Hội thảo giáo dục
Sau thành công của kỳ thi olimpic toán quốc tế. Nước chủ nhà Việt Nam lại tổ chức một cuộc hội thảo giáo dục, bao gồm những bộ trưởng bộ giáo dục các nước có nền giáo dục phát triển.
Ảnh minh họa
Hội nghị đang tranh cãi xem nước nào có nền giáo dục tốt nhất.
Nước Mỹ:
-Nước chúng tôi, tin học đóng vai trò hàng đầu, một đứa trẻ 3 tuổi có thể sử dụng thành thạo máy vi tính và internet.
Mọi người xôn xao về báo cáo này.
Trung Quốc:
- Thế đã là gì, ở TQ, có những thần đồng mới 9 tuổi đã có thể theo học chương trình đại học.
Cả hội nghĩ vỗ tay nhiệt liệt. Đến Việt Nam, đất nước chủ nhà, ai ai cũng hồi hộp trước bài phát biểu của ông bộ trưởng:
- Tất cả đều là tầm thường hết, ở Việt Nam chúng tôi, thậm chí có rất nhiều học sinh không biết đọc biết viết cũng thi đỗ tốt nghiệp.
Theo truyencuoihay.vn
Nhiều kết quả nghiên cứu bị lãng quên, chất xám người Việt còn bị bỏ phí
Nếu không kết nối giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp, thì không thể có những sản phẩm để đưa vào sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Video đang HOT
Vấn đề đặt ra là giải pháp nào để kết nối 2 "nhà" này, trong khi tài nguyên chất xám của nhiều nhà khoa học đang bị bỏ phí, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đặt ra tại hội thảo "Liên kết mạng lưới hỗ trợ hoàn thiện và thương mại hóa công nghệ" tổ chức tại Hà Nội.
Ảnh chụp tại Hội thảo
Là người được chọn mở đầu hội thảo, nhà khoa học Hà Phương Thư, Trưởng phòng Vật liệu Nano Y sinh (Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết, Viện Khoa học vật liệu hiện đang tập trung nghiên cứu nhiều đề tài khoa học để phục vụ người dân: Các hệ dẫn thuốc hướng đích trong điều trị ung thư; các hệ dẫn thuốc nano trong nuôi trồng thủy sản, trong nông nghiệp; ứng dụng trong thực phẩm chức năng...
Những sản phẩm nano của Viện Khoa học vật liệu đã giúp cho nông dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đảm bảo an toàn; giúp ngư dân nuôi trồng thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, không bị dư lượng kháng sinh, năng suất cao... Các kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam luôn có thương hiệu cả trong nước và quốc tế, nhưng việc ứng dụng vào thực tế còn chưa tương xứng.
TS. Hà Phương Thư cũng chia sẻ những kinh nghiệm để các nghiên cứu được doanh nghiệp quan tâm ứng dụng như phức hệ nano FGC trong sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư: Sau khi được giải thưởng quốc tế và trong nước, nhờ truyền thông kết nối mà Công ty CVI đã chủ động tìm đến để 2 bên hợp tác chuyển giao công nghệ và người bệnh ung thư đã có thêm một sản phẩm mới. Từ đó, nhiều đơn vị tiếp tục đặt hàng để các nhà khoa học nghiên cứu thêm nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, ngư nghiệp vv...
"Nhà khoa học phải tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cùng doanh nghiệp chủ động trao đổi, tìm kiếm thông tin. Bên cạnh đó, cần có các tổ chức trung gian để kết nối các nhà khoa học và doanh nghiệp. Nhưng không thể thiếu vai trò quan trọng của truyền thông, vì báo chí vừa phản ánh được kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tới các doanh nghiệp, vừa nắm bắt được nhu cầu của người dân để cung cấp cho các nhà khoa học có hướng nghiên cứu ..."- TS. Thư nhấn mạnh.
Công ty Demeter của TS. Phạm Ngọc Tùng đang là điển hình về mô hình thương mại hoá công nghệ 4.0 trong nông nghiệp. TS. Tùng kể lại: Có công ty của Hàn Quốc trước khi đầu tư vào Đà Lạt phải mất 5 năm nghiên cứu, khảo sát dữ liệu về thời tiết, thổ nhưỡng, cây trồng ...rất tốn kém vì Việt Nam không có nơi nào cung cấp.
