“Hóm hỉnh” số nhà Hà Nội
Câu chuyện loạn số nhà ở Hà Nội từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người khi lạc chân vào “ma trận” các dãy số nhà chẵn – lẻ. Ngay cả những người dân sinh sống tại thủ đô đôi khi cũng phải mướt mồ hôi mới tìm được đúng địa chỉ.
Đánh số ngõ ngách không quy tắc ở phố Hoa Bằng.
Loạn “đao pháp”
Bất chấp quy định về việc đánh số và gắn biển số nhà thì trên thực tế ở Hà Nội những năm gần đây, việc thay đổi và đặt tên đường đang ngày càng trở nên rối rắm. Việc thực hiện vẫn chưa được nghiêm túc dẫn đến tình trạng tùy hứng đánh số nhà, có nhà vừa mang số cũ, vừa mang số mới, có nơi lại đánh ngược với quy định theo thứ tự từ trái sang phải, chỗ thì ngược lại, thậm chí người dân thích số nào lấy số đó, lỡ trùng nhau thì thêm vào sau số chữ cái a, b, c… Thậm chí có gia đình tự ý gắn biển số nhà theo nhu cầu phong thủy dẫn đến tình trạng một con phố có đến vài ba số nhà trùng nhau…
“Ma trận” nhất có lẽ là đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) dù đã được đổi tên 2 năm nay, nhưng sự khấp khểnh giữa các số nhà vẫn không hề được cải thiện, đang số nhà 14 nhảy lên số 18 rồi lại quay về số 12, rồi lại vọt lên 19-23-29… nhưng đến số nhà 45 lại “vòng” về… 18 bên kia đường từ số 9 nhảy phắt lên số 16, hai số nhà trùng 18 và 36, số lẻ 25 đến số 26.
Đường Trung Kính dãy số nhà chạy tự do từ số 181 – 268 – 101 – 157 – 173 – 147. Con đường mới mở rộng Hồ Tùng Mậu – Cầu Giấy ngoài việc số nhà không tuân theo trật tự từ 42 – 22 – 56 – 36 – 38 – 48 – 68 – hai số 76 – 92 – 90 – 76 – 56 – 118 – 88 – 90 – 92… còn có số nhà kép cũ – mới như trên biển hiệu đánh số 234 bên cạnh số 40, số 238 ở dưới ghi 36, số 246 vẫn giữ số 28…
Đường Nguyễn Khang trên cùng một trục nhưng chia làm hai nhánh, nhánh trong vẫn giữ nguyên số nhà lẻ như cũ, nhưng khi mở rộng thêm một nhánh ngoài lại tự động đánh số chẵn trên cùng nhánh số lẻ từ 219 quay lại số 76 – 68…
Có 4 địa chỉ đánh số 23 Lê Thánh Tông.
Ở đường Lê Văn Lương kéo dài, từ số 1 nhảy cóc qua một số nhà không đánh số lên thẳng số 9 là một quán café, từ số nhà 11 bỏ qua 13 lên 15, tiếp theo có hai số nhà 42, cũng nằm trên con đường mới mở rộng này nhưng riêng Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Từ Liêm – Hà Nội lại không được đánh số.
Đường Thái Thịnh, xen giữa hai số nhà 99 và 101 là số nhà 358 đường Láng, đi thêm một đoạn ngắn sẽ gặp dãy số nhà nhảy loạn từ số 368 – 259 – 94 – 235 – 219. Đường Hoàng Cầu: 51 – 90 – 74 – 66 – 62 – 56 – 99 – 33 – 97. Đường Đông Tác từ số 9 nhảy lên 197…
Đường Khuất Duy Tiến, dân tranh thủ những khu nhà tập thể ngay mặt đường mở cửa hàng và vô tư đánh số theo ý của chính chủ: 101.D1 – 102.D1 – 101.D2 – 102D2… Còn nếu đi từ phía cầu vào thấy bên đường Khương Trung mới có 3 số nhà đánh số 22, nhìn sang đường Khương Hạ lại tiếp tục thấy 1 số nhà 22 nữa, nhảy lên 35 rồi lại xuống số 5- 35 – 7/35 – 23 – 23 – 3 số nhà 47/35 – 2 số nhà 71 – 2 số 73 – 71a – 71b – 2 số 73…
Ở phố cổ cũng tồn tại việc loạn số nhà, trên biển hiệu shop thời trang đánh 77 Nguyễn Hữu Huân, quán bên cạnh ghi 23 Hàng Thùng, đường Lý Thường Kiệt có 2 số nhà 12, đường Lê Thánh Tông nắm bắt được diện tích mặt đường khu tập thể, người dân tự phát mở cửa hàng đều đánh số 23…
Tồn tại 2 số nhà 19 một cũ, một mới cạnh nhau trên cùng một con phố Trần Thái Tông.
