Hội thảo về Biển Đông qua cuốn sách của một phóng viên BBC
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, chiều 25/11, tại thủ đô Brussels, Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) đã tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu cuốn sách về Biển Đông của nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London.
Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Mỹ, Nhật Bản, Philipines, Australia, Pháp, Bỉ, các quan chức Liên minh châu Âu, các nhà ngoại giao tại Bỉ… đã tham dự.
Nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London, phát biểu tại hội thảo.
Với tiêu đề “Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á,” tác giả Bill Hayton nhấn mạnh Biển Đông là nơi Trung Quốc thể hiện tham vọng sở hữu của mình.
Trong hai năm qua, Biển Đông là nơi gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Tác giả Hayton đã giới thiệu vị trí, nguồn gốc của các tranh chấp trên Biển Đông.
Ông cũng nhận định sự bất ổn trên Biển Đông phát sinh do vị trí ở trung tâm của tuyến đường hàng hải bận rộn thứ hai trên thế giới nối kết Đông Á với Trung Đông lẫn địa thế phức tạp của nó. Nơi đây có chứa hai quần đảo là Hoàng Sa ở phía Bắc và Trường Sa ở trung tâm.
Video đang HOT
Các tuyến giao thông đường biển chạy vòng các nhóm đảo này vì lí do an toàn hàng hải ở phía Đông gần Philippines và phía Tây gần Việt Nam. Biển Đông có ý nghĩa quan trọng về kinh tế do nguồn cá và tài nguyên hydrocarbon dồi dào.
Thảo luận tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng toàn cầu. Hiện nay 90% thương mại quốc tế là lưu chuyển đường biển, trong đó 40% qua Biển Đông.
Các tranh chấp, căng thẳng ở các vùng biển tại khu vực này nếu không xử lý tốt có thể dẫn đến đụng độ, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, lưu thông hàng hóa, môi trường đầu tư, thương mại của khu vực và tác động đến nền kinh tế thế giới.
Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp với các hành động cưỡng chế và gây bất ổn tại khu vực của Trung Quốc như hạ đặt giàn khoan trái phép tại Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, mở rộng các vị trí đang chiếm đóng tại Trường Sa, ngăn cản Philippines tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây, ban hành và thực thi các luật, quy định nội bộ để thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông…
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bỉ, ông Hayton hy vọng sẽ không có xung đột quân sự trên Biển Đông. Tuy nhiên ông cho rằng nếu không giải quyết dứt điểm vấn đề Biển Đông thì rất khó có hòa bình tại khu vực này, cũng như khó có thể giải quyết nhanh các xung đột. Theo ông, các bên liên quan cần tăng cường đối thoại và có các bước giải quyết bất đồng nhằm mang đến hòa bình cho các quốc gia ven biển.
Cuốn sách “Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á” được Đại học báo chí Yale xuất bản tháng Mười vừa qua. Bill Hayton đã từng là phóng viên thường trú của BBC tại Việt Nam giai đoạn 2006-2007. Ông cũng có rất nhiều bài viết về Đông Nam Á. Cuốn sách trước đó của ông “Việt Nam, con rồng đang nổi” (Vietnam: rising dragon) xuất bản năm 2010 cũng nhận được nhiều đánh giá tốt.
Theo Vietnam
Báo Philippines đánh giá cao kinh tế Việt Nam
Tờ Malaya Business Insight của Philippines ngày 11/11 đã có bài viết phân tích về sự tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam, và tỏ rõ sự ngưỡng mộ đối với một nền kinh tế vừa bước ra khỏi chiến tranh chưa lâu.
Việt Nam được khẳng định là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài
Bài viết của tác giả Ducky Paredes có tiêu đề " Việt Nam tiến bước" được Malaya Business Insight đăng tải khẳng định, Việt Nam đã tiến một bước dài sau nhiều thập niên bị chiến tranh tàn phá, để trở thành một quốc gia có lợi thế cạnh tranh và môi trường đầu tư được ưa chuộng.
