Hội thảo về nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp công nghệ cao
Đến nay có 8 ngân hàng thương mại đã đăng ký số vốn hơn 100.000 tỷ đồng dành cho các đối tượng đầu tư công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp, nông thôn. Tổng dư nợ cho vay ứng dụng CNC đạt con số tương đối lớn là 26.000 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình sản xuất rau sạch công nghệ cao của Vineco đầu tư tại Xuân Khê, Lý Nhân, Hà Nam
Hội thảo với tên gọi đầy đủ “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 4.7.2017 tại Khách sạn Hilton (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
8 NHTM hứa dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp CNC
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh cần phải khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, phải có vốn cho nông nghiệp công nghệ cao (CNC) và yêu cầu nâng gói tín dụng cho nông nghiệp CNC từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng.
Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 21.700 tỷ đồng, chiếm 84% tổng dư nợ; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.300 tỷ đồng. Hiện nay, chưa phát sinh nợ xấu với lĩnh vực này.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp CNC, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức cuộc họp với các ngân hàng thương mại có dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn lớn để bàn về việc triển khai chương trình. Các ngân hàng thương mại đều ủng hộ chủ trương của Chính phủ và đã đăng ký số tiền hơn 100.000 tỷ đồng để cho vay các dự án có hiệu quả với lãi suất ưu đãi ở mức phù hợp.
Đến nay có 8 ngân hàng thương mại đã đăng ký số vốn hơn 100.000 tỷ đồng dành cho các đối tượng đầu tư CNC trong nông nghiệp, nông thôn. Tổng dư nợ cho vay ứng dụng CNC đạt con số tương đối lớn là 26.000 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp).
Video đang HOT
Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng CNC là 21.700 tỷ đồng, chiếm 84% tổng dư nợ; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.300 tỷ đồng. Hiện nay, chưa phát sinh nợ xấu với lĩnh vực này.
Ngày 24.4 vừa qua, NHNN cũng đã ban hành Quyết định 813 trên cơ sở thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những điều kiện, quy định cho vay theo gói này để tránh việc lợi dụng do lãi suất vay thấp hơn thông thường từ 1 đến 1,5%/năm.
Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên khi cho vay các ngân hàng phải đảm bảo đúng quy định, khách hàng có dự án hoạt động hiệu quả và có dự án/phương án sản xuất kinh doanh thuộc tiêu chí chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cần đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng hiệu quả
Vấn đề các ngân hàng quan tâm là đầu tư ra sao để tránh sau này đầu tư nhiều quá, khiến cung vượt quá cầu, không tiêu thụ được hoặc suất đầu tư cao quá thì việc trả nợ sẽ khó khăn, khi đó dẫn đến nợ xấu, nợ khó đòi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng nhấn mạnh tinh thần trong thúc đẩy nông nghiệp CNC là phải tính toán cung cầu, phân công đầu tư phát triển, không làm ào ạt theo phong trào, giải quyết điểm nghẽn một cách tích cực hơn, tinh thần là xã hội hóa chứ không đầu tư bao cấp.
Cần sự đánh giá và dự báo thị trường chính xác
Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao” sẽ diễn ra vào lúc 7h30 ngày 4.7.2017 tại Khách sạn Hilton, số 1 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hiện nay mới có một số dự án bắt đầu triển khai, mà chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ, ít dự án mới với quy mô lớn. Vì thế, chưa thể nói gói 100.000 tỷ đồng là đủ hay thiếu, thừa. Nếu sản phẩm có điều kiện xuất khẩu, mở rộng thị trường ra nước ngoài thì 100.000 tỷ đồng chưa chắc là lớn.
Nhưng ngược lại, nếu chỉ giải quyết chuyện cung cấp sản phẩm sạch, CNC cho thị trường trong nước thì có thể chưa cần dùng hết gói 100.000 tỷ đồng trong 1 năm.
Ngoài ra, việc đầu tư cho nông nghiệp CNC thường có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn dài vì vậy cần phải có định hướng phát triển nông nghiệp CNC, đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng hiệu quả.
Với những lý do đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao”.