Video đang HOT
Những con phố đánh đố người tìm
Tình trạng nhiều số nhà trùng nhau hoặc nhảy số ở Hà Nội như đã nêu trên thường xảy ra trên các tuyến phố mới mở rộng, đường làng lên phố, nhưng vẫn có những con phố lâu đời tồn tại số nhà bay. Đi tìm nguyên nhân giải thích cho “đặc sản Hà Nội” này có nhiều ý khác nhau, với chủ nhân ngôi nhà thì họ cũng có cái lý của riêng mình khi thay đổi số nhà kéo theo cả loạt thủ tục phải thay đổi từ sổ hộ khẩu, sổ đỏ, chứng minh thư, làm visa… nên ngày này qua tháng nọ, các khổ chủ vẫn mặc nhiên chấp nhận để con số mới chồng lên số cũ đang mọc rêu theo thời gian.
Anh Bùi Văn Chung (chạy xe ôm ở bến Mỹ Đình) kể lại câu chuyện ngày mới vào nghề của mình: “Khách lần đầu ra thủ đô, mình thì phố xá cũng chưa thông thạo như bây giờ. Theo địa chỉ khách nói, chạy đến đường Tam Trinh cả mình lẫn khách đều hoa lên vì có đến ít nhất 4 số nhà đánh số 30. Ở phố không giống như ở quê cửa giả mở rộng để hỏi thăm, mỗi lần đến một địa chỉ đánh số 30 thì vị khách lại chạy xuống bấm chuông rồi đợi người ra mở cửa xem có phải anh em không và phải đến lần thứ tư thì mới đến đúng nhà cần tìm”.
2 cửa hàng nằm chung một ngôi nhà nhưng một bên là 77 Nguyễn Hữu Huân, một bên là 33 Hàng Thùng.
Những người làm nghề bưu tá, chuyển phát nhanh, giao hàng tận nhà, bán bảo hiểm… đều trong tình trạng mướt mồ hôi mới hoàn thành được công việc. Anh Thủy – Bưu điện Cầu Giấy – có thâm niên 16 năm làm bưu tá ở khu vực này, nhưng cũng nhiều phen chóng mặt với các số nhà. Anh Thủy chia sẻ: “Người nhanh phải mất ít nhất hơn 6 tháng đến 1 năm mới quen được với các địa chỉ ở khu vực mình phụ trách. Làm nghề này mỗi người phải có một mẹo riêng để nhớ số nhà. Có anh mới vào nghề loay hoay như gà mắc tóc, đi cả buổi sáng cũng không giao được bưu phẩm cho khách hàng”. Kinh nghiệm bản thân anh Thủy là cứ theo địa chỉ cũ sẽ lùng ra được địa chỉ mới, tự làm cho mình một tấm bản đồ riêng trong trí nhớ.
Không chỉ có khách thập phương phải chấp nhận bó tay khi lạc vào mê hồn trận số nhà ở Hà Nội, mà ngay cả những người sinh ra và lớn lên tại đây nhiều khi cũng chịu cảnh dở khóc dở cười với chính số nhà của mình. Anh Vũ Văn Đại (ở trong ngõ 145 Cổ Nhuế) có số nhà trùng số nhà với hàng xóm là giáo viên cấp 2 dạy thêm ngoại ngữ, nhưng đi từ đầu ngõ vào thì số nhà anh trước. Bằng giọng hài hước xen cả mệt mỏi, anh Đại kể: “Có hôm mình đang bận làm việc trên phòng tầng ba, nghe tiếng chuông reo chạy xuống, hỏi ra mới biết người ta nhầm nhà. Có ngày chạy ra chạy vào, chạy lên chạy xuống vài lần cũng đứt hết cả hơi, nhưng đổi số nhà phức tạp quá nên đành chịu”.
Điều 4 trong Quyết định số 05/2006/QĐ – BXD ngày 8.3.2006 về việc ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà, cụ thể: Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách1. Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3…, n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7…), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8…). 2. Chiều đánh số nhà a) Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đông bắc sang tây nam, từ đông nam sang tây bắc
b) Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia. Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách
c) Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.
Theo Dantri
'Lạc mê cung', loạn số nhà ở TP.HCM
Nhóm thanh niên tình nguyện "tiếp sức mùa thi" hết sức ngỡ ngàng khi cầm mảnh giấy trên tay. Hết bạn này đến bạn khác, đọc xong địa chỉ ghi trên giấy ai nấy đều lắc đầu.
Có bạn thốt lên, mình sinh ra tại thành phố này, đi cùng khắp hang cùng ngõ hẻm nhưng chưa bao giờ được nghe đến tên đường này...