Nắm bắt được nhu cầu này, Công ty Demeter đã nghiên cứu sâu về công nghiệp 4.0 phục vụ nông nghiệp. Hiện công nghệ của Công ty Demeter đã cung cấp các dữ liệu về thời tiết trong 7 ngày, giúp các nhà sản xuất chủ động về độ ẩm, ánh sáng trong gieo trồng, chăm sóc cây trái; cung cấp công nghệ 4.0 trong hệ thống tưới tiêu, quản lý nhân sự, tài chính; hệ thống camera theo dõi sự phát triển của cây từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch...Với những nghiên cứu khoa học mới mẻ và hữu ích, hiện Công ty Demeter đang là đối tác của nhiều tập đoàn lớn của Nhật, Thái Lan, Malaysia vv...
"Nông nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng, 10 năm tới Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu hàng đầu ở Đông Nam Á và công nghệ 4.0 sẽ là chìa khóa để Việt Nam phát triển. Đặc biệt, đến 2050 trái đất có 9.6 tỷ người, tăng 34% so với hiện nay, nhưng nhu cầu thực phẩm lại tăng tới 68%, trong khi năng suất chỉ tăng 1,2%, nguồn đất đai ngày càng giảm. Vì thế, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết bài toán trên và là cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam, khi chúng ta đang có nhiều nhà khoa học tâm huyết ở lĩnh vực này."- TS. Tùng khẳng định.
Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp cũng giới thiệu những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao, những kinh nghiệm để đưa các kết quả khoa học vào cuộc sống, phục vụ người dân. TS. Vũ Ngọc Phan (Viện Tiên tiến KH&CN) chia sẻ về hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ nano: Hơn 10 năm qua, Viện luôn hợp tác chặt chẽ với Công ty CP Phích nước Rạng Đông để nghiên cứu thử nghiệm nhiều đề tài khoa học; hoàn thiện micro nano cho công đoạn tráng phủ đèn ống huỳnh quang; thu hồi và tinh chế thành công bột 3 màu pha tạp đất hiếm đã sử dụng. Nhờ đó, Công ty đã có 2 bằng giải pháp hữu ích liên quan đến công nghệ chiếu sáng được công bố. Nghiên cứu của Viện còn ứng dụng trong nông nghiệp để làm hệ thống chiếu sáng chuyên dụng điều khiển quá trình ra hoa của cây thanh long và cây hoa cúc.
Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất của Công ty CP KHCN Melinka Group cũng được trao đổi: nano bạc được ứng dụng để sản xuất khẩu trang y tế, thiết bị y tế xịt rửa mũi, bút sát khuẩn rửa tay khô, dung dịch súc miệng, gel vệ sinh phụ nữ...Đại diện công ty cho rằng, để triển khai nghiên cứu, phát triển, sản xuất một sản phẩm ứng dụng nano bạc, đòi hỏi phải đầu tư cao về thiết bị, nhà xưởng nên rất cần được sự hỗ trợ của Nhà nước để thương mại hóa sản phẩm.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải (Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã giới thiệu kinh nghiệm nghiên cứu phát triển và thương mại hóa sản phẩm viên hoàn giọt BTIMAX vùng VNNUBOTIMAX.
Bà Trần Thị Hồng Lan, Phó Cục trưởng Cục ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) khẳng định những ý kiến của các nhà khoa học, các doanh nghiệp tại hội thảo sẽ được tiếp thu để tham mưu với cấp trên trong việc hoạch định chính sách và đưa ra các giải pháp kết nối để ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được đưa vào sản xuất.
Theo infonet.vn
Thầy Nguyễn Minh Thuyết nói chuyện gì với 1000 giáo viên miền Trung? Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới chia sẻ thông tin về các điểm mới của chương trình này cho gần 1.000 giáo viên. Ngày 8/9, sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo giới thiệu chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho cán bộ quản lý...