‘Hồi sinh’ cánh tay đứt rời cho nữ công nhân
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã kích hoạt báo động đỏ, chạy đua với thời gian để phẫu thuật nối thành công cánh tay trái đứt rời cho nữ công nhân ở Hà Tĩnh bị ta.i nạ.n lao động.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nối cánh tay bị đứt lìa cho bệnh nhân L.T.L.
Ngày 18/12, trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS Nguyễn Đức Vương – Trưởng Khoa Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, vừa nối thành công cánh tay trái bị đứt rời cho một nữ công nhân 37 tuổ.i, trú tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, bị ta.i nạ.n lao động.
Trước đó, bệnh nhân L.T.L. nhập viện trong tình trạng cánh tay trái bị đứt lìa do máy cắt gỗ cắt, gãy xương vai, và sốc mất má.u. Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được đặt nội khí quản, hồi sức chống sốc, đồng thời kíp trực đã kích hoạt báo động đỏ, hội chẩn các khoa liên quan và xác định: đây là phẫu thuật tối cấp cứu để nối cánh tay đứt rời. Kíp phẫu thuật được triển khai nhanh chóng với sự tham gia của hơn 10 bác sĩ và các kĩ thuật viên.
Theo lời kể của gia đình, khoảng 2 giờ trước khi nhập viện, bệnh nhân L.T.L. đang vận hành máy cắt, xay cây keo thì máy bị kẹt trục lăn.
Trong lúc dùng tay để gỡ vật cản, cánh tay trái của chị bị máy cuốn, dẫn đến đứt lìa 1/3 giữa cánh tay trái, gãy xương vai và đau tức ngực. Sau khi bị ta.i nạ.n, bệnh nhân được sơ cứu, phần cánh tay bị đứt rời được làm sạch, cho vào túi nylon chứa dung dịch Natri Clorid 0,9%, đặt trong thùng xốp có đá lạnh để bảo quản, và chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để cấp cứu.
Để giảm thời gian chế.t của cánh tay, quá trình phẫu thuật đã triển khai song song với các kíp: kíp lấy mạch hiển để cấy ghép, kíp làm sạch đầu trung tâm, kíp xử lý và làm sạch cánh tay đứt rời (phần ngoại vi), và kíp ghép xương.
TS.BS Nguyễn Đức Vương, trưởng kíp phẫu thuật, chia sẻ: ‘Đây là trường hợp đứt lì.a cán.h ta.y trái với nguy cơ phải cắt cụt nếu không được xử trí kịp thời. Để tận dụng tối đa ‘thời gian vàng’ cứu chi thể khi không còn được nuôi dưỡng bởi cơ thể, các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, hội chẩn với các chuyên khoa liên quan và huy động ê-kíp bác sĩ phẫu thuật mạch má.u vi phẫu, chấn thương – chỉnh hình, và gây mê hồi sức. Trong quá trình phẫu thuật, mọi thao tác đều được thực hiện khẩn trương và chính xác.
Sau 1 tháng phẫu thuật nối tay, sức khỏe bệnh nhân L. đã ổn định, cánh tay và đầu chi đã ấm hồng, phục hồi khả quan.
Sau 6 giờ phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ đã nối thành công cánh tay trái cho bệnh nhân L.T.L. Trong và sau phẫu thuật, bệnh nhân được truyền hơn 3 lít má.u và được theo dõi sát sao.
Sau 1 tháng phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân L. đã ổn định. Cánh tay và đầu chi của bệnh nhân ấm hồng, các dấu hiệu phục hồi khả quan. Bệnh nhân chuẩn bị được xuất viện để tiếp tục điều trị tại nhà và tái khám để tập vận động, phục hồi chức năng.
Video đang HOT
Được biết, vào năm 2023, Khoa Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cũng đã phẫu thuật nối thành công cánh tay đứt lìa cho một nữ bệnh nhân 47 tuổ.i ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, bị ta.i nạ.n lao động. Hiện nay, cánh tay của bệnh nhân này đã phục hồi, có thể vận động các động tác cơ bản.
TS.BS Nguyễn Đức Vương khuyến cáo: “Khi thấy nạ.n nhâ.n bị đứt rời chi thể, người dân cần gọi ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ. Di chuyển nạ.n nhâ.n và chi thể bị đứt rời ra khỏi nơi ta.i nạ.n, lấy vải hoặc ống áo, quần băng chặt phần trung tâm đồng thời lấy que gỗ hoặc vật cứng tại chỗ xoắn chặt băng gạc ép để cầm má.u phần trung tâm và di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Phần chi thể đứt rời cần được bảo quản đúng cách, tốt nhất là làm sạch các dị vật bẩn (bùn, đất, cát,…) bằng xà phòng với nước sạch, nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch sinh lý khác. Sau đó cho vào túi bóng có dung dịch Natri clorid 0,9% thổi căng phồng, buộc lại và cho vào thùng xốp có đá lạnh để đảm bảo nhiệt độ lý tưởng (4-5 độ C) (không bỏ trực tiếp vào đá tránh làm bỏng lạnh gây hoại tử tế bào chi thể sớm), đồng thời chuyển bệnh nhân và chi thể đứt rời đến cơ sở có khả năng nối được chi thể đứt rời càng sớm càng tốt, nhất là trong “thời gian vàng”.