"Choáng" với tên đường
Tên đường phố tại TP.HCM có từ những năm Pháp thuộc. Lúc bấy giờ, tên đường đa phần mang tên của những sĩ quan thực dân. Thi thoảng cũng có tên danh nhân nhưng là người Pháp như Alexandre de Rhode, Pasteur... Đến sau 1954, chính quyền miền Nam thay đổi tên đường bằng những nhân vật lịch sử có công với đất nước. Quá trình thay đổi đó, trên bảng tên đường phần chữ lớn là tên chính thức của con đường.
Bên dưới hàng chữ lớn, một dòng chữ nhỏ hơn, ghi lại tên cũ của con đường. Nhờ vậy, dần dần người dân quen đi và tiếp sau đó, những dòng chữ nhỏ không còn hiện diện nữa và không còn ai thắc mắc gì. Những năm gần đây, việc thay đổi và đặt tên đường trong thành phố càng trở nên rối rắm. Địa chỉ mà nhóm thanh niên tình nguyện ngơ ngác là con đường mang tên: đường Điện cao thế.
Đường Điện cao thế được mặc nhiên thừa nhận trên bảng hiệu của một cơ quan nhà nước
Đường Điện cao thế nằm trong một quần thể mới được xây dựng ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. Ngoài con đường này, Tân Phú còn có cả đường có cái tên rất "lạ".... Bờ bao Tân Thắng.
Ở quận 2 có đường "Dưới chân cầu Sài Gòn", quận 8 có "Đường vào Trung tâm thương mại Bình Điền". Chưa kể đến đường "Dọc mương Nhật Bản" ở Phú Nhuận hay "Đường trục phường 13" ở Bình Thạnh.
Theo số liệu của Sở GTVT, TP.HCM có khoảng 60% tuyến đường chưa được đặt tên. Những con đường không tên đó đã gây khá nhiều trở ngại trong sinh hoạt của người dân. Vì thế việc người dân tự đặt tên theo kiểu "tự chế" để hợp thức hóa một con đường là điều dễ hiểu.
Đường Bờ bao Tân Thắng
Thế nhưng, oái oăm thay, chính quyền cũng mặc nhiên thừa nhận những cái tên hết sức dân dã này và cũng sử dụng một cách... hồn nhiên như người dân.
Ngoài ra, tại thành phố vẫn còn khá nhiều tên đường sai nhưng chưa được điều chỉnh. Những tên đường sai này lại là tên những nhân vật lịch sử. Chúng ta sẽ rất dễ dàng tìm thấy những cái tên sai như Lương Nhữ Học (Lương Như Hộc), Hồ Huấn Nghiệp (Hồ Huân Nghiệp)...
Không những tên đường viết sai, còn có nhiều tên sai cả chính tả. Chẳng hạn một số tên đường như: Phạm Văn Xão ("Xảo" - Phạm Văn Xảo), Ỹ Lan ("Ỷ" - nguyên phi Ỷ Lan), Nguyễn Bĩnh Khiêm ("Bỉnh" - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nguyễn Thương Hiền ("Thượng" - Nguyễn Thượng Hiền).
Đối với tên đường Kha Vạn Cân, bà Kha Quỳnh Anh (ngụ tại Thủ Đức), ái nữ ông Kha Vạng Cân cho biết: "Tên cha tôi được ông nội đặt theo quy định của gia phả dòng họ, nhưng trên bảng tên đường thì lại ghi không đúng. Việc này đã tồn tại từ nhiều năm nay. Gia đình chúng tôi rất mong tên cha tôi được sửa lại cho chính xác".
"Phát điên" với số nhà... loạn xà ngầu
Ông Hai Cư là một người đã có hàng chục năm sống tại thành phố và hiện đang hành nghề xe ôm ở khu vực bến xe miền Đông. Đối với ông, đường phố Sài Gòn nằm trong lòng bàn tay. Thế nhưng, đã không ít lần, ông phải chấp nhận chào thua đối với số nhà.
Nằm sát nhau nhưng hai nhà có số không liên tục Đường Quang Trung cũng trong tình trạng này. Số nhà lần lượt 34/4A, 555, 571.
Ông Hai Cư kể lại: "Có lần một hành khách ở miền Trung vào nhờ tôi đưa đến địa chỉ ghi trên giấy. Nhìn vào, tôi chắc mẩm là "ngon ăn" vì theo địa chỉ có số nhà và tên đường hẳn hoi. Thế nhưng khi tìm đúng tên đường thì gặp... hiệu ứng loạn số nhà. Từ đầu đường đã có số lớn. Đi vào số nhỏ dần rồi đột nhiên lớn lại. Rồi cũng có những số sẹc (dành cho nhà trong hẻm) nhưng lại nằm ngay mặt tiền. Cuối cùng tôi đành chào thua và đưa người khách đến công an phường nhờ tìm hộ".
