Hôm nay là Ngày không tiền mặt Việt Nam
16/6 hàng năm được chọn làm Ngày không tiền mặt, nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số.
Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) chính thức chọn ngày 16/6 hàng năm là Ngày không tiền mặt.
Ngày không tiền mặt – 16/6 là ngày phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ. Đây là thời điểm bắt đầu vào mùa du lịch, mua sắm giữa năm.
Trong ngày hôm nay, nhiều công ty fintech, các ngân hàng, và rất nhiều đơn vị khác tổ chức các chương trình ưu đãi nhắm đến khách hàng thanh toán bằng các phương tiện số.
Một loại thẻ thanh toán không chạm của ngân hàng tại Việt Nam – Ảnh: Hải Đăng
Ngày không tiền mặt và những sự kiện kèm theo nằm trong những hoạt động tiêu biểu, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020, Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và Nghị quyết 02 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Phát biểu tại Hội thảo “ Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam” hồi đầu tuần này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra 5 lợi ích quan trọng của việc triển khai xã hội không tiền mặt.
Video đang HOT
Đầu tiên, có sự tiện lợi và giảm chi phí cho người dân và cho doanh nghiệp. “Tôi đọc báo gần đây thấy cảnh phụ huynh xếp hàng đóng tiền học bán trú cho con, việc này vừa lãng phí thời gian và lãng phí công sức”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Khi giảm lưu thông tiền mặt thì nhà nước giảm được nhiều thứ. Dễ thấy trước mắt là xe chuyên dụng chở tiền, hệ thống kho bãi, chi phí in tiền sẽ giảm xuống, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tiếp đến, không tiền mặt sẽ có sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, của nền kinh tế và của người dân. Đó là điều mong muốn hướng tới. Việc minh bạch cũng giúp phòng chống tham nhũng, kể cả tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ. Ngoài ra, còn góp phần phòng chống rửa tiền, chống nạn tội phạm kinh tế
Cùng với đó, xã hội không tiền mặt sẽ có sự phát triển các dịch giá trị gia tăng tại các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có động lực để phát triển nhiều dịch vụ hơn. Tỷ trọng doanh thu và tỷ trọng lợi nhuận của các ngân hàng có dịch vụ giá trị gia tăng cao cũng sẽ tăng lên. Việc này kích thích nhiều ngành nghề liên quan khác phát triển.
Và có sự phổ cập trong việc tiếp cận các dịch vụ công, ngay cả các vùng sâu vùng xa cũng có thể dùng mọi dịch vụ.
Được biết, trong 3 tháng đầu năm 2019, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý trên 37 triệu giao dịch với giá trị gần 21 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng khoảng 23% số giao dịch và 17% giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt liên tục được tăng cường, mở rộng; đến cuối năm 2018, toàn quốc có 18.587 ATM trải rộng khắp cả nước, 243.123 máy POS, phần lớn được lắp đặt tại các điểm bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi bán lẻ, cửa hiệu tạp hóa lớn, nhà hàng, khách sạn và đang mở rộng tới nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, dịch vụ công ích v.v…
Thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, lượng thẻ phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tiếp tục tăng qua từng năm. Thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong năm 2018 đạt khoảng 229,2 triệu lượt với tổng giá trị giao dịch khoảng 592 nghìn tỷ đồng.
Đến nay, đã có khoảng 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet payment) và 41 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment). Trong năm 2018, thanh toán qua Internet có tốc độ tăng trưởng 33,6% về số món và 19,5% về số tiền so với năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động còn đặt mức tăng trưởng ấn tượng hơn, tăng 41,4% về số món và 169,5% về số tiền so với năm 2017.
Hải Đăng
Theo ictnews.vn
Hôm nay 16/6 là Ngày không dùng tiền mặt lần đầu tiên của Việt Nam
Ngày 16/6 hàng năm sẽ là Ngày không dùng tiền mặt của Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên hôm nay, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử thành lập.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế chủ đạo trên thế giới với vô vàn tiện lợi cho cả khách hàng và nhà cung cấp. Do đó, để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại khi mua sắm hàng hóa - dịch vụ, ngày 16-6 đã được lựa chọn là "Ngày không tiền mặt" đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày không tiền mặt đầu tiên được Ban tổ chức xác nhận sự tham gia hỗ trợ cho người tiêu dùng từ các đơn vị Napas, Vietcombank, Vinpro, Adayroi, Ví điện tử Moca|Grab, Momo, Shopee/Airpay, Lazada, Tiki, VPBank.
Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt
Hàng loạt ưu đãi khủng, từ hoàn tiền, giảm giá, miễn phí vận chuyển, tặng voucher đang được các hệ thống siêu thị cùng các ngân hàng và các ví điện tử phố hợp với nhau dành cho khách hàng trong Ngày không tiền mặt 16/6.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết: "Một khảo sát gần đây cho thấy, Việt Nam đã vượt qua Singapore và Malaysia trong cuộc đua không tiền mặt. Đây là minh chứng rõ nét nhất về việc phát triển thanh toán không tiền mặt. Thanh toán di động đang là xu thế chủ đạo và vô cùng tiện lợi. Câu chuyện ở đây là làm thế nào để người tiêu dùng bước qua ngưỡng giữa chưa sử dụng và sử dụng.
Với những vấn đề phát sinh trong thực tế nhưng chưa có hành lang pháp lý, NHNN sẽ Chính phủ Đề án xây dựng Cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng để từ đó đưa ra hành lang pháp lý chính thức.
Ngoài ra, NHNN cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt mà trọng tâm là thanh toán trên di động. Thực tế hiện nay thông qua di động, người dùng có thể thực hiện nhiều dịch vụ hơn so với thanh toán tại quầy.
Các ngân hàng thương mại hiện đã tích hợp thêm nhiều tính năng, tiện ích vào thẻ ngân hàng để sử dụng cho chi trả hàng hóa, dịch vụ tại điểm bán, thanh toán hóa đơn tiện ích, thanh toán mua hàng trực tuyến, đồng thời với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.
Theo Vụ Thanh toán (NHNN), trong 3 tháng đầu năm 2019, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý trên 37 triệu giao dịch với giá trị gần 21 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng khoảng 23% số giao dịch và 17% giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ TTKDTM liên tục được tăng cường, mở rộng; đến cuối năm 2018, toàn quốc có 18.587 ATM trải rộng khắp cả nước, 243.123 máy POS, phần lớn được lắp đặt tại các điểm bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi bán lẻ, cửa hiệu tạp hóa lớn, nhà hàng, khách sạn và đang mở rộng tới nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, dịch vụ công ích v.v...
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục áp dụng nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Cường Thành
Theo vietnamdaily.net.vn
Thanh toán điện tử tại Việt Nam mỗi ngày khoảng 13 tỷ USD Tổng giá trị thanh toán điện tử liên ngân hàng năm 2018 đạt trên 73 triệu tỷ đồng, tăng hơn 25% so với năm 2017. Ảnh minh họa. Phát biểu tại hội thảo "Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam" đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng...