Hội thảo về Big Data và công nghệ điện toán đám mây
Ngày 25/02/2014, Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Thông Tin Đài Loan (Viện III – Đài Loan) đã phối hợp với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam ( VINASA) tổ chức Hội thảo về Big data và công nghệ điện toán đám mây.
Hội thảo về Big Data và công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam do Viện III và VINASA phối hợp tổ chức
Tại hội thảo,Tiến sỹ Ko-Yang Wang – Phó chủ tịch điều hành Viện III, kiêm Viện trưởng Viện Công nghệ phần mềm hệ thống điện toán đám mây (CSSI) đã có bài phát biểu nói về xu hướng và cơ hội của các dịch vụ điện toán đám mây thông minh, cũng như nhiều diễn giả thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm của Đài Loan (Hiệp hội CAFÉ) trình bày các giải pháp Ứng dụng Công nghệ điện toán đám mây cho doanh nghiệp (CAFÉ) như giải pháp CAKE, COSA, PC2 cuả Viện III, giải pháp Big Data, Smart Living của Viện ARI, IN-WIN CIRRUSTOP Cloud Classroom/Office và phần mềm quản lý điện toán đám mây InfinitiesSoft iCloud IS…Ngoài ra, các diễn giả còn giới thiệu các giải pháp về Big Data và điện toán đám mây mới nhất dành cho các tổ chức chính phủ, tổ chức giáo dục và các trung tâm dữ liệu thông tin và truyền thông.
Video đang HOT
Ông Ko-Yang Wang cũng cho biết, tại Đài Loan, giải pháp CAFÉ đã được chuyển giao thành công cho nhiều công ty có tên tuổi như: Inventec, Gigabyte, ASUS, InWin, HopeBay Tech ( thuộc tập đoàn Điện Tử Delta), Promise Technology, SYSCOM, InfinitiesSoft, CloudMaster và EC-Network…Tại thị trường thế giới, giải pháp CAFÉ cũng đã được triển khai tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Kuwait… Đặc biệt, năm 2013, giải pháp CAFÉ còn giành được huy chương vàng Giải 100 sản phẩm sáng tạo nhất trong tháng CNTT Đài Bắc ở thể loại ứng dụng thương mại.
Ông Hoàng Lê Minh – Ủy viên Ban chấp hành VINASA, Viện trưởng Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, Việt Nam đã tiếp cận công nghệ điện toán đám mây từ năm 2009 với một số trung tâm dữ liệu được xây dựng dựa trên các giải pháp điện toán đám mây của IBM tại tỉnh Bình Dương, Bộ Tài nguyên & Môi trường… Gần đây, thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai trung tâm dữ liệu với các giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây được cung cấp bởi VMWare, EMC, Microsoft Windows.
Theo DĐDN
VMware tư vấn cho doanh nghiệp cách giảm chi phí chạy các ứng dụng
Việc bóc tách các dịch vụ trung tâm dữ liệu thành các gói dịch vụ dạng phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp giúp giảm chi phí vốn (CAPEX) và tăng hiệu quả hoạt động khi chạy các ứng dụng.
Theo ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng Giám đốc VMware Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đều muốn tìm kiếm những giải pháp cho phép thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ CNTT, có thể tăng cường ứng dụng CNTT theo yêu cầu mà không ảnh hưởng tới độ bảo mật và tính tin cậy, đồng thời vẫn phải đảm bảo tận dụng tối đa những tài sản nội bộ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.
Thách thức mà các giám đốc CNTT đang phải đối mặt là hệ thống cũ không đủ tính linh hoạt cần thiết. Thường thì các giám đốc CNTT sẽ cố làm tăng tính linh hoạt và đa năng của hạ tầng vật lý bằng cách sử dụng giải pháp ảo hóa tại lớp tính toán trong kiến trúc hạ tầng CNTT của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phải đảm bảo quản lý cấu hình và bảo mật trong khi vẫn phải duy trì được tính khả mở, tối đa hóa tính linh hoạt của hệ thống luôn là một nhiệm vụ khó khăn, có thể khiến các giám đốc CNTT gặp rủi ro.
Theo tư vấn của VMware, các doanh nghiệp nên triển khai mô hình "trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm" để giảm chi phí chạy các ứng dụng.
Với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây, ông Huỳnh Phúc Yêm Quán tư vấn: "Trong một thế giới mà lợi thế của doanh nghiệp đang ngày càng phụ thuộc vào ứng dụng và công nghệ, các doanh nghiệp nên tìm hiểu và triển khai mô hình kiến trúc "trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm" - bóc tách toàn bộ các dịch vụ trung tâm dữ liệu thành các gói dịch vụ dạng phần mềm. Kiến trúc mới này cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ cần thiết để xây dựng, vận hành và quản lý hạ tầng đám mây, đồng thời áp dụng những nguyên tắc ảo hóa như nhóm, bóc tách tài nguyên và tự động hóa cho lưu trữ, kết nối mạng, bảo mật và tính sẵn sàng. Với kiến trúc này, doanh nghiệp có thể dễ dàng dịch chuyển toàn bộ các dịch vụ trung tâm dữ liệu từ một hạ tầng vật lý này sang một hạ tầng vật lý khác, giúp giảm chi phí vốn (CAPEX) để chạy các ứng dụng, tăng hiệu quả hoạt động nhờ khả năng tự động hóa, cho phép phân bổ và cấu hình các tài nguyên bất cứ khi nào có nhu cầu. Ngoài ra, mô hình "trung tâm dữ liệu định nghĩa bằng phần mềm" còn giúp các tổ chức, doanh nghiệp chứng thực rằng những dịch vụ điện toán đám mây mà họ cung cấp có khả năng mang tới những giá trị kinh doanh lớn hơn".
Báo cáo chỉ số điện toán đám mây 2013 được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Forrester Consulting cho thấy 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam khẳng định các phòng ban luôn trông cậy vào đội ngũ CNTT trong việc áp dụng công nghệ, ứng dụng để cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng; 77% doanh nghiệp cho biết uy tín, ảnh hưởng và quyền hạn của các Giám đốc CNTT (CIO) ngày càng tăng.
Theo ICTnews
Google Capital mua cổ phần của Renaissance Learning Renaissance Learning, đơn vị chuyên về lĩnh vực công nghệ giáo dục vừa cho biết quỹ đầu tư của tập đoàn Google là Google Capital đã mua một lượng cổ phần nhỏ trong đơn vị có giá trị được xác định lên tới 1 tỷ USD này. Ảnh minh họa. (Nguồn: nytimes.com) Renaissance, hiện do công ty tư Permira của Anh sở hữu,...