Tình trạng loạn số nhà hiện nay rất phổ biến, nhất là khu vực xa trung tâm thành phố. Những con đường như Phạm Văn Chiêu, Cây Trâm, Thống Nhất, Quang Trung ở Gò Vấp, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), đường Cửu Long (quận Tân Bình), một số đường ở quận 8. . . có số nhà loạn xạ.
Có nhà vừa mang số cũ, vừa mang số mới. Có nhà chỉ mang số mới, hoặc vẫn dùng số cũ đã tạo nên một "mê hồn trận" nếu ai chẳng may lạc vào.
Trên đường Cây Trâm, nhà đầu tiên mang 2 số 48/6C và 550, nhà kế tiếp 548 và cuối cùng 48/8A
Như mới đây, một người bạn ở quận Gò Vấp mời chúng tôi đến nhà dự tiệc. Cũng cái bệnh chủ quan, nghĩ mình là người sành sỏi trong việc tìm nhà nên đợi cận giờ khai tiệc mới đi. Bất ngờ, khi đến đúng con đường ghi theo địa chỉ, "đường Cây Trâm phường 11, quận Gò Vấp kèm đóng mở ngoặc gần làng hoa".
Tới giao lộ Lê Văn Thọ - Cây Trâm, chúng tôi rẽ vào. Thật bất ngờ, những căn nhà phố liền kề có kiến trúc giống nhau nhưng chỉ khác là những con số, tên đường không theo một trật tự nào.
Trường Mầm non 11A nằm trên đường Cây Trâm lại mang số 846 đường... Quang Trung! Đối diện trường mầm non là căn nhà lại mang số 60/22 đường Cây Trâm! Chưa hết, căn nhà này bị lọt vào giữa 2 căn nhà khác, với số nhà lần lượt là: 44/25 và 90/56/30 đường Lê Văn Thọ. Thế là đành bỏ cuộc.
Từ nhiều năm nay, việc cấp đổi số nhà đang được chính quyền TP.HCM thực hiện. Thế nhưng, quá trình thực hiện đã phát sinh những hệ lụy vô cùng phức tạp gây nhiều phiền phức cho người dân.
TP.HCM triển khai đánh số nhà mới Theo Quy chế đánh số và gắn biển số nhà UBND TP.HCM vừa ban hành (có hiệu lực từ ngày 10/6) các khu dân cư mới xây dựng, khu dân cư hiện hữu nhưng số nhà không trật tự, nhà trên các tuyến đường mới đặt tên, đổi tên đường sẽ được đánh số mới. Các khu dân cư hiện hữu có trật tự số nhà ổn định thì không phải sắp xếp lại. Lệ phí cấp mới 30.000 đồng/số nhà; cấp lại 20.000 đồng/số nhà. Chiều đánh số nhà khu vực nội thành cũ (bên phải sông Sài Gòn) và các vùng đô thị hóa ở phía tây và phía bắc TP (gồm các quận, huyện: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi) có chiều tăng số nhà là đông - tây, nam - bắc; gốc chuẩn là sông Sài Gòn, kênh Đôi, kênh Tẻ. Khu đô thị bên trái sông Sài Gòn (gồm các quận: 2, 9 và Thủ Đức), chiều tăng là tây - đông, nam - bắc; gốc chuẩn là sông Sài Gòn và một phần sông Đồng Nai. Khu đô thị hướng về Nhà Bè (quận 7, một phần quận 8, huyện Bình Chánh và huyện Cần Giờ), chiều tăng là đông - tây, bắc - nam; gốc chuẩn là sông Sài Gòn, kênh Đôi, kênh Tẻ. Riêng đối với địa bàn quận 8 bổ sung thêm gốc chuẩn là rạch Nhảy để phù hợp với thực tiễn số nhà khu vực này. Theo thống kê của Sở Xây dựng TP, từ năm 1998 đến nay, TP đã cấp mới, điều chỉnh trên 1,2 triệu số nhà nên số căn nhà, căn hộ cần được cấp số và điều chỉnh còn lại khoảng 100.000, tập trung ở các quận 7, 9, 12 và Bình Tân. Sở Xây dựng cho biết phấn đấu trong vòng 2 năm, TP.HCM sẽ kết thúc toàn bộ việc cấp và điều chỉnh số nhà.
Theo Vietnamnet
Tự gắn biển số nhà theo nhu cầu phong thủy Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nhiều nhà mặt phố sau khi tuyến đường mới mở chạy qua đã tự ý gắn biển số nhà theo nhu cầu phong thủy, gây nên tình trạng lộn xộn về địa chỉ. Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, với tốc độ phát triển đô thị hóa cao của Hà Nội,...