Hội thảo về Bảo mật Ngân hàng Việt Nam 2019
Trong buổi thuyết trình Bảo mật Ngân hàng Việt Nam 2019 (Banking Security Vietnam 2019) đồng tổ chức bởi Cục CNTT.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Công ty CP Quốc tế World Star (WSI) ngày 18/10 vừa qua, các diễn giả đến từ hai công ty bảo mật châu Âu là CyberTrap và CoSoSys đã giúp khách mời có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề bảo mật cho ngành Ngân hàng.
Diễn đàn có sự tham gia của hơn 50 đại diện bao gồm lãnh đạo và quản lý bộ phận CNTT của các Ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước, đem đến cơ hội gặp gỡ và chia sẻ về các mối nguy cũng như giải pháp bảo vệ hệ thống mạng và người dùng đầu cuối của các tổ chức.
Tại diễn đàn, ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục CNTT – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngành tài chính, ngân hàng luôn là ngành dẫn đầu về cải cách, ứng dụng công nghệ, nhằm đẩy mạnh quá trình số hóa, phù hợp với nhu cầu của thị trường và hành vi của người dùng. Công nghệ đang trở thành công cụ chính để tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, nền tảng số cũng kèm theo những rủi ro rất lớn về tấn công mạng. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng không chỉ phải lo lắng về tài sản số của mình, của người dùng mà còn phải tuân thủ các quy định của Quốc tế về đảm bảo an toàn thông tin…Do vậy vấn đề bảo mật mạng trong ngành Ngân hàng càng trở nên quan trọng.
Diễn giả thứ nhất của buổi thuyết trình, chuyên gia về bảo mật Holger Sontag MSc, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của công ty bảo mật CyberTrap chia sẻ: Không có hệ thống nào là an toàn tuyệt đối, các cuộc tấn công mạng thường chỉ được phát hiện rất lâu sau khi chúng xảy ra và thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức là rất lớn. Do vậy nhiệm vụ của bộ phận bảo mật trong thời buổi hiện nay là phát hiện nhanh chóng các cuộc tấn công và phản ứng thật nhanh trước khi chúng gây hại cho hệ thống, hay nói cách khác là phòng thủ một cách chủ động thay vì chỉ phòng chống đơn thuần. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu về kẻ tấn công, về mục đích mà chúng nhắm đến cũng như phương thức chúng xâm nhập, đồng thời những điều này cần được thực hiện nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo tối ưu hóa về nguồn lực, không quá tốn kém chi phí cũng như nhân lực. Giải pháp của CyberTrap ứng dụng Deception Technology, một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam, để đánh lừa kẻ tấn công và giải quyết được các vấn đề trên, hỗ trợ đội ngũ ứng cứu sự cố của các tổ chức ngân hàng, tín dụng.
Video đang HOT
Ở phần thứ hai của buổi thuyết trình, Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương của công ty Cososys, chuyên gia Daniel Yeo đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những tình huống dẫn đến việc rò rỉ dữ liệu quan trọng và nhạy cảm từ các cơ quan tổ chức lớn trên thế giới, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các giải pháp giải pháp bảo vệ dữ liệu hiệu quả, đặc biệt là các dữ liệu tài chính. Cùng với việc hội nhập quốc tế, các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu như GDPR của Châu Âu, APPI của Nhật Bản, yêu cầu về chuẩn ISO 27001 về an toàn thông tin… Qua phần trình bày của ông Daniel, các lãnh đạo, chuyên viên IT của các ngân hàng đã có cái nhìn toàn diện hơn đối với các mối nguy về vấn đề thất thoát dữ liệu, không chỉ đến từ bên ngoài mà còn từ chính nội bộ doanh nghiệp, tổ chức.
Qua buổi thuyết trình, ông Kim Gyoun Soo, giám đốc Công ty CP Quốc tế World Star (WSI) cho biết, công ty World Star sẽ phối hợp cùng CyberTrap và CoSoSys để đưa những giải pháp tối ưu nhất đến với hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam.
