Hôm nay em có mệt không?
Chiều tan tầm, tôi cố len lỏi giữa dòng người để kịp về nhà sớm, lo cho hai con gái.
Chiều tan tầm, tôi cố len lỏi giữa dòng người để kịp về nhà sớm, lo cho hai con gái. Dừng đèn đỏ ở ngã tư, cạnh một đôi nam nữ, tôi nghe chàng trai hỏi cô gái: “Hôm nay em nhiều việc không?”.
Thoáng liếc qua, tôi nghe cô gái nũng nịu trả lời, rồi vòng tay đang ôm anh chàng như siết chặt thêm chút nữa. Cô gái ngả đầu vào lưng chàng trai, tiếp tục thì thầm câu chuyện gì đó. Cô gái trông thật hạnh phúc. Họ thật hạnh phúc. Tôi cũng đoán chắc rằng, họ chỉ mới là tình nhân chứ chưa hẳn là vợ chồng. Bởi lẽ, hiếm lắm tôi mới nghe được một trường hợp vợ chồng còn hỏi han nhau những câu như thế.
Trong khi đó, các mạng xã hội như Facebook, Zalo… lại làm rất tốt điều này. Bất cứ lúc nào mở Facebook hay Zalo, chúng ta đều nhận được câu hỏi “bạn đang nghĩ gì?”. Tại sao một điều đơn giản như thế, một câu hỏi nhỏ như vậy mà những người yêu nhau, những đôi vợ chồng không hỏi nhau được? Hay vì cuộc sống quá mệt mỏi, quá nhiều vấn đề cần giải quyết nên ta chẳng còn muốn biết thêm hay mang thêm gánh nặng từ người khác, muốn lo lắng cho ai?
Những câu hỏi hết sức đơn giản, nhưng thể hiện sự quan tâm, đủ khiến phụ nữ ấm lòng. Phụ nữ lắm lúc chỉ cần có thế – một lời hỏi han của chồng hoặc người yêu là đủ khiến họ hạnh phúc cả ngày.
Gần phòng tôi là một cặp vợ chồng trẻ, đã có với nhau hai mặt con. Cô vợ suốt ngày ôm điện thoại chuyện trò với người yêu cũ. Anh này, nghe đâu ở tận trời Tây, nhưng hằng ngày vẫn chăm chỉ gọi về hỏi thăm cô. Còn người chồng của cô thì cả ngày đi làm, rồi về ôm điện thoại chơi game, chẳng buồn hỏi han gì đến vợ. Tôi không chắc cuộc sống của họ có hạnh phúc không, nhưng tôi đoán cô vợ đang cần một người nào đó để trút tâm sự, cần một sự sẻ chia, quan tâm dù là từ một người cách mình vạn dặm.
Thỉnh thoảng, trong những cuộc chuyện trò, tôi cũng được biết các đồng nghiệp nữ hầu như rất ít người được nhận câu hỏi quan tâm từ người chồng. Ai cũng kể lại lịch sử tình trường của mình, lúc yêu nhau, anh chàng hay hỏi cô nàng “hôm nay em làm việc mệt không?”, hay đại khái thế; nhưng từ lúc chung sống một nhà, câu hỏi kia đã trở thành “hàng quý hiếm”.
Như vợ chồng tôi, buổi sáng chia tay nhau lúc 7g và chiều tối gặp nhau cũng tầm 19g. Song vì lu bu con cái, vì cả một ngày làm việc mệt mỏi, dường như lâu lắm rồi, tôi chưa nghe chồng hỏi “hôm nay em có mệt không?”. Nhớ lúc mới yêu, tối nào anh cũng nhắn, thậm chí nhắc tôi đắp mền, mặc thêm áo ấm khi trời trở lạnh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tôi có người quen, chị là giáo viên mầm non, anh là trưởng phòng của một công ty chuyên tổ chức hội chợ. Do công việc, anh hay đi công tác tỉnh, mỗi lần dăm bảy ngày, có khi đến cả tháng. Dù vậy, cuối mỗi ngày, anh đều gọi điện về cho vợ, chỉ để hỏi những câu đơn giản như “mấy mẹ con đã ăn gì chưa?”. Chị kể, có hôm anh xong việc lúc 12g khuya mà vẫn gọi cho chị để hỏi hôm đó chị có mệt không, buổi chiều mấy mẹ con ăn gì…
Ông bà ta nói chẳng sai “đàn bà yêu bằng tai, đàn ông yêu bằng mắt”. Với phụ nữ, chỉ cần nghe những câu vỗ về yêu thương, thậm chí là qua loa, xã giao họ cũng cảm thấy ấm lòng. Tôi chắc chị bạn tôi, sau khi nghe chồng hỏi như thế, bao nhiêu mệt mỏi trong ngày “vật lộn” với mấy chục cô cậu học trò mầm non đều tan biến hết. Tôi chắc cô gái tôi tình cờ gặp khi dừng đèn đỏ sẽ càng yêu chàng trai hơn vì câu hỏi ấm lòng. Và còn biết bao nhiêu phụ nữ như tôi, như cô gái gần phòng, cũng đang chờ được nghe những câu hỏi rất đơn giản, nhỏ nhặt đó từ chồng/người yêu của mình.
