Hội nhập kinh tế quốc tế – một điểm sáng trong công tác đối ngoại năm 2020
LTS – Nhân dịp năm mới, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả triển khai hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong năm 2020 và phương hướng hội nhập kinh tế của nước ta trong giai đoạn mới. Xin trân trọng giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn.
Việt Nam hoàn tất đàm phán FTA với Anh, đối tác quan trọng tại châu Âu. Ảnh BỘ NGOẠI GIAO
Phóng viên (PV): Xin Thứ trưởng đánh giá những nét nổi bật của liên kết kinh tế quốc tế trong năm 2020 và tác động với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm 2020, kinh tế thế giới và liên kết kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro, đan xen giữa các mảng màu “sáng”, “tối”. Dịch Covid-19 dù đặt ra nhiều thách thức mới nhưng cũng làm sâu sắc thêm những xu thế liên kết diễn ra những năm qua, đồng thời đẩy nhanh một số xu thế mới.
Trước hết, liên kết kinh tế quốc tế tiếp tục được thúc đẩy sâu rộng. Nổi bật là việc ký và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA); thúc đẩy thương lượng, ký hiệp định về những vấn đề mới như kinh tế số, thương mại điện tử…; xây dựng và thông qua những định hướng hợp tác dài hạn. Thứ hai, nội hàm hợp tác và liên kết kinh tế được điều chỉnh sâu sắc, gắn với phát triển bền vững, bao trùm và quá trình số hóa. Thứ ba, xu hướng điều chỉnh các chuỗi cung ứng, dịch chuyển các hoạt động đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh hơn song không đơn giản và dễ dàng.
Tình hình này tác động nhiều chiều đến Việt Nam, nhất là khi nước ta bước vào giai đoạn hội nhập và liên kết sâu rộng. Chủ động, tích cực tham gia hiệu quả các liên kết kinh tế quốc tế tạo cơ hội giúp chúng ta tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đối tác, thu hút nguồn lực để phát triển, tranh thủ các xu hướng lớn hiện nay, nhất là tại châu Á – Thái Bình Dương, nhằm phục hồi và tăng trưởng nhanh, bền vững. Việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia ông – Nam Á (ASEAN) năm 2020, Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 giúp chúng ta phát huy tiếng nói trong các khuôn khổ đa phương, cùng các đối tác tham gia quá trình định hình các cấu trúc, xây dựng luật lệ kinh tế – thương mại phù hợp lợi ích chung.
PV: Nhìn lại năm 2020, có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những điểm sáng trong triển khai đối ngoại của đất nước. Thứ trưởng nhận định thế nào về điều này?
Video đang HOT
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm 2020, nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu về phát triển và đối ngoại, được bạn bè quốc tế ca ngợi. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến quan trọng, đưa nước ta trở thành một trong những nước đi đầu tại khu vực trong thúc đẩy và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước.
Chúng ta đã tích cực vận động, phối hợp Liên hiệp châu Âu (EU) hoàn thành phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); đưa EVFTA vào thực thi từ ngày 1-8-2020. Chúng ta cũng ký biên bản kết thúc đàm phán hiệp định FTA với Anh, nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã phối hợp các thành viên ASEAN và các đối tác thúc đẩy ký Hiệp định ối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), khẳng định quyết tâm giữ đà hợp tác và liên kết, củng cố niềm tin và tạo động lực cho phục hồi kinh tế khu vực. Chúng ta cũng chủ động thúc đẩy thông qua Tầm nhìn Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đến năm 2040 và nhiều sáng kiến quan trọng về ứng phó dịch Covid-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực…
Với những bước tiến trong năm 2020 và những kết quả triển khai hội nhập kinh tế quốc tế nhiều năm qua, chúng ta đã cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 FTA và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Vị thế này sẽ tạo động lực giúp thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.
PV: ất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập và liên kết kinh tế sâu rộng, toàn diện. Xin Thứ trưởng chia sẻ những định hướng hội nhập kinh tế của nước ta trong giai đoạn mới và đóng góp của ngành ngoại giao?
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Với những thành tựu to lớn sau 35 năm đổi mới và 25 năm hội nhập quốc tế kể từ khi chúng ta tham gia ASEAN, với vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được khẳng định, đất nước ta bước sang giai đoạn tham gia liên kết kinh tế quốc tế với một tâm thế hoàn toàn mới.
ể tận dụng và phát huy hơn nữa những thành tựu đạt được, nâng tầm sự tham gia, đóng góp và vai trò, Việt Nam cần tập trung vào một số định hướng. Một là, ưu tiên thực thi hiệu quả những cam kết trong các FTA và tại các cơ chế hợp tác kinh tế mà chúng ta là thành viên. Hai là, tiếp tục hoàn thiện, mở rộng mạng lưới liên kết, hội nhập kinh tế song phương và đa phương với các đối tác và tổ chức trên thế giới. Ba là, cần nỗ lực và chủ động tham gia quá trình định hình cấu trúc khu vực, xây dựng các khuôn khổ, quy định quản trị kinh tế ở tầm khu vực, liên khu vực và toàn cầu; đóng góp hiệu quả, trách nhiệm vào giải quyết những vấn đề chung.
Trong chặng đường 75 năm vẻ vang của ngành ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có những đóng góp to lớn, thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong giai đoạn chiến lược mới, dưới sự lãnh đạo của ảng, Nhà nước, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển, nâng cao vị thế đất nước. Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển sẽ tiếp tục là một nhiệm vụ trọng yếu. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục nỗ lực, tận dụng và phát huy tiềm lực, vai trò và vị thế của đất nước để đóng góp thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách và mục tiêu phát triển.
9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm giảm tai nạn giao thông ở Việt Nam
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm kéo giảm tai nạn giao thông và thiệt hại về người trong thời gian tới.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe đầu kéo. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Trong 5 năm (giai đoạn 2016-2020), tai nạn giao thông giảm sâu ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương chính là điểm sáng so với trước kia. Để có được kết quả này, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt, đi kèm với những giải pháp đồng bộ.
Phương tiện tăng nhanh nhưng tai nạn giảm sâu
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong 5 năm (tính từ ngày 15/10/2015-14/10/2020), trên toàn quốc đã xảy ra 94.024 vụ tai nạn giao thông, làm chết 39.917 người, bị thương 77.477 người. So với cùng kỳ 5 năm trước, giảm 70.085 vụ (-42,71%), giảm 9.372 người chết (-19,01%), giảm 90.628 người bị thương (-53,91%).
Riêng trong năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/11/2020), cả nước xảy ra 12.985 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.048 người, bị thương 9.652 người. So với 11 tháng đầu năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 2.900 vụ (-18,26%), số người chết giảm 927 người (-13,29%), số người bị thương giảm 2.492 người (-20,52%).
"Trong giai đoạn 2016-2020 với điều kiện dân số, nhu cầu đi lại và phương tiện cơ giới gia tăng so với giai đoạn 2011-2015 như ôtô tăng 58,69% và môtô tăng 50,88% nhưng tai nạn giao thông cơ bản đã được kiềm chế và giảm sâu cả 3 tiêu chí so với giai đoạn trước đây (số vụ giảm 42,71%, số người chết giảm 19,01% và số người bị thương giảm 53,91%," lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra con số dẫn chứng.
Tuy nhiên, phía Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng chỉ ra thực tế cho thấy tình hình trật tự an toàn giao thông hiện nay và xu hướng giai đoạn 2021-2025 vẫn có diễn biến phức tạp; số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao; vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe kinh doanh vận tải . Một số địa phương để xảy ra số người chết do tai nạn giao thông tăng trong 5 năm qua như Bến Tre tăng 39,6%, Hải Dương tăng 7,1% và Tiền Giang tăng 6,7%...
"Bước vào năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, trong bối cảnh sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế thời kỳ hậu COVID-19, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu vận tải hàng hoá, đi lại trong nước cũng như quốc tế sẽ tăng cao trong đó có lĩnh vực an toàn giao thông, vì thế đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn để tiếp tục mục tiêu kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông," lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông nhấn mạnh.
9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
Trên cơ sở này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm kéo giảm tai nạn giao thông và thiệt hại về người trong thời gian tới.
Cụ thể, các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để kịp thời ứng dụng và phát triển vào công tác bảo đảm an toàn giao thông ở tất cả các lĩnh vực, trong đó trước mắt tập trung hoàn thiện theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) theo ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV để đáp ứng các mục tiêu về an toàn giao thông trong thời kỳ mới.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông các lĩnh vực giao thông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Đề án, Chiến lược đã được phê duyệt như: "Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050"; Đề án "Các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới."
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Cơ quan này cũng tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm an toàn giao thông; đặc biệt là sự phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải với Bộ Công an và Ủy ban Nhân dân các tỉnh để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, hiệu lực thi hành pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, các giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân; tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ, đăng kiểm phương tiện tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường bộ cao tốc, Quốc lộ và các tuyến đường địa phương trọng yếu theo quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm đạt điều kiện an toàn cao cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông; tiếp tục rà soát, triển khai xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh.
Bộ Giao thông Vận tải đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá thành để tăng thị phần vận tải các lĩnh vực đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; phát triển hệ thống vận tải công cộng khối lớn trong để tiến tới hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn; nâng cao chất lượng kiểm tra an toàn, an ninh hàng hải; mở rộng cơ sở dữ liệu quản lý an toàn hàng không đối với các lĩnh vực quản lý hoạt động bay và quản lý cảng hàng không sân bay.
Đối ngoại Hà Nội: Đẩy mạnh hội nhập, tạo sức bật mới cho Thủ đô Trong 5 năm qua, công tác đối ngoại của Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực chủ động hội nhập, phát triển, đồng thời nâng cao vị thế Thủ đô trong khu vực và trên thế...