Theo ICTNews
Hacker nước ngoài vào Việt Nam đánh cắp tài khoản ngân hàng mua kim cương
6 tháng đầu năm 2019, cơ quan công an đã phát hiện nhiều vụ việc tội phạm đến từ nước ngoài vào Việt Nam làm thẻ giả để rút trộm tiền, thậm chí sử dụng để mua cả những mặt hàng giá trị lớn như kim cương.
Tại Việt Nam có khoảng 70 triệu thẻ từ, là đích tấn công của tội phạm thẻ quốc tế
Theo nhận định của ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tại Security World 2019 diễn ra sáng ngày 29/5, việc đảm bảo an ninh mạng tại nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng, sở giao dịch chứng khoán... ngày càng trở nên cấp thiết.
Đại diện Bộ Công an nhận định việc thẻ từ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm qua đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ước tính Việt Nam có khoảng 70 triệu thẻ nội địa cần chuyển sang thẻ chip để đảm bảo an toàn bảo mật cao hơn.
6 tháng đầu năm 2019, cơ quan công an đã phát hiện nhiều vụ việc tội phạm đến từ nước ngoài vào Việt Nam làm thẻ giả để rút trộm tiền, thậm chí sử dụng để mua cả những mặt hàng giá trị lớn như kim cương.
Mới đây cơ quan công an đã phát hiện hơn 70 đối tượng, trong đó một số tội phạm đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, các quốc gia Châu Phi... Cơ quan công an đã phối hợp với cơ quan cảnh sát quốc tế để bắt giữ, xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.
Thậm chí có nhiều tội phạm dùng Việt Nam làm bàn đạp để phạm tội tại quốc gia khác thông qua mạng Internet.
Liên quan đến lĩnh vực tài chính, gần đây cơ quan công an còn phát hiện nhiều nhóm tội phạm nước ngoài vào Việt Nam với thủ đoạn tinh vi, lợi dụng kinh doanh đa cấp để phạm tội lừa đảo tiền ảo như đường dây PinCoin, iFan với quy mô lên tới 15.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, các đối tượng còn thành lập các hợp tác xã đào tiền ảo, lợi dụng sự hám lời của người dân, dụ dỗ để mua máy đào tiền với mức từ 5.000 USD và thuê chính các đối tượng để "đào" tiền ảo...
"Tiền ảo, tài sản ảo đang được các tổ chức tội phạm sử dụng nhằm mục đích tài trợ cho khủng bố, rửa tiền, mua bán vũ khí, chất cấm", vị đại diện Bộ Công an nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam nhận định các loại mã độc như WannaCry, Petya Ransomeware vẫn đang tấn công nhiều ngân hàng trên thế giới, trong đó có Việt Nam cũng như hàng loạt thủ đoạn lừa đảo người dùng.
Thống kê mới nhất đến ngày 27/5, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia bị mạng máy tính "ma" kiểm soát, tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ mất an toàn bảo mật, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
"Đe dọa từ không gian mạng ngày càng lớn, các tổ chức tài chính, ngân hàng cần chú trọng đầu tư, nâng cao hệ thống an ninh, an toàn mạng. Trong đó nhân sự trong các tổ chức cần có nhận thức tốt về an ninh bảo mật", ông Đỗ Anh Tuấn nói, đồng thời nhấn mạnh đến việc cơ quan chức năng cần xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng kịp thời sự phát triển cũng như yêu cầu của hoạt động đảm bảo an ninh mạng.
Tại hội thảo, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị các tổ chức tài chính, ngân hàng cần chú trọng chia sẻ thông tin để chủ động phòng tránh, xử lý các cuộc tấn công mạng.
"Các hệ thống thông tin nên được chia sẻ, kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để để khi sự cố xảy ra với một tổ chức sẽ kịp thời xử lý", đại diện Cục An toàn thông tin nói.
Theo TGTT
VSEC triển khai đánh giá bảo mật website miễn phí Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) vừa chính thức triển khai chương trình 'Đánh giá bảo mật website miễn phí' tới tất cả các doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đây là một trong chuỗi các hoạt động thuộc kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực an toàn thông tin...