Tôi vẫn luôn ngưỡng mộ chị bạn là giáo viên mầm non, vì dù lớn tuổi, cách cư xử giữa vợ chồng chị vẫn như thời còn son rỗi. Tôi đoán chắc đây là “bí quyết giữ lửa” của họ, dù đã có cháu nội đuề huề. Giữ lửa hạnh phúc lứa đôi đâu cần “đao to búa lớn”, đâu cần 8/3, 20/10 hay sinh nhật có 999 đóa hồng. Phụ nữ, đơn giản, họ chỉ cần được người yêu, được chồng quan tâm, hỏi một câu đơn giản, vào cuối mỗi ngày, như “hôm nay em nhiều việc không?”.
Theo Báo Phụ Nữ
Ấm lòng khi mẹ chồng bảo: 'Tham việc vừa chứ, tranh thủ đặt lấy cặp vé, Tết đưa thằng Bi về thăm ông bà ngoại, mùng 4 quay ra làm cỗ là được rồi!'
Ngày Linh đưa tôi về ra mắt gia đình anh, tôi đã có dự cảm rằng, con đường này không bằng phẳng chút nào. Ngay từ đầu mẹ Linh đã không thích tôi ra mặt. Bà thẳng thắn bảo:
- Bác không thích con dâu xa.
Nhưng thực ra đấy cũng chỉ là lý do. Sâu xa hơn, theo lời Linh kể:
- Là vì mẹ đã nhắm cho anh một cô bác sỹ sĩ cực kỳ môn đăng hộ đối.
Tôi biết Linh vốn chẳng có ý gì nên anh mới kể cho tôi nghe chuyện đó. Nhưng cũng thấy buồn lắm, lại nghĩ đến cái bằng cao đẳng của mình, từ lúc ra trường còn chưa xin được việc làm...
Ảnh minh họa
Giằng co đưa đẩy mãi đến 3 năm yêu nhau, chúng tôi mới làm được đám cưới. Là kết quả của việc: bác sĩ bảo cưới.
Đám cưới đương nhiên không vui vẻ gì. Mẹ Linh phải rất cố gắng để giữ phép lịch sự tối thiểu. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần để chấp nhận sự lạnh nhạt nhưng tôi vẫn phải nhiều phen khóc thầm vì thái độ "coi con dâu như khách" của mẹ chồng.
Bà luôn gọi con dâu là "chị" xưng "tôi" chứ không "mẹ" , "con" như ở những gia đình khác.
Thời gian đầu tiên tôi mới từ Nam ra Bắc, vừa nghén ngẩm vừa không có việc làm, thế nên chỉ ở nhà cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp. Mẹ chồng sáng sáng vẫn đi làm, đến bữa mới về ăn uống. Bà không bao giờ nói cho tôi biết bà thích món gì, không thích món gì. Thế nên tôi cứ phải tự đoán, tự nấu... Đến bữa cơm thì lại nơm nớp lo lắng, quan sát sắc mặt của mẹ chồng.
Sau đám cưới, mọi việc nội trợ mẹ đều "nhường" cho tôi một tay quán xuyến. Thế nhưng biết mình là "người mới" mọi thứ chưa quen thuộc nên nhất cử nhất động tôi đều hỏi ý kiến của bà. Góc nhà đồ cũ chất đống lưu cữu hàng chục năm, mẹ chồng phải gật đầu đồng ý trước thì tôi mới dám dọn. Ngoài vườn có mảnh đất bỏ trống, tôi cũng xin phép bà trước mới dám trồng mấy cây rau, cây hoa...