Để minh chứng, tác giả đã dẫn ra những con số về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), như tính tới tháng 9/2014, tổng số vốn FDI được đưa vào hoạt động đạt 8,9 tỷ USD, và tính chung cho cả năm 2014 là 12,9 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ 2013.
"Các nhà đầu tư đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm một vài trong số những tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Những con số này cho thấy Việt Nam đã trở thành một điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí ngay cả khi kinh tế toàn cầu giảm tốc", bài báo viết.
"Trong 10 tháng đầu năm 2014, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự phục hồi ấn tượng, tăng 20% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,62% trong 9 tháng đầu năm, trong khi lạm phát được kiềm chế ở mức chỉ 4,61%, so với cùng kỳ 2013, mức thấp nhất trong 12 năm qua", tác giả khẳng định trước khi chỉ ra 3 lý do đằng sau sức hút của Việt Nam.
Nguyên nhân đầu tiên được đưa ra đó là sự ổn định về chính trị suốt nhiều năm qua. "Dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng Cộng Sản, Việt Nam đã duy trì sự ổn định về chính trị. Cho đến nay, Việt Nam đã đạt được sự ổn định chính trị - xã hội cần thiết và được miêu tả là một trong những nền kinh tế năng động nhất. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991 - 2010 trung bình ở mức 7,5%/năm bất chấp những thách thức".
Yếu tố thứ hai được nêu ra đó là việc 60% dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, vị trí địa lý năm ngay trung tâm khu vực Đông Á, nơi có nhiều nền kinh tế lớn, năng động cũng là lợi thế của Việt Nam.
Và sau khi gia nhập WTO, triển khai nhiều chương trình về hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm các thỏa thuận đối tác thương mại cả trong và ngoài khu vực, trong đó có việc tham gia đàm phán hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, càng khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân thứ ba được nêu ra đó là nỗ lực cải cách môi trường đầu tư của Việt Nam, nhằm kêu gọi nguồn vốn nước ngoài. Từ chỗ là nền kinh tế tập trung, Việt Nam giờ đã là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
"Năm 1986, Việt Nam đã thay đổi chính sách, mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó đến nay, chính phủ đã có những bước đi tích cực để bắt kịp sự chuyển biến của mối trường kinh doanh toàn cầu.
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được đối xử công bằng khi chính phủ áp dụng chỉ duy nhất một Luật đầu tư cho cả hai đối tượng. Đây là một trong nhiều lý do Diễn đàn Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD, 2011) xếp hạng Việt Nam trong số 15 nền kinh tế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài", bài báo nhấn mạnh.
Trong khi đó Philippines mới xếp hạng 17 trong số các quốc gia có vốn FDI vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 300 triệu USD. Các công ty Philippines đã vào Việt Nam gồm Manila Water, United Laboratories, Oishi, San Miguel và Jollibee.
Việt Nam sẽ tiếp tục là một điểm đến đầu tư hấp dẫn không chỉ cho các doanh nhân Philippines mà còn cả khu vực ASEAN. Các doanh nhân ASEAN có thể thấy thích thú với các nhu cầu của Việt Nam về công nghệ thông tin, viễn thông, du lịch, khai khoáng, sản xuất, giáo dục và hạ tầng, bao gồm cả năng lượng.
Giáo dục cũng có tiềm năng hợp tác vô cùng lớn khi Manila là một điểm đến mới cho những người Việt thích học tiếng Anh
Du lịch vẫn là một động lực tăng trưởng của hai nước. Năm ngoái, hơn 100.000 người Philippines đã tới Việt Nam cho dù còn ít du khách Việt Nam tới Philippines. Sự tiếp cận gần gũi hơn giữa nhân dân hai bên có thể tạo ra sự khác biệt, tác giả chốt lại.
Thanh Tùng
Theo Malaya Business Insight
EU ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình Chủ tịch Manuel Barroso khẳng định lại lập trường của EU ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chiều 13/10 theo giờ địa phương, tức tối 13/10 theo giờ Hà Nội, tại trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...