trong đó là thịt mỡ) – Lá lốt: 1-2 bó (loại lá to, còn tươi, đẹp) – Hành tím: vài củ – Sả: 2 cây – Tỏi: vài nhánh – Ớt: 3-5 trái – Đậu phộng: 100g – Các gia vị cần thiết: Nước mắm nêm, đường tiêu, muối, dầu ăn, xì dầu …
- Cho thịt bò, thịt lợn xay vào một cái âu lớn, ướp cùng với 1 thìa hành tím, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa sả băm, 1 thìa đường, thìa mì chính, thìa hạt nêm, 1 thìa muối, 1 thìa tiêu, 1 thìa xì dầu, 1 chút lá lốt băm nhỏ. Trộn đều hỗn hợp thịt cho ngấm hết các loại gia vị, để riêng 10-15 phút cho ngấm hoàn toàn. Đặt từng chiếc lá lốt đã rửa sạch, lau khô lên chiếc khay to, cho từng thìa thịt lên trên rồi gói lá lại. Cứ làm lần lượt cho đến khi hết lá và thịt.
- Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn ngập chảo, đun nóng đến khi dầu sôi thì cho từng miếng chả cuốn vào, chiên với lửa nhỏ vừa. Chiên cho đến khi 2 mặt của chả cuốn chín đều, có mùi thịt thơm tỏa ra, lá lốt săn lại và đổi màu hơi tối thì tắt bếp, gắp ra giấy thấm dầu rồi cho vào đĩa.
- Cách làm nước chấm bò lá lốt: 3 thìa mắm nêm, 2 thìa đường, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa ớt băm, nước cốt 1 quả chanh, 1 thìa sả băm đã phi thơm, trộn đều là xong.
Video đang HOT
Chuẩn bị: 1 bó rau muống, 2 thìa dầu ăn, muối vừa đủ, 4 tép tỏi
Rau muống nhặt ngọn non, rửa sạch, để ráo. Đun sôi nước với chút muối rồi cho rau vào chần tái. Vớt rau ra, để ráo. Đun nóng dầu ăn trong chảo, phi thơm tỏi, cho rau vào xào, nêm nếm bột canh vừa miệng rồi đảo đều rau chín là được.
Nước luộc rau đem vắt chanh cho vừa miệng rồi làm canh. Hoặc đun nước luộc với vài quả sấu trong 4-5 phút, dầm sấu ra thì tắt bếp. Nước rau muống luộc dầm sấu rất ngon.
Chuẩn bị: 400g dưa chuột, muối
Dưa chuột ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Gọt vỏ rồi thái dưa chuột thành lát mỏng và bày ra đĩa.
Chuẩn bị: – 1 kg cà pháo – 50g riềng – 20g tỏi – 100g muối – 2 thìa cà phê đường
Cà pháo khi mua chọn quả trắng tròn đều, đem phơi nắng từ 3 đến 4 giờ, sau đó bỏ phần cuống, không nên cắt cuống quá sâu lẹm vào cà nhé. Sau đó rửa sạch, ngâm cà vào âu nước đun sôi để nguội và ngâm với 1 chút xíu muối.
Sau đó vớt cà ra, để ráo. Riềng gọt vỏ, rửa sạch, tỏi bóc vỏ. Cho riềng, tỏi, ớt vào cối giã nhuyễn. Hòa 2 thìa muối, 1 thìa đường với 1 lít nước đun sôi để nguội. Cho cà pháo vào âu cùng riềng, tỏi giã nhỏ.
Dùng chiếc đĩa hoặc túi nilong có đựng nước đặt lên trên để cà không nổi trên mặt nước. Đậy nắp âu cà lại. Để âu cà ra ngoài ánh sáng đợi khoảng 2-3 ngày là ăn được.
Chúc các bạn thành công!
Xào rau muống nhất định phải chọn ngọn, làm theo cách sau sẽ xanh mềm, thơm ngon nhất
Rau muống xào rất phổ biến trong mâm cơm của người Hà Nội. Bí quyết để món rau xào ngon cần chọn ngọn rau và xào theo cách sau rau mới mềm và thơm ngon nhất.
Rau muống xào tỏi
Rau muống xào tỏi rất phổ biến trong mâm cơm của người Hà Nội. Nhưng để món rau muống xào tỏi ngon mềm cần biết những bí quyết sau:
- Trước hết khi chọn rau phải chọn loại rau muống ngọn nhỏ mới ngon. Nhìn thân rau thấy thẳng là rau tươi mới hái ăn mới ngon. Thân rau không quá to, có màu xanh tự nhiên.
Tránh mua loại rau muống thân bị cong, héo úa vì chế biến sẽ mất ngon.
- Trước khi xào rau được vặn giập để món rau xào sẽ mềm.
- Nên dùng mỡ lợn xào rau muống sẽ ngon, mềm, mướt hơn.
- Phi thơm tỏi mới cho rau muống vào đảo nhanh tay trên lửa to cho thấm đều mỡ (lưu ý là xào nhanh, đảo nhẹ tay kẻo nát).
- Quá trình xào phải trên lửa to và đảo nhanh tay.
- Người Hà Nội hay cho xíu nước mắm vào món rau muống xào tỏi, nhưng phải cho thật ít kẻo món ăn sẽ bị nặng mùi.
Một số vùng miền tới công đoạn này lại pha sẵn chút mắm ruốc (hoặc mắm tôm, hay dầu hào vào). Nêm thêm hạt nêm, nước mắm, đường rồi khuấy cho hỗn hợp sệt lại. Đổ nước xốt này vào đảo đều rau cho thấm gia vị.
Xào rau muống gần xong thì đập thêm vài tép tỏi sống vào cho dậy mùi. Nêm nếm vừa ăn rồi bắc xuống, gắp rau muống xào tỏi ra đĩa, thêm chút tỏi phi lên trên và ăn nóng sẽ rất thơm và ngon.
Món rau muống xào sẽ càng ngon hơn nếu khi chuẩn bị bắc xuống cho thêm thịt bò xào tái vào.
Vào những ngày lạnh, rau muống xào tỏi không cần thịt bò cũng rất ngon, nhưng quá trình xào nên to lửa và chú ý để rau không bị nát, xanh bóng dù cho ít mỡ.
Chọn rau muống ngọn nhỏ, thân thẳng là rau muống tươi mới hái, xào ngon. Không chọn rau muống thân đã bị uốn cong, hay héo úa. Ảnh minh họa.
Mẹo để món rau muống xào tỏi ngon và xanh mướt, không bị đen
Món rau muống xào tỏi muốn xanh mướt, không bị đen cần làm 2 bước sau:
Mua rau muống về thì sơ chế sạch, rồi đổ 1 thìa dấm trắng vào nước, ngâm rau muống 10 phút để khi xào giữ được màu xanh, giòn và không bị đen.
Với loại rau muống để tủ lạnh, heo héo khi ngâm vào nước pha chút dấm cũng bớt héo úa.
Hoặc đun nồi nước sôi, chần sơ rau muống (15 giây) - phải làm nhanh tay kẻo rau nhũn - rồi vớt ra thả ngay vào chậu nước lạnh (có đá viên càng tốt) rồi lật rau để giúp giảm nhiệt độ nhanh. Ngâm 5 phút thì vớt ra, vẩy ráo rồi mới xào - cách này giữ được màu xanh và ngon giòn hơn.
Tỏi xào rau muống cần chọn củ rắn chắc, nhánh tỏi hơi trắng và đầy đặn phi lên mới thơm. Nên đập giập tỏi rồi xào (không băm) mới làm màu trắng của tỏi nổi bật trong đĩa rau muống xào.
Quá trình xào rau muống nên bật lửa to, nếu cạn nước thì đổ thêm nước cho rau mềm, giữ độ giòn. Xào rau muống chủ yếu để ngấm đều gia vị, cho nên không xào quá nhanh, cũng không xào quá kỹ làm rau bị nhũn.
Tốt nhất để rau xào chín một mặt rồi lật lên để xào tiếp cho rau vừa chín tới.
Ai không nên (hoặc hạn chế) ăn rau muống?
Rau muống giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe, mát cho cơ thể, nhưng một số người không nên ăn, hoặc hạn chế ăn:
- Người đang có vết thương trên da không ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi.
- Người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút, cao huyết áp, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận... không ăn nhiều rau muống kẻo bệnh nặng hơn.
- Người bị bệnh về xương khớp không ăn rau muống vì càng thêm đau nhức.
- Người có vết thương hở, đang điều trị nội - ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống vì có thể kích thích tăng sinh tế bào, gây sẹo lồi trên da.
- Người thể trạng yếu, người đang uống thuốc Đông y hạn chế ăn rau muống vì làm giảm tác dụng của thuốc.
- Người có hệ tiêu hóa kém, bụng dạ yếu càng không nên ăn rau muống - nhất là rau sống, rau chưa rửa sạch vì dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng.
Công dụng tuyệt vời của thịt bò + lá lốt và cách chế biến rất thơm ngon, nhanh gọn Cặp đôi thịt bò - lá lốt đã vào nhiều món ẩm thực, là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô hạn cho sức khỏe, giờ trình làng thêm món mới siêu ngon và siêu đơn giản Giá trị của thịt bò - lá lốt Thịt bò có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau, được khuyến khích thêm vào chế độ...