Khi qua giai đoạn ốm nghén 3 tháng, tôi bắt đầu nhập quần áo về bán hàng online đồng thời xin phép nhà chồng cho đi học một lớp trung cấp dược. Chồng tôi ướm trước với mẹ:
- Nhà con đi học để sau này về phòng khám của nhà đỡ đần, quán xuyến phụ cho mẹ đỡ vất vả nha.
Mẹ chồng tôi không nói "không" cũng không nói "được". Bà im lặng xem như đồng ý rồi.
Thấm thoắt cũng đến ngày tôi sinh. Một thằng cu giống bố như tạc đã đem lại nụ cười cho ông bà nội. Nhưng không khí xa cách giữa mẹ chồng - nàng dâu vẫn không được cải thiện là mấy. Trên danh nghĩa tôi vẫn là phận "tầm gửi", dù việc buôn bán qua mạng đã túc tắc đem lại thu nhập đủ để tôi không phải dùng đến tiền của chồng.
Từ ngày có con tôi bận bịu hơn. Một nửa ngày tôi ở nhà chăm con, nửa ngày còn lại thì soạn sẵn sữa, cháo, bỉm để con ở nhà với ông nội, rồi lại tất tả phóng xe đến lớp, hoàn thành nốt khóa học của mình. Chiều tối về, trong lúc vừa trông con tôi vẫn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ cơm dẻo canh ngọt.
Trong cái guồng quay ấy, có những lúc tôi cũng thấy rất mệt không chịu nổi. Thật may là sự cố gắng của tôi hình như cũng lọt vào trong mắt mẹ chồng. Thỉnh thoảng bà mời:
- Cam tôi vừa mua đấy, chị ăn đi nhé!
Xa cách thế nhưng tôi cũng đã thấy ấm lòng. Nó chính là cách quan tâm của mẹ chồng tôi, dù không dịu dàng dễ nghe, nhưng thật bụng.
Ngày tôi tốt nghiệp, con trai đã được 2 tuổi. Tôi đem con gửi nhà trẻ gần phòng khám rồi nhẫn nại từng ngày đứng cạnh mẹ chồng quan sát bà bán thuốc, đọc đơn và tư vấn cho khách hàng. Có lần tôi nghe mẹ chồng nói với bố chồng:
- Từ ngày có nó về phòng khám cũng quy củ, nề nếp. Mấy đứa nhân viên hay trốn việc sợ bằng phép...
Mưa dầm thấm lâu, có những ngày hội hè, tôi chủ động đề nghị mẹ chồng nghỉ việc để đi chùa chiền, du lịch với bạn bè cho khuây khỏa. Tôi lại tạo ra thêm những cơ hội để bà được nghỉ ngơi, đầu óc nhẹ nhõm, chơi với cháu nội.
Dạo này, tôi để ý thấy mẹ chồng đã không còn gọi tôi là "chị" nữa. Thay vào đó là "cái Vy" hay "mẹ thằng Bi".
Năm nay, còn cách Tết cả 2 tháng trời, mẹ chồng đã gióng giả với tôi: "Mẹ Bi tham việc thì cũng vừa thôi. Tranh thủ thời gian mua lấy đôi vé máy bay kẻo mua muộn lại hết. Tết này vợ chồng con cái đưa nhau vào Nam thăm ông bà ngoại. Mùng 4 có mặt ở nhà làm cỗ mời họ là được rồi!".
Lạ chưa, câu nói đơn giản của mẹ chồng, thế mà lại khiến cho tôi muốn khóc!
Theo WTT
Ngày 8/3: "Tặng" người yêu sự chân thành là món quà vô giá Có lẽ, nhiều chàng trai đang "săn" quà "độc" để tặng người yêu, vợ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ để lấy lòng và chiếm được trái tim các nàng. Tuy nhiên, lại có những ý kiến cho rằng đó là sự lãng phí, chỉ cần "tặng" người mà mình yêu thương sự chân thành, chăm sóc họ hàng ngày đó chính là...