Hôm nay 7-10, thêm 608.400 liều vắc xin Pfizer đã về đến TP.HCM
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM thông báo 608.400 liều vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech đã đến sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 7-10.
608.400 liều vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech đã đến sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 7-10 – Ảnh: REUTERS
Thông báo trên mạng xã hội Facebook, Tổng lãnh sự quán Mỹ cho biết Mỹ đến nay đã tặng Việt Nam tổng cộng hơn 8,1 triệu liều vắc xin COVID-19.
Tổng lãnh sự quán Mỹ cũng tái khẳng định Mỹ cam kết hợp tác cùng Việt Nam nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19.
Trước đó vào chiều 4-10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiếp nhận tượng trưng 1,5 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech thông qua chương trình COVAX, với sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ.
Video đang HOT
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM chia sẻ thông tin về 608.400 liều vắc xin COVID-19 – Ảnh chụp màn hình
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu và kịp thời của COVAX và Chính phủ, nhân dân Mỹ trong bối cảnh Việt Nam đang có nhu cầu đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin cho người dân.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, nhất là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Mỹ về vật tư y tế.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quan trọng này, cũng như những ý kiến tư vấn trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội thời gian tới.
Tính đến nay, COVAX đã cung cấp tổng cộng 14 triệu liều cho Việt Nam. Mỹ là nhà tài trợ hàng đầu của COVAX.
Sau nửa năm chích, hiệu quả ngăn lây nhiễm của vắc xin Pfizer còn 47%
Hiệu quả của vắc xin Pfizer/BioNTech trong ngăn lây nhiễm giảm từ 88% sau khi tiêm đủ 2 mũi xuống còn 47% sau 6 tháng.
Mặc dù vậy, vắc xin này vẫn cho hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và nhập viện.
Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị mũi tiêm vắc xin Pfizer cho người đến tiêm ngày 29-9 - Ảnh: REUTERS
Đây là kết quả nghiên cứu do Pfizer tài trợ được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 5-10. Theo Đài CNBC, nghiên cứu là bằng chứng khoa học xác nhận lại thông tin trước đó của Bộ Y tế Israel về sự suy giảm hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm của vắc xin công nghệ mRNA.
Nghiên cứu dựa trên 3,4 triệu hồ sơ sức khỏe điện tử từ hệ thống y tế Kaiser Permanente ở nam California từ ngày 14-12-2020 đến ngày 8-8-2021. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, tỉ lệ các trường hợp dương tính do biến thể Delta tăng từ 0,6% trong tháng 4 lên gần 87% vào tháng 7.
Hiệu quả ngăn lây nhiễm nói chung là 88% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm đủ 2 mũi và giảm xuống còn 47% trong 5 tháng kế tiếp.
Đi sâu vào phân tích cụ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy hiệu quả ngăn lây nhiễm với biến thể Delta là 93% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm 2 mũi và giảm xuống 53% sau 4 tháng.
Hiệu quả với các biến thể khác không phải biến thể Delta ở mức rất cao là 97% nhưng cũng giảm xuống còn 67% sau 4-5 tháng.
Nhìn chung kết quả này không có gì bất ngờ vì theo giới khoa học, mục tiêu cao nhất của vắc xin COVID-19 không phải là ngăn chặn lây nhiễm, mà là giảm nguy cơ bệnh trở nặng và nhập viện.
Theo nghiên cứu được công bố trên The Lancet, vắc xin Pfizer/BioNTech giảm nguy cơ nhập viện của người mắc biến thể Delta tới 93% trong vòng 6 tháng, bất kể độ tuổi và giới tính.
Nghiên cứu được công bố chỉ 2 tuần sau khi Mỹ phê duyệt việc tiêm tăng cường mũi 3 cho người già và người dễ bị tổn thương vì COVID-19. Theo Nhà Trắng, có khoảng 60 triệu người sẽ được tiêm mũi 3.
Tiêm tăng cường là một vấn đề gây tranh cãi ở Mỹ và trên thế giới. Những người phản đối cho rằng nên tăng độ phủ vắc xin, dành những liều tăng cường cho người chưa tiêm và dễ bị tổn thương để chấm dứt đại dịch.
Có thể chỉ cần nửa liều vắc xin Moderna cho mũi tiêm tăng cường Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đang nghiêng về khả năng phê chuẩn nửa liều vắc xin phòng Covid-19 của Hãng Moderna khi cần tiêm mũi tăng cường, theo Hãng tin Bloomberg News hôm 29.9. Vắc xin phòng Covid-19 của Hãng Moderna. Ảnh REUTERS FDA đã yêu cầu thông tin liên quan đến hiệu quả của liều 3...