Hội thảo sẽ diễn ra vào lúc 7h30 ngày 4.7.2017 tại Khách sạn Hilton, số 1 Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khách mời tham dự: – Ông Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội nông dân Việt Nam. – Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT. – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. – Ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư. – Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước. – Đại diện Bộ Công Thương. – Đại diện Bộ Tài chính. – Đại diện Bộ Khoa học – Công nghệ. – TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế T.Ư. – TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách NNPTNT. – Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng Hội nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. – TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội. – Ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường. – Ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. – Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch Ba Huân miền Bắc Công ty CP Ba Huân. – Phó Tổng giám đốc Công ty Đắc Lộc. – Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Ban Điều hành, Quỹ Hỗ trợ nông dân T.Ư. – Bà Đào Tú Khanh Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH DTK. – Nông dân Võ Quan Huy, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Đăng ký tham dự hội thảo: Mrs Diệp Hà – Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt Điện thoại: 0983 245 696 – 043 847 2263 Email: diephantnn@gmail.com
Theo Danviet
"100.000 tỷ cho NN công nghệ cao không phải gói tái cấp vốn"
Trả lời Dân Việt, người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng không nên hiểu gói 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao giống như gói gói 30.000 tỷ tái cấp vốn tín dụng để đầu tư nhà ở.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ. Ảnh: Nhật Bắc/VGP
Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 diễn ra vào chiều 1.3, PV Dân Việt đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Mai Tiến Dũng - người phát ngôn của Chính phủ: Thưa Bộ trưởng, ông có nói sáng nay, 1.3, Chính phủ đã dành một thời lượng rất lớn trong phiên họp thường kỳ cuối tháng để nói về nông nghiệp công nghệ cao. Đây là một hướng đi rất đúng đắn của Chính phủ trong tương lai và tôi được biết Chính phủ có dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Xin ông cho biết thêm về gói hỗ trợ này?
Trả lời báo điện tử Dân Việt, Bộ trưởng, Chủ nghiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định: Tại hội nghị đầu xuân, ngày mùng 6 tháng Giêng năm Đinh Dậu, khi dự lễ khai trương dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam, Thủ tướng có nói sẽ dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ DN thực hiện nhiệm vụ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
"Chúng ta phải hiểu gói 100.000 tỷ đồng này không phải là gói tái cấp từ vốn ngân sách nhà nước mà thực tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chủ trì, chủ động giao nhiệm vụ cho các ngân hàng thương mại dành một gói tín dụng với lãi suất thấp hơn so với lãi suất thông thường từ 0,5-1,5% để tạo điều kiện cho các DN vay đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, chủ trương của Chính phủ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xã hội hóa đầu tư hạ tầng, xã hội hóa đầu tư vốn, đầu tư tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi nhất. Trong đó có việc tập trung sửa Nghị định 210, Nghị định 59, chủ trương mở rộng hạn điền để báo cáo Quốc hội sửa Luật Đất đai hay nói cách khác là tích tụ ruộng đất.
"Thay vì sản xuất manh mún, đất giao lâu dài cho người dân thì giao nhiệm vụ cho các chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ thuê lại đất của dân để giao cho DN đầu tư trên phương thức sử dụng hiệu quả nhất, đồng thời tái cơ cấu lao động ở trong khu vực nông thôn. Nói cách khác, DN chỉ làm lõi, làm nòng cốt", Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu triển khai các HTX, các mô hình tổ hợp thực hiện các vệ tinh. DN cung cấp giống, cung cấp kỹ thuật, cung cấp công nghệ và hướng dẫn quy trình để tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm có giá trị, từ đó có thể thu mua sản phẩm của HTX, người dân. Như thế sẽ tạo vùng sản xuất với sản lượng, chất lượng cung cấp cho thị trường như mong đợi của người dân, của thị trường.
Chốt lại, người phát ngôn của Chính phủ nói: Cách hiểu về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng là như vậy chứ không nên hiểu gói 100.000 tỷ đồng như gói 30.000 tỷ đồng tái cấp vốn tín dụng để đầu tư nhà ở.
"Rất mừng là báo chí rất quan tâm vấn đề này và mong các cơ quan báo chí thông báo và truyền tải thêm nhiều DN, nhiều điển hình, nhiều tổ hợp, nhiều gia đình, nhiều địa phương làm tốt vấn đề này để cùng nhau học tập, cùng nhau thay đổi cách thức truyền thống làm ăn xưa để có những tiếp cận kinh tế thị trường theo hiệu quả kinh doanh trên thửa đất của mình, đặc biệt là mang lại lợi ích cho người dân tốt nhất", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Moku Moku - mô hình nông nghiệp trọn chuỗi thành công nhất ở Nhật Với lịch sử 28 năm phát triển, hơn 1.000 nhân viên, 45.000 khách hàng thường xuyên (câu lạc bộ người dùng trung thành) và lượng khách du lịch 500,000 người/năm, Moku Moku đạt mức doanh thu 5,6 tỷ Yên. Moku Moku là mô hình nông nghiệp thành công nhất ở Nhật. Có nhiều ngày sống, quan sát và trải nghiệm tại nông trường...