Bác sĩ chăm sóc, hướng dẫn cho người nhà và bệnh nhân cách chăm sóc cánh tay được nối.
Ngoài ra, sau phẫu thuật, cần theo dõi sát nguy cơ tắc mạch thứ phát, sử dụng thuố.c chống đông dự phòng, sưởi ấm bằng đèn để tránh co mạch vùng ngoại biên (32 – 35 độ C) và chú ý dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn hỗ trợ quá trình hồi phục”.
Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ 'cân não' được xuất viện
Ngày 16/12, bệnh nhân Trịnh Thị Hiền đã được xuất viện sau hơn 7 tháng nhận phổi hiến từ tháng 5/2024.
Giọng nói run rẩy, chị Hiền tâm sự, đến giờ chị mới tin mình đã thật sự được sống và trở về với gia đình. Chiều nay, chị sẽ về Nghệ An sau 7 tháng xa cách.
Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia tay chị Hiền ra viện.
Chinh phục ca ghép phổi khó nhất trong lịch sử
Trịnh Thị Hiền (39 tuổ.i, quê ở Nghệ An) là ca thứ 3 được ghép phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Theo Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, chị Hiền là ca ghép phổi khó nhất từ trước đến nay tại bệnh viện.
"Hầu hết sự cố của ca ghép phổi đều diễn ra ở bệnh nhân Hiền", Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng nói.
Chị Hiền được chẩn đoán mắc bệnh Lymphangioleiomatomatosis (LAM) là một sự tăng trưởng không đau của tế bào cơ trơn chung quanh phổi, các mạch má.u phổi, mạch bạch huyết, và màng phổi. Đây là một bệnh hiếm, nếu không được ghép phổi, sự sống không thể kéo dài qua 5 tháng.
Trong quá trình ghép, tĩnh mạch phổi dưới bên trái bệnh nhân bị khiếm khuyết gây ra khó khăn trong ghép phổi. Các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực ghép phổi đã phải "cân não" để tạo hình tĩnh mạch phổi dưới cho chị Hiền.
Ca ghép phổi cho bệnh nhân Hiền.
Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục, miệng nối của tĩnh mạch ghép bị trục trặc khiến một lá phổi gần như không thể hoạt động. Tình thế cấp bách, nên chị Hiền lại được đưa vào phòng mổ tạo hình lại toàn bộ tĩnh mạch phổi dưới bên trái.
Những tưởng khó khăn của ghép phổi đã qua, thì bệnh nhân lại thiếu may mắn phát hiện có khối u ở thận và đã gây ra tình trạng vỡ. Các bác sĩ lại đưa chị Hiền vào phòng mổ, loại bỏ thận phải.
Ổn định được thời gian ngắn, bất thường lại ập đến khi bệnh nhân có tình trạng rò dưỡng chất trong hệ thống đường tiêu hóa. May mắn bệnh nhân được các bác sĩ hàng đầu của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Viện Huyết học-Truyền má.u Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương... xử lý hết tổn thương.
Trong giai đoạn phục hồi, bệnh nhân lại bị mắc virus thường gặp ở bệnh nhân ghép tạng. Virus này làm tiêu toàn bộ má.u hồng cầu ngoại biên, gây nên tình trạng thiếu má.u trầm trọng. Các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương đã phải sử dụng phác đồ điều trị đắt đỏ, lên tới 200 triệu đồng trong 5 ngày để loại bỏ hoàn toàn virus này trong cơ thể người bệnh.
"Ca ghép phổi thứ 3 là một ca ghép phức tạp, khó khăn hơn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng, quá trình phẫu thuật gặp nhiều khó khăn do cấu trúc giải phẫu khó, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao của các chuyên gia phẫu thuật, đồng thời quá trình hồi sức, chăm sóc hậu phẫu diễn phức tạp, cần sự theo dõi khắt khe, can thiệp kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện giữa nhiều chuyên khoa. Hiện tại, bệnh nhân có sức khỏe tốt dần lên, chỉ số má.u hồi phục và dự kiến 2 tháng nữa sẽ hồi phục hoàn toàn", bác sĩ Lượng bày tỏ.
Một cuộc đời mới
Tháng 2/2024, chị Trịnh Thị Hiền được chuyển từ tuyến dưới Bắc Ninh lên Bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng khó thở, sút cân. Một tháng phải nằm thở máy, chị được về nhà với lời hứa, nếu có tạng hiến phù hợp sẽ gọi tới chị.
Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ về ca ghép phổi "cân não".
Một tháng sau, một người chế.t não hiến tạng, chỉ số phù hợp với cơ thể chị. Gia đình tức tốc đưa chị từ Bắc Ninh (nơi gia đình chị sinh sống) về Hà Nội, chuẩn bị cho cuộc ghép tạng.
Bố chồng chị Hiền, rưng rưng nước mắt kể lại hành trình 7 tháng trước, khi con dâu của ông trải qua cuộc đại phẫu lớn nhất đời mình, nhận lá phổi hiến từ người cho chế.t não. 15 ngày sau ghép, cả gia đình nín thở chờ đợi vì không thấy con có tín hiệu hồi phục. Họ đã xác định những điều xấu nhất. "Chúng tôi đã tính chuyện lo hậu sự cho Hiền ở quê nhà Nghệ An", ông lấy tay quệt nước mắt nói.
Đến ngày thứ 18, bác sĩ gọi gia đình "Hiền đã có một tí tia hy vọng. Phổi đã 'nhập cuộc'". Lúc ấy, gia đình mới thật sự trút bỏ được gánh nặng ban đầu, dù biết hành trình hồi phục của 2 lá phổi ghép trong cơ thể Hiền còn rất nhiều gian nan.
Trong suốt 7 tháng nằm viện, chứng kiến nhiều lần con mình thập tử nhất sinh, gia đình chị Hiền vô cùng xúc động. Con số 3,5 tỷ đồng cho ca ghép phổi là con số quá lớn với gia đình chị Hiền, chỉ làm công ăn lương ở nhà máy tại Bắc Ninh. "Nếu không có sự tận tâm của các y, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương và sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, con tôi không sống được như hôm nay", ông nói.
Bố chồng và mẹ ruột chị Hiền chia sẻ trong buổi con mình được xuất viện.
Anh Nguyễn Minh Hạnh, chồng chị Hiền cho biết, 10 năm lấy nhau, 3 lần hỏng con, không ít lần chị Hiền nói anh nên đi bước nữa. Cho tới khi tình trạng bệnh LAM khiến chị suy hô hấp, sự sống ngắn ngủi, chị càng thêm thúc giục anh gây dựng cuộc sống mới. Nhưng suốt thời gian chị lâm trọng bệnh, nằm thoi thóp trên giường, chính anh là người đã chăm sóc chị tận tình, chu đáo.
"Ngày hôm nay được đón vợ về với gia đình, anh bảo, bố anh và mẹ ruột của chị sẽ đưa chị về quê chăm sóc. Tôi phải tiếp tục công việc tại Bắc Ninh để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình", anh Hạnh chia sẻ.
Hạnh phúc trong ngày được trở về, chị Hiền run giọng: "Giờ tôi có thể tự đi lại được tương đối 300-400m và tự vệ sinh cá nhân. Tôi rất mong sớm trở về nhà".
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, đến nay, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thực hiện thành công 4 ca ghép phổi. Trong đó, Trịnh Thị Hiền là trường hợp bệnh nhân thứ 3 ghép phổi thành công.
Bác sĩ Lượng cho biết, trung bình một ca ghép phổi khoảng 1,5-2 tỷ đồng và được bệnh viện, các nhà hảo tâm hỗ trợ phần lớn. Tuy nhiên, đây là con số quá lớn với một gia đình. Vì thế, ông rất mong mỏi sẽ gây dựng được quỹ hỗ trợ cho bệnh nhân ghép phổi để có nhiều mảnh đời có cơ hội được hồi sinh.
Các y, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương chúc mừng người bệnh ra viện.
Ông cũng khẳng định, việc chinh phục ca ghép phổi khó như trường hợp chị Hiền khẳng định được năng lực ghép tạng của các y, bác sĩ Việt Nam. Hằng năm, Việt Nam ước tính hàng nghìn người cần ghép phổi, nếu có nguồn tạng hiến, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được ghép tạng với quy trình chẩn đoán điều trị nội khoa, ghép phổi tương đương như các nước châu Âu.
Hai tuần nữa, chị Hiền sẽ quay trở lại viện tái khám định kỳ. Hôm nay, chị được về với gia đình, nuôi thêm những hy vọng về một cuộc đời mới sau khi được thở bình thường bằng lá phổi hiến. Nhìn ra ngoài sân, chiếc xe cấp cứu đang chờ sẵn đón chị vượt quãng đường hơn 300km về nhà, chị hiểu rằng, hóa ra, hạnh phúc lớn nhất đời người chính là được thở khỏe mạnh.
Phẫu thuật lấy dị vật mảnh thủy tinh trong mắt người đàn ông Bệnh viện Mắt Nghệ An vừa phẫu thuật lấy thành công dị vật là mảnh thủy tinh có chiều dài gần 1cm trong mắt của một người đàn ông. Chiều 8/8, trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, BS CKII Phạm Văn Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Nghệ An, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật thành...