Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 12 về Biển Đông của Trung tâm CSIS
Ngày 26/7 (theo giờ Washington), Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 12 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã diễn ra ở thủ đô Washington D.C (Mỹ).
Một phiên thảo luận tại Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 12 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức ngày 26/7/2022. Ảnh: CSIS
Thông cáo của Trung tâm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á và Chương trình Đông Nam Á thuộc CSIS cho hay hội thảo năm 2022, lần đầu tiên tổ chức trực tiếp sau đại dịch COVID-19, thu hút hàng chục chuyên gia nổi tiếng và giới chính khách của các nước Mỹ, Australia, Indonesia, Việt Nam…
Hội thảo năm nay chia làm 4 phiên: Tình hình tại Biển Đông; Diễn biến pháp lý và quản lý tranh chấp; Các đối tác và tình hình vũ lực; Vai trò của QUAD, AUKUS và châu Âu.
Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 12 về Biển Đông của CSIS là cơ hội để giới học giả thảo luận sâu và phân tích những diễn biến mới tại khu vực Biển Đông trong vòng 1 năm qua, cũng như dự báo các kịch bản trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hội thảo cũng trao đổi về những diễn biến pháp lý, quản lý tranh chấp, về các mối quan hệ đối tác, vấn đề sử dụng vũ lực và vai trò của các nhóm như Bộ Tứ (QUAD), AUKUS hay châu Âu tại Biển Đông.
Tham dự bên phía chủ nhà Mỹ có Phó thành viên cấp cao Ủy ban Quân lực Hạ viện, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Rob Wittman; Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Jung Pak; Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Ely Ratner.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Ely Ratner đánh giá “cách hành xử gây hấn và thiếu trách nhiệm” của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông là một trong những mối đe dọa đáng kể đối với hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố hoặc tai nạn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trong khi đó, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Jung Pak cáo buộc Trung Quốc gia tăng “các hành động khiêu khích” đối với các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và các quốc gia khác hoạt động ở khu vực này.
Lý do việc phương Tây áp giá trần với dầu của Nga có thể phản tác dụng
Việc mở rộng thị trường dầu của Nga có thể phải đối mặt với những thách thức do giới hạn giá, nhưng nỗ lực kiểm soát giá cũng có thể phản tác dụng.
Các nước phương Tây thảo luận về việc giới hạn giá dầu Nga tại hội nghị G7. Ảnh: AFP
Theo phân tích của Energy Intelligence Group mới đây, nhiều người trên thị trường dầu đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về đề xuất của Mỹ và châu Âu áp giá trần khi mua dầu của Nga. Nhiều chuyên gia cảnh báo kế hoạch này có thể phản tác dụng và dẫn đến một đợt tăng giá năng lượng khác.
Các quan chức phương Tây đang nỗ lực tìm cách hạn chế nguồn thu của Nga từ dầu thô và các sản phẩm tinh chế mà không hạn chế nguồn cung hoặc làm đẩy giá lên cao. Ý tưởng cơ bản là đặt một mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường mà Nga sẽ nhận được.
Tuy nhiên, một số công ty tham gia thị trường cho biết áp giá trần có thể không khả thi ngay cả khi Mỹ và EU có thể tìm ra cách xác định giá trị thị trường và các nhà giao dịch có thể tìm ra nguồn tài chính, phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm và vận chuyển phù hợp để đối phó với mức giá trần mà phương Tây đề ra.
Mỹ và hầu hết các nước EU đã đồng ý ngừng mua dầu từ Nga, điều này giúp các khách hàng khác mua được dầu Nga với giá thấp hơn, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc. Việc thuyết phục các nước này tham gia một kế hoạch phức tạp như vậy dường như khó khả thi.
Một nhà môi giới năng lượng cho biết những nước châu Á có lẽ vẫn muốn tiếp tục mua dầu Nga mới mức giá chiết khấu cao như hiện nay, nhấn mạnh rằng nếu phương Tây thực hiện các động thái buộc những người khác tuân thủ một kế hoạch áp giá trần, một số nước có thể sẽ tìm ra cách đối phó.
Trong khi đó, theo báo cáo của Energy Intelligence, thị trường năng lượng đã bị ảnh hưởng nặng nề do nguồn cung hàng từ Nga sụt giảm. Trong bối cảnh ấy, có nhiều lý do để thấy rằng việc áp giá trần dầu và các sản phẩm hóa dầu Nga sẽ rất khó.
Thứ nhất, việc định giá sản phẩm rất phức tạp, liên quan đến chi phí lọc thô, chi phí vận hành nhà máy lọc dầu và các thông số kỹ thuật nhiên liệu, trợ cấp và chính sách môi trường quốc gia, khu vực và địa phương khác nhau.
Thứ hai, nhu cầu đối với các sản phẩm tinh chế cũng linh hoạt hơn so với nhu cầu đối với sản phẩm thô. Các nhà tinh chế là những người duy nhất mua dầu thô, trong khi thị trường sản phẩm đa dạng hơn và có nhiều yếu tố hơn đóng vai trò định giá.
Ngoài ra, không có điểm chuẩn toàn cầu nào dựa vào giá của sản phẩm. Các yếu tố khu vực cũng quyết định giá cả rất khác nhau. Do đó, việc đạt được sự đồng thuận về giới hạn giá sản phẩm sẽ gần như bất khả thi.
Tiếp theo, sự phân chia khu vực của thị trường dầu mỏ toàn cầu tạo thành một trở ngại tiềm tàng khác đối với giới hạn giá.
EU đã áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu thô và các sản phẩm của Nga và sẽ loại bỏ dần các dòng chảy này vào đầu năm tới, ước tính lên tới 3 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Khi đó, Nga cần phải mở rộng doanh số bán hàng của mình sang các khu vực khác. Các nhà giao dịch cho biết khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nhập khẩu khoảng 1,5 triệu thùng/ngày dầu thô của Nga với mức giá được chiết khấu mạnh.
Các quan chức Nga đã cảnh báo áp giá trần sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn. Nhiều thương nhân, nhà môi giới và nhà phân tích đồng ý với quan điểm này. Moskva có thể phản ứng với hành động giới hạn giá bằng cách kiềm chế xuất khẩu và kết quả là thị trường toàn cầu bị thắt chặt hơn nữa.
"Tất cả những gì người Nga có thể làm là cắt giảm xuất khẩu và sẽ đẩy giá toàn cầu tăng cao hơn, đó là điều mà các nước phương Tây không mong muốn", một nhà môi giới ở New York nói với Energy Intelligence.
Ngân hàng đầu tư JPMorgan gần đây đã lưu ý rằng Nga có thể tạm thời cắt giảm sản lượng "3 triệu thùng/ngày mà không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nước này, nhưng khả năng đẩy giá dầu lên 190 USD/thùng". Họ cho biết thêm, việc cắt giảm sâu hơn 5 triệu thùng/ngày sẽ đẩy giá dầu tăng gấp đôi.
Ngay cả khi Nga không cắt giảm sản lượng, giá vẫn có thể tăng. Giới hạn giá sẽ "bật đèn xanh" cho việc tăng mua dầu thô của Nga và có thể làm tăng sự quan tâm từ các nhà máy lọc dầu, khiến cầu vượt cung, làm tăng giá.
Úc lo ngại hành vi dùng vũ lực, cưỡng ép ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles đề cập lo ngại về hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng ép như ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi củng cố liên minh Mỹ-Úc. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles phát biểu tại Washington vào ngày 11.7. Ảnh CSIS Trang News.com.au ngày 12